Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ tháng 12 năm 2021

Đăng lúc: 29/12/2021 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

12-01.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

KẾT LUẬN SỐ 01-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

Ngày 01/11/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 58-KH/HU thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch như sau:

1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

1.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, có hệ thống, sâu rộng trong toàn Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, người dân thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng huyện Thiệu Hóa đến năm 2025 đạt huyện khá, đến năm 2030 đứng trong tốp đầu của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra.

1.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

Các tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung của Kết luận 01-KL/TW, chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm và hướng dẫn các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề toàn khóa, hoàn thành vào quý IV năm 2021; tham mưu xây dựng chuyên đề hằng năm và ban hành hướng dẫn thực hiện vào quý IV của năm trước đó.

Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở, cơ quan, đơn vị. Các cơ sở, cơ quan, đơn vị tùy vào điều kiện cụ thể có thể chủ động biên soạn các tài liệu tham khảo để tuyên truyền các nội dung chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

2.Kết hợp chặt chẽgiữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; có giải pháp thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm; xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn; gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đơn vị. Kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung để nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị hằng năm.

2.2. Cơ quan phụ trách và thời gian thực hiện

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đều phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch toàn khóa về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và cụ thể hóa thành kế hoạch cho từng năm:

- Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa vào tháng 11 năm 2021, hoàn thành xây dựng kế hoạch từng năm vào quý IV của năm trước đó, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch với cấp uỷ chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác khi tổng kết công tác cuối năm.

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa vào tháng 12 năm 2021, hoàn thành xây dựng kế hoạch từng năm vào quý IV của năm trước, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch với cấp uỷ cấp trên khi tổng kết công tác đảng cuối năm.

3. Thực hiệntrách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

3.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, trong đó đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, theo phương châm “trên trước, dưới sau”,“trong trước, ngoài sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xác định rõ trách nhiệm, nội dung nêu gương trong kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và từng năm và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc nêu gương để cán bộ, đảng viên, quần chúng noi theo.

3.2. Cơ quan, cá nhân phụ trách và thời gian thực hiện

- Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn thực hiện các quy định, quy chế về khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1089-QĐ/TU ngày 19/8/2013 về qui định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xác định nội dung thực hiện trách nhiệm nêu gương trong kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hằng năm phải nêu rõ kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, báo cáo với cấp uỷ hoặc chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác vào dịp tổng kết cuối năm.

4.Đổi mớicông tác tuyên truyền về tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

4.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đổi mớinội dung, phương pháp, hình thứctuyên truyền về tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minhtrong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền về kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị; về gương “người tốt, việc tốt”, tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, đặc biệt là sự gương mẫu của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị để lan tỏa ý nghĩa, giá trị cao đẹp của việc học tập và làm theo Bác, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm, bệnh hình thức; đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

4.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

a. Ban Tuyên giáo Huyện ủy:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan chức năng về thông tin, tuyên tuyền tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trên không gian mạng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết quả học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên người dân Thiệu Hóa, nhất là người đứng đầu. Hoàn thành xây dựng kế hoạch tuyên truyền vào quý IV năm 2021.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh về tổ chức Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật... về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực hiện vào quý II năm 2023 và quý II năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các nội dung tuyên truyền vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/02/2022) và kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/9/2024).

b. Ủy ban Nhân dân huyện

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 về ban hành quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu; chỉ đạo, tổ chức xét chọn các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm để biểu dương, khen thưởng trong dịp sơ kết, tổng kết. Hoàn thành vào quý IV hằng năm.

- Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở, công vụ của cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, góp phần xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Hoàn thiện xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện vào quý IV năm 2021.

5.Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảnghiên cứu, giảng dạy, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

5.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đẩy mạnh các hoạt động quán triệt, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhđáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm “học thật, thi thật, nhân tài thật”; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy tại Trung tâm chính trị huyện, góp phần giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

5.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hàng nămgiảng dạy tại Trung tâm chính trị, các trường phổ thông trong huyện. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

- Trung tâm Chính trị huyện: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bổ sung các nội dung Kết luận 01-KL/TW, chuyên để toàn khóa và hằng năm vào các chương trình giảng dạy tại tại Trung tâm Chính trị, thời gian thực hiện từ năm 2021- 2025.

- Ủy ban Nhân dân huyện:

+ Chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung tâm GDNN&GDTX; hướng dẫn sử dụng tài liệu phục vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với các cấp học, hướng dẫn tổ chức thực hiện trong các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa của các cơ sở giáo dục.

+ Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, chỉ đạo sơ kết 5 năm sử dụng Bộ Tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức Cuộc thi “Tuổi trẻ Thanh Hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong hệ thống giáo dục quốc dân, đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

- Ban Thường vụ Huyện đoàn: Xây dựng kế hoạch về giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2021.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việcthực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TWgắn với thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương

6.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TWgắn với thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất.Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện quy định nêu gương; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm.

6.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng đưa nội dung kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các qui định về trách nhiệm nêu gương vào chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Huyện ủy, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, nhất là người đứng đầu. Chỉ đạo đưa nội dung giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện quy định nêu gương, đạo đức công vụ vào kế hoạch, chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.

- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và ủy ban kiểm tra các cấp tham mưu cho cho Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cùng cấp nội dung kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các Nghị quyết Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Quý IV hằng năm hoàn thành xây dựng của năm kế tiếp; báo cáo với Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cùng cấp về kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch.

- Thường trực Hội đồng Nhân dân, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW, gắn với thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các nội dung liên quan đến kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc các qui định về kiểm tra, giám sát.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở căn cứ Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để xây dựng kế hoạch giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Quý IV hằng năm hoàn thành xây dựng kế hoạch của năm kế tiếp; báo cáo với cấp ủy cùng cấp kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch.

7. Tổ chức sơ kết, tổng kếtthực hiện

7.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW, làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu.

7.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Các tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo kết quả thực hiện vào quý III hằng năm (riêng năm 2021 báo cáo vào tháng 12/2021), tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2023; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và 05 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2026; kết hợp biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.

- Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, chủ trì sơ kết thực hiện 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2023, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và 5 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2026 ( vào dịp kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa 20/2), kết hợp biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác;

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện báo cáo hằng năm và hướng dẫn thực hiện sơ kết, tổng kết; chủ trì phối hợp tham mưu xây dựng các báo cáo của Ban Thường vụ Huyện ủy và tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2022

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 126/KH-BCĐ ngày 14/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2021-2025;

Ban Chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới huyện đã ban hành Kế hoạch số 59-KH/HU ngày 03/11/2021 về kế hoạch Phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022 trên địa bàn huyện, cụ thể nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trongNghị quyết số 04 - NQ/HU, ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Đề án“Phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 để tổ chức thực hiện; qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, định hướng đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 04 - NQ/HU; Đề án, Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định thời gian hoàn thành của từng nội dung và nhiệm vụ để các ngành, đơn vị và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Về phát triển nông nghiệp:

- Sản lượng lương thực giữ mức 108 nghìn tấn.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 138 triệu.

- Diện tíchđất đai tích tụ, tập trung: 130 ha.

2. Về xây dựng nông thôn mới:

2.1. Về mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

- Có01 xãđạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Xã Thiệu Trung.

- Có05 xãđạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Thiệu Nguyên, Minh Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Phú, Thiệu Long.Xã Thiệu Phúc phấn đấu đạtcơ bản các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

- Khuyến khích các xã không được giao kế hoạch, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch xã đạt chuẩnnông thôn mới nâng cao.

2.2. Về mục tiêu thôn đạt chuẩn nông thôn mới và thôn đạt chuẩn nông thôn mớikiểu mẫu

- Hoàn thành100%thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phấn đấu:Xã Thiệu Trung có100% thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu; các xã được giao xây dựng nông thôn mớinâng cao phấn đấu ít nhất phải đạt 02 thôn nông thôn mới kiểu mẫu trở lên (có danh sách kèm theo); các xã còn lại lựa chọn ít nhất 01 thôn có tiềm năng thế mạnh để chỉ đạo xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

2.3. Về xây dựng sản phẩm OCOP

- Phấn đấu có02sản phẩm trống đồng thăng hạng đạt OCOP 5 sao (Toàn Linh và Quý Châu).

- Có02sản phẩm đạt OCOP 4 sao, ít nhất10sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

- Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP huyện Thiệu Hóa với chuỗi Trung tâm thương mại của Tập đoàn Lan chi.

3. Thời gian: bắt đầu triển khai từ 30/10/2021 và hoàn thành trước 30/10/2022.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để từng cấp ủy, chính quyền cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cơ quan, doanh nghiệp, mọi người dân biết và thực hiện đúng.

2.Các xã, thị trấn được giao kế hoạch xây dựng nông thôn mới và OCOP, chủ động xây dựng kế hoạch gửi Văn phòng điều phối NTM thẩm định trước khi phê duyệt và hoàn thành phê duyệttrước 15/11/2021; trong đó lưu ý: cần khảo sát, xác định cụ thể những điểm mạnh điểm yếu của các tiêu chí từ đó đề ra mục tiêu, giải pháp, công việc cần thực hiện để đảm bảo bền vững và thực chất. Các xã không được giao kế hoạch cũng cần xây dựng kế hoạch nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nhất là tiêu chí về đường giao thông, điện chiếu sáng, môi trường.

3.Huy động các nguồn lực, lồng ghép cơ chế đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội ởnông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển mạng lưới trường học, trạm y tế, hạ tầng thông tin truyền thông ...Trong đó, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, của huyện, tăng cường vận động nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê đóng góp xây dựng quê hương.

4.MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, các phòng, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thực hiện thành công kế hoạch. Mặt trận Tổ quốc huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyệnủy phát động phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”; trong đó, tập trung vào vận động nhân dân hiến đất mở rộng xây dựng đường giao thông nông thônđạt tiêu chuẩn quy định; vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình, hạ tầng. Mỗi tổ chức phải lựa chọn một mô hình tương ứng với tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động đoàn viên hội viên và nhân dân tham gia triển khai xây dựng.

5.Văn phòng điều phối NTMchỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch năm. Chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra tình hình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu ở cơ sở; tổ chức giao ban định kỳ hàng quí, năm, tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết về xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban, ngành rà soát, đánh giá và tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các xã, thị trấn về các tiêu chí hạ tầng, sản xuất... đảm bảo cụ thể, dễ thực hiện và hiệnđại.

Trên cơ sở kế hoạch của huyện, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện rà soát tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu đề ra và hoàn thành trước 30/10/2022.

TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN LÀM TỐT CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2021

Bước sang năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và kéo dài, đã ảnh hưởng nhiều đến việc tập trung các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo thời gian kế hoạch đề ra; ảnh hưởng đến các hội nghị báo cáo viên hàng tháng và cuộc thi báo cáo viên giỏi cơ sở và huyện. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện đã bám sát kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nắm vững tình hình, diễn biến của dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong huyện, với Trường Chính trị tỉnh để triển khai, tổ chức thực hiện nên đã hoàn thành kế hoạch đề ra và đạt kết quả cao.

Ngay từ đầu năm, Trung tâm Chính trị huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và công tác giáo dục Lý luận chính trị, lịch sử Đảng năm 2021, trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt, ban hành và triển khai tổ chức thực hiện. Hàng tháng, Trung tâm Chính trị huyện đã phối hợp với các Ban xây dựng Đảng, tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng theo đúng kế hoạch đề ra. Đã hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng kiểm tra, khảo sát, lập danh sách các đối tượng cảm tình Đảng, danh sách đảng viên mới để báo cáo về Trung tâm, làm cơ sở triển khai, tổ chức, mở các lớp nguồn cảm tình Đảng và lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đảng viên mới. Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để tổ chức duy trì nghiêm túc lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính K11, thời gian tập trung hàng tháng, đảm bảo đúng kế hoạch thông báo của Trường Chính trị tỉnh. Đã triển khai, phân công giảng viên trung tâm biên soạn nội dung bài giảng về lịch sử đảng bộ huyện, làm giáo trình tài liệu giảng dạy tại Trung tâm và tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ huyện và kinh tế- xã hội của huyện.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trung tâm Chính trị đã thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu cho Huyện ủy tổ chức duy trì nghiêm túc các Hội nghị Báo cáo viên cấp huyện và tuyên truyền viên các đảng bộ, chi bộ, tùy điều kiện cụ thể từng tháng để tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Thông qua các Hội nghị Báo cáo viên và tuyên truyền viên, Trung tâm đã kịp thời thông báo, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cấp tài liệu sinh hoạt chi bộ, như: Bản tin nội bộ của Huyện ủy, Tờ Thông báo nội bộ của Tỉnh ủy đến các đảng bộ, chi bộ trong toàn huyện, mỗi tháng 750 cuốn các loại.

Đặc biệt, trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Ban xây dựng Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng trong huyện để triển khai, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo đúng kế hoạch đã đề ra, cụ thể kết quả như sau:

- Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh duy trì tổ chức tập trung 12 kỳ học của lớp Trung cấp LLCT-HC khóa 11, đã phối hợp tổ chức đi thực tế tại xã Thiệu Trung, làm cơ sở học viên viết tiểu luận cuối khóa. - Phối hợp với các Ban xây dựng Đảng mở lớp 02 lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị cho đảng viên mới với 130 học viên; 02 lớp bồi dưỡng Lý luận Chính trị và nghiệp vụ công tác đảng cho 167 đồng chí là phó bí thư Chi bộ thôn, tiểu khu trong toàn huyện; phối hợp với UBKT mở 01 lớp nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát cho 80 đồng chí; phối hợp với các Ban xây dựng Đảng mở 4 lớp kiểm tra nhận thức đảng, làm cơ sở giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kết nạp 109 đảng viên mới; Phối hợp với các Ban xây dựng đảng mở 5 lớp nguồn cảm tình Đảng với 253 học viên. Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức 4 lớp học tập và triển khai chuyên đề toàn khóa Đại hội XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, HLHPN và Huyện đoàn), với 260 học viên là cán bộ đoàn, hội cơ sở và huyện Hội, Huyện đoàn, Thường trực Liên đoàn. Đã phối hợp với Học viên Chính trị Công an Nhân dân tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đối với cán bộ chủ chốt huyện và cơ sở, cơ quan, đơn vị theo hình thức trực tuyến, từ điểm cầu Huyện ủy kết nối đến 25 xã, thị trấn, đã có trên 600 học viên tham gia.

Công tác hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị được quan tâm, cụ thể: Ban Giám đốc đã thường xuyên thăm lớp, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Trung tâm Chính trị huyện đã tham gia duyệt giáo án, đóng góp ý để giảng viên tham gia thao giảng Cụm tại Hoằng Hóa; kết quả đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng BTG đạt loại giỏi.

Thường xuyên kiểm tra, duyệt giáo án, kiểm tra sổ sách, sổ điểm, sổ cấp chứng chỉ cho học viên các lớp bồi dưỡng...Đặc biệt, Trung tâm Chính trị huyện đã biên soạn và đưa vào giảng dạy nội dung cơ bản về Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa và Chuyên đề kinh tế - xã hội huyện từ Quí 1 năm 2021 đến nay, nội dung này đã trở thành thường xuyên, nề nếp đối với các lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, các lớp: Cảm tình Đảng, Cấp ủy, đảng viên mới.

Từ những thành tích, kết quả đạt được trên, Trung tâm Chính trị huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021, được cấp trên khen thưởng.

Nguyễn Duy Thứ

GĐ Trung tâm Chính trị huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY CƠ SỞTRONG TỔ CHỨCTHỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Phát biểu bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở:Thành công của Đại hội không phải chỉ ở việc thông qua được Nghị quyết, bầu được BCH mới, quan trọng hơncó biến được Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có ra được của cải vật chất và văn hóa mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không đấy mới là thành công thực tế của Đại hội”.

Theo đó, việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị. Trong đó, cấp ủy cơ sở có vai trò trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Một là,phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Cấp ủy cơ sở là hạt nhân lãnh đạo chính trị có vai trò quan trọng, quyết định tổ chức thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, để phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, hiệu quả 4 khâu trong tổ chức thực hiện nghị quyết như sau:

1. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và thảo luận xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Ở khâu này, đòi hỏi cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu phải nghiên cứu nắm vững các quan điểm mới, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá… của nghị quyết; đồng thời trên cơ sở học tập, bám sát định hướng đề cương nghiên cứu, kế thừa những cách thức quán triệt của cấp ủy cấp trên, lựa chọn các hình thức phù hợp, sáng tạo(học tập, tọa đàm, hỏi đáp, thi tìm hiểu…),phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của phương tiện thông tin, truyền thông, phát thanh viên, báo cáo viên cơ sở. Phương châm quán triệt:Rõ hơn về điểm mới, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn.Đồng thời phát huy dân chủ, tổ chức thảo luận, rà soát, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp… thống nhất ban hành chương hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp của Đảng bộ. Yêu cầu chung về chương trình hành động phải bảo đảm:đúng định hướng nhưng phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính toàn diện song phải có trọng tâm, trọng điểm; vừa tập trung giải quyết vấn đề trước mắt, song phải chú trọng lợi ích, hiệu quả lâu dài. Theo đó, chương trình hành động có tính khả thi phải rõ:Rõ về mục tiêu, chỉ tiêu; rõ về nội dung, cách thức; rõ về điều kiện, nguồn lực; rõ về trách nhiệm tổ chức thực hiện. Qua đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, khơi dậy khát vọng và ý chí vươn lên của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để toàn đảng bộ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thực hiện thắng lợi nghị quyết.

2. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hành động, hiện thực hóa và cụ thể hóa chương trình hành động thành phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị. Theo đó, cấp ủy lãnh đạo chính quyền khẩn trương, kịp thời cụ thể hóa chương trình hành động thành các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện; lãnh đạo mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mấu chốt cơ bản ở khâu này là sự “kết nối” giữa các lực lượng. Bởi vậy, để tổ chức triển khai có hiệu quả, phát huy được sức mạnh, sự chủ động và sáng tạo của cả hệ thống chính trị đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phải rõ về cơ chế phối hợp theo phương châm:Rõ việc; rõ chủ thể (chủ trì, phối hợp); rõ về điều kiện, thời gian; rõ về phương pháp, cách thức, quy trình; rõ về mô hình, sản phẩm.

3. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện kịp thời, điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng là quá trình lâu dài liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực, để thực hiện thành công đòi hỏi cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát. Qua kiểm tra, giám sát để phát hiện những yếu tố không phù hợp, thậm chí là sai lệch, từ đó kịp thời điều chỉnh đúng định hướng, phù hợp thực tiễn, đem lại kết quả cao. Để làm tốt khâu này đòi hỏi cấp ủy phải có năng lực vừa bao quát, vừa sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc với phương châm:phải đến tận chỗ, rõ tận việc, thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh.

4. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết. Nội dung sơ kết, tổng kết là đánh giá những kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo; những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và kinh nghiệm. Yêu cầu trong đánh giá sơ kết, tổng kết phải khách quan, toàn diện; lịch sử, cụ thể và thực tiễn, tránh biểu hiện chung chung, hình thức, nặng về thành tích, coi nhẹ những hạn chế, tồn tại. Mục tiêu chính của khâu này là thông qua đánh giá để khẳng định được thành tích, kết quả, những mô hình hay, cách làm hiệu quả; rút ra được những kinh nghiệm quý của thành công và thất bại để có giải pháp vừa khắc phục những hạn chế vừa phát huy được những thành tích, coi trọng tổng kết thực tiễn để hoàn thiện, phát triển lý luận thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở địa phương, đơn vị.

Hai là,lãnh đạo phát huy tối đa các nguồn lực, tạo động lực cho đổi mới, phát triển.

Huy động, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết, là đòn bẩy, sự kích hoạt, tạo động lực cho đổi mới, phát triển của địa phương, đơn vị. Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.Theo đó, để lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện thành công nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng đòi hỏi cấp ủy cơ sở phải phát huy tối đa các nguồn lực. Đặc biệt là nguồn lực lãnh đạo, quản lý; trí dân, sức dân, tài lực dân; sự đầu tư của doanh nghiệp; khoa học, công nghệ… và có cơ chế gắn kết, thúc đẩy các nguồn lực tạo động lực cho sự phát triển.

Quá trình triển khai thực hiện nghị quyết trong thời gian tới sẽ gắn liền với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ; biến đổi khí hậu; xu thế đô thị hóa…tác động trực tiếp đến từng địa phương, cơ sở. Cơ hội sẽ nhiều nhưng thách thức cũng lớn. Nhiều công việc mới hơn, khó hơn, nhưng lại đòi hỏi giải quyết nhanh hơn, chất lượng cao hơn, đáp ứng được sự hài lòng hơn của người dân, trong điều kiện tổ chức, bộ máy tinh gọn hơn, biên chế ít hơn, đòi hỏi cấp ủy phải quan tâm chăm lo nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ, trong phục vụ nhân dân, mọi việc làm của cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ những vấn đề nhân dân quan tâm, những vấn đề nhân dân chưa hài lòng. Ở cơ sở là nơi gần dân nhất, đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nhất. Bởi vậy, càng trong khó khăn, cán bộ, đảng viên càng phải có ý chí phấn đấu, biết coi khó khăn là động lực,“biết biến không thành có, biến khó thành dễ; biến không thể thành có thể”,tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và niềm tin trong nhân dân:cho tiền cho của không bằng cho cán bộ tốt. Đồng thời, xây dựng được cơ chế phát huy dân chủ, cụ thể hóa phương châm:“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”vào các hoạt động, tạo được sự đồng thuận, khơi dậy khát vọng vươn lên đổi mới, sáng tạo, phát huy được tối đa tài lực dân, trí dân, sức dân để chăm lo hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với việc phát huy nguồn lực nội sinh là chủ yếu, quan trọng, kêu gọi đầu tư, tranh thủ ngoại lực sẽ tạo ra đột phá cho sự phát triển. Theo đó, cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu cần chủ động, sáng tạo phát huy tốt mối quan hệ, tranh thủ ngoại lực theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Ba là,nắm vững nguyên tắc, quan điểm, phát huy phẩm chất người đứng đầu, xử lý hài hòa các mối quan hệ

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, nhiều nguồn lực, nhiều phương thức… Theo đó, cùng với việc đòi hỏi tập thể cấp ủy: “suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả”;đồng thời đòi hỏi phải phát huy được trách nhiệm, phẩm chất người đứng đầu, nắm vững nguyên tắc, quan điểm, kịp thời xử trí hài hòa các mối quan hệ, tạo động lực phát triển vững mạnh và toàn diện địa phương, đơn vị. Cụ thể là:

Trước hết,để xử trí tốt mối quan hệ với công việc, cấp ủy cơ sở cần: (1) Nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt; nhiệt tình cách mạng nhưng phải trí tuệ, khoa học; (2) Bao quát, toàn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; (3) Chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt nhưng phải quan tâm đến lợi ích, hiệu quả lâu dài; (4) Coi trọng quy trình, tiến độ nhưng phải bảo đảm về chất lượng, hiệu quả; (5) Giữ gìn, phát huy được giá trị truyền thống đồng thời thích ứng, tạo dựng những giá trị mới chưa có trong tiền lệ.

Thứ hai,để xử lý tốt mối quan hệ với nhân dân, tập thể cấp ủy nhất là người đứng đầu cần: (1) Lắng nghe nhưng không theo đuôi quần chúng; (2) Dân chủ nhưng phải quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; (3) Bao quát mọi người, mọi việc nhưng phải sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc; (4) Công bằng nhưng không được cào bằng; (v) Phát huy phải gắn liền với chăm lo nhân dân.

Thứ ba,đối với tập thể cấp ủy và người đứng đầu phải thực sự cầu thị: nỗ lực học tập, làm giàu trí tuệ; biết nắm bắt quy luật; làm chủ vị thế, vai trò, nêu gương sáng về khát vọng cống hiến, về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, dám xả thân vì sự phát triển. Đặc biệt lấy hiệu quả phục vụ, thành công và hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển thịnh vượng của địa phương, đơn vị làm mục tiêu phấn đấu. Thực hiện tốt vai trò: định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn, truyền cảm hứng cho sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

Như vậy,để tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi cấp ủy cơ sở cần phát huy nhiều yếu tố, trong đó cần xác định:thực hiện đồng bộ và nâng cao chất lượng 4 khâu tổ chức thực hiện nghị quyết là trung tâm; huy động và phát huy nguồn lực tạo động lực là điều kiện tiên quyết; nắm vững nguyên tắc, xử lý hài hòa các mối quan hệ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.Tin tưởng rằng, việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, các giải pháp của cấp ủy cơ sở sẽ tạo ra sự thay đổi và hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội… góp phần hiện thực hóa mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

TS. Lương Trọng Thành

TUV, HT Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGA

TẤM GƯƠNG CÔ GIÁO TRẺ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Nga - Giáo viên Trường THCS Thiệu Viên luôn được các thế hệ học trò yêu quý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tấm gương sáng và điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong các năm học, từ 2016 đến nay, cô luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ­ược giao. Có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, không ngại khó ngại khổ. Soạn bài đầy đủ, đúng quy định, không sai phạm kiến thức cơ bản, bài soạn có sự đầu tư, chất lượng theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định và đạt chất lượng tốt, xếp loại A. Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học mới nâng cao chất lượng giảng dạy. Luôn quan tâm sát sao tới học sinh, dạy học truyền thụ bám sát đối tượng đưa ra những hình thức giảng dạy phù hợp.

Trong quá trình giảng dạy, cô luôn áp dụng ph­ương pháp mới vào quá trình soạn giáo án cũng như trong tiết dạy, tự tìm tòi học hỏi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để truyền thụ kiến thức cơ bản nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, sử dụng triệt để có hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học nên đã phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú của các em với bộ môn. Các tiết dạy thao giảng, dự giờ, chuyên đề đều đạt loại giỏi. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm cô luôn có học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh từ năm 2016 đến nay. Với kết quả trên cô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với vai trò là Bí thư chi đoàn trường THCS, cô luôn tích cực, năng động và sáng tạo trong các hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, luôn vận động các đoàn viên trong chi đoàn tham gia các hoạt động và học tập.

Cô luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng GD&ĐT, cụm trường tổ chức, tham gia sinh hoạt các chuyên đề do cụm trường, tổ chuyên môn tiến hành. Bên cạnh đó cô còn tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bộ môn, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, theo dõi sát các thông tin trên các phương tiện đại chúng nhằm đưa được những vấn đề mới nhất vào bài giảng. Khai thác và sử dụng tối đa các thiết bị dạy học theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm. Tự học nâng cao trình độ tin học, công nghệ thông tin áp dụng vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn. Thường xuyên cùng tổ chuyên môn, đồng nghiệp thảo lụân những vấn đề khó khăn, những vấn đề hay trong quá trình giảng dạy, những bài dạy khó, những kinh nghiệm hay trong ứng dụng CNTT vào dạy học…

Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng do tổ, trường đề ra. Thường xuyên thăm lớp dự giờ để học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, Sử dụng thường xuyên và có hiệu quả thiết bị dạy học trong thiết bị nhà trường cũng như đồ dùng tự tạo. Có sổ tự học tự rèn. Cô đã có 04 đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào giảng dạy tại trường, cụ thể như: Năm học 2006 – 2007 SKKN về : “ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột”, được hội đồng khoa học ngành xếp loại c; Năm học 2008 - 2009 SKKN về; “Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích bản đồ và tranh ảnh trong chương trình địa lí lớp 7 Ở trường THCS”; Năm học 2013- 2014, SKKN về: “Phân tích kĩ năng sử dụng biểu đồ và tranh Ảnh trong dạy và học địa lí 7-THCS”; Năm học 2016-2017, SKKN về: “Tích hợp vấn đề môi trường trong dạy học Địa lí” được hội đồng khoa học ngành xếp loại B.

Bản thân cô luôn tham gia nhiệt tình vào những hoạt động từ thiện nhân đạo, đóng góp ủng hộ các quỹ từ thiện do các cấp phát động, ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người xung quanh thêm hiểu và có những hành động đóng góp tích cực cho những hoạt động đó như­: ủng hộ ng­ười nghèo, quỹ tấm lòng vàng, đồng bào lũ lụt, mua tăm từ thiện, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương.

Thấm nhuần những điều Bác dạy dành cho người giáo viên “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Đầu năm 2021 cô Nguyễn Thị Nga vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong những năm học tiếp theo cô Nga sẽ tiếp tục phấn đấu học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên tốt trong nhà trường,xứng đáng là tấm gương sáng cho các giáo viên trẻhọc tập vànoi theo.

Đỗ Thị Lan

Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN CHĂN NUÔI

THỎ LIÊN KẾT Ở HUYỆN THIỆU HÓA

Nhằm tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, từ năm 2005 đến nay, việc triển khai thực hiện dự án chăn nuôi thỏ ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang nhân rộng, trong đó dự án chăn nuôi thỏ tại một số xã của huyện Thiệu Hóa đạt hiệu quả tích cực.

Việc chăn nuôi thỏ ở Thiệu Hóa trong những năm đầu của người dân chủ yếu là tự phát với quy mô nhỏ lẻ từ vài con đến vài chục con. Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện cũng dần phát triển với quy mô ngày càng lớn, số lượng ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện có hơn 200 hộ trên địa bàn 15/25 xã, thị trấn nuôi thỏ, với tổng đàn khoảng trên 10.000 con/năm, trong đó có trên 2.250 thỏ bố mẹ và trên 7.500 thỏ thương phẩm, có hộ nuôi nhiều nhất là khoảng 3.600 con/năm và hộ nuôi ít nhất là 14 con.

Để đạt được kết quả nêu trên, các ngành chức năng của huyện đã tranh thủ sự chỉ đạo của UBND huyện, xây dựng dự án, phân công cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các trang trại, triển khai dự án nuôi thỏ Newzealand theo hình thức liên kết chăn nuôi để làm cơ sở xây dựng mô hình thử nghiệm trên thực tế. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các cơ sở, các hộ xây dựng chuồng trại, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu, tạo nguồn vốn đối ứng để thực hiện dự án. Bố trí lao động có tay nghề để tiếp thu kỹ thuật, quy trình công nghệ và thực hiện chăn nuôi đảm bảo quy cách.

Đối với chuồng trại nuôi thỏ được các hộ nông dân quy hoạch cách xa nhà ở, khu chăn nuôi khác, có diện tích phù hợp, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ thoáng mát, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và được tiến hành cải tạo, nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị thường xuyên. Thức ăn cho thỏ được các hộ sử dụng thức ăn tinh là chính. Ngoài thức ăn tinh còn bổ sung thêm thức ăn thô xanh, như: rau, củ, quả (rau, củ quả) phù hợp với giai đoạn tuổi. Thỏ là vật nuôi có sức đề kháng yếu đối với các mầm bệnh, cho nên việc áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh xuất huyết, bệnh cầu trùng, tụ huyết trùng,nấm da…cũng được bà con nông dân chú trọng, quan tâm.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thiệu Hóa đã mở 7 lớp đào tạo cho 200 học viên ở các xã: Tân Châu, Minh Tâm, Thiệu Duy và Thiệu Nguyên nắm vững và làm chủ quy trình kỹ thuật nuôi thỏ. Sau khi được đào tạo, tập huấn, nhờ tiếp thu và nắm vững kiến thức nên các học viên đều đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình triển khai dự án. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã làm tốt vai trò giám sát, chỉ đạo kỹ thuật; các học viên là các chủ trang trại đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn thỏ... qua đó không chỉ giúp cho đàn thỏ của dự án sinh trưởng phát triển tốt mà còn giúp cho kết quả của dự án có được tính khả thi cao. Trung tâm còn trích ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân tham gia xây dựng mô hình về nguyên vật liệu, con giống, về thức ăn, thiết bị máy móc năng lượng, hóa chất, thuốc phòng trị bệnh. Ngoài ra ngân sách nhà nước còn hỗ trợ thuê khoán chuyên môn, đào tạo, quản lý phục vụ dự án. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn phát triền sản xuất.

Để dự án thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về năng suất cùng lợi nhuận mang lại, ban chủ nhiệm dự án đã rà soát, đánh giá điều kiện thực tế ở các điểm tại các xã, chọn hộ tham gia dự án đảm bảo yêu cầu. Sau khi thống nhất chọn lựa địa điểm và hộ nuôi, ban chủ nhiệm dự án tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đồng thời trong suốt quá trình chăn nuôi thường xuyên kiểm tra và giám sát về các điều kiện, như: thức ăn, môi trường nước và phòng trừ dịch bệnh. Trong quá trình vận hành kỹ thuật, khi mô hình chăn nuôi gặp khó khăn, vướng mắc, cán bộ kỹ thuật của trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã kịp thời tìm các giải pháp khắc phục góp phần đảm bảo sự thành công của mô hình nuôi.

Cùng với việc lựa chọn các thành phần tham gia mô hình liên kết, trung tâm còn chọn các đơn vị cung ứng thức ăn, tiêu thụ sản phẩm. Với vai trò liên kết, Công ty Hoàng Lan đã cung cấp thỏ giống đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vệ tinh, thu mua thỏ thịt, thỏ thương phẩm để cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, Công ty Nippon Zoki và các nhà hàng, quán ăn cũng là chuỗi bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Trong quá trình vận hành dự án chăn nuôi thỏ ở Thiệu Hóa còn có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, các phòng chuyên môn của huyện đã thường xuyên cử cán bộ xuống theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại mở rộng diện tích chuồng nuôi, hỗ trợ pháp lý cho hoạt động sản xuất.Chính quyền địa phương ủng hộ và khuyến khích các hộ tham gia dự án, thường xuyên nắm bắt tình hình, khuyến khích động viên kịp thời và hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn thỏ.

Tìm hiểu về hiệu quả chăn nuôi thỏ thời gian qua, các hộ chăn nuôi cho biết: Để nuôi 1.000 con thỏ sinh sản cần phải đầu tư nguồn vốn là 2,74 tỷ đồng. Sau 16 tháng nuôi, với 800 con thỏ cái, qua 6 lứa đẻ cho thu nhập là 3,63 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi 892 triệu đồng, trong đó hộ có lợi nhuận cao nhất là 615,1 triệu đồng, hộ có lợi nhuận ít nhất 53,2 triệu đồng. Với kết quả này cho thấy, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia dự án.

Qua 7 năm thực hiện dự án, nghề nuôi thỏ ở huyện Thiệu Hóa đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh, khai thác tốt tiềm năng lao động, đất đai và trở thành cơ hội làm giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Từ chỗ phát tiển chăn nuôi nhỏ lẽ ở các địa phương, nay đã thành lập được các chi hội, các tổ hợp tác liên kết với nhau gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, là hướng đi mới tạo nên các sản phẩm sạch, tạo sự cạnh tranh về chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Cũng từ dự án đã cho thấy: ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ theo chuỗi giá trị để hình thành Tổ hợp tác trong chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết, có tính khả thi cao và có ý nghĩa xã hội thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Phạm Thanh An

Trung tâm VH, TT, TT và DL

THIỆU HÓA ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng đã được đầu tư xây dựng làm thay đổi diện mạo nông thôn, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, khang trang, góp phần đẩy nhanh tiến độ huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Giao thông toàn huyện được cứng hóa đạt trên 75%; diện tích nông nghiệp tưới, tiêu chủ động đạt trên 90%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 92,6%; nhiều thiết chế văn hóa, thể thao và y tế đã được đầu tư, nâng cấp.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng trong huyện vẫn còn nhiều hạn chế, còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, chưa đồng bộ, hiện đại.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện cơ bản đồng bộ theo hướng hiện đại, giai đoạn 2021- 2025. Trong năm 2021, Thiệu Hóa đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo chuyển biến rõ nét, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần xây dựng đô thị văn minh. Trong đó, nổi bật là các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Thiệu Đô (giai đoạn 2); Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Tây Bắc Thị Trấn Thiệu Hóa, giai đoạn 2; Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư Ao Kho, xã Thiệu Tân; Nâng cấp tuyến đường Thiệu Châu - Thiệu Giao - Bôn, huyện Thiệu Hóa; Nâng cấp tuyến đường Thiệu Long - Thiệu Công - Thiệu Tiến; Đường giao thông bờ bắc Kênh Nam, thị Trấn Thiệu Hóa; Tuyến đường Bắc Nam 1 đoạn từ Km0+00 đến Km0+550 thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị phía Tây Bắc thị trấn Vạn Hà; Đường trung tâm đô thị đoạn Quốc lộ 45 đi thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa (giai đoạn 1, hạng mục xây lắp); Nâng cấp tuyến đường Thiệu Lý đi Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa; Cải tạo, nâng cấp rãnh thoát nước, bó vỉa và lát đá vỉa hè QL45 trên địa bàn thị trấn Vạn Hà; Mở rộng đường vào khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương, nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên Thiệu Hóa; Cầu qua Kênh Bắc, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung - Giai đoạn 2…

Bên cạnh đó, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp vào huyện đầu tư được quan tâm, chú trọng. Thời gian qua, đã có các dự án: Trung tâm thương mại The City của tập đoàn Lan Chi, khu thương mại tổng hợp EcoCity của Doanh nghiệp Thực Hằng...đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả rõ rệt. Cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa tiếp tục được quan tâm, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành các thủ tục để triển khai các dự án: A&S Mart, BC Smart, Trường Nobel…

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm tới, UBND huyện chỉ đạo rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách huyện và cơ sở để đầu tư các dự án của huyện và cơ sở. HĐND huyện đã ban hành nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021- 2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2022. Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, như: Lát đá vỉa hè giai đoạn 1 và giai đoạn 2; Khu dân cư Đông Thiệu Đô, Khu dân cư dọc đường QL45 đi Đỉnh Tân, Đường giao thông từ QL.45 đi Trung tâm hành chính mới của huyện; tuyến giao thông cải dịch Quốc lộ 45 vv….

Phát huy những kết quả đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội năm 2021, năm 2022 và những năm tiếp theo, huyện Thiệu Hóa tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, xây dựng huyện Thiệu Hóa có kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, đưa Thiệu Hóa trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025.

Phan Anh Tiến

Phó Trưởng phòng KTHT

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

DI TÍCH NHÀ THỜ HỌ LÊ MINH

Nhà thờ họ Lê Minh(nơi thờ Lê Văn Tiến - Nhân sĩ yêu nước, Cựu tù Côn Đảo)là nhà thờ chi họ Lê Minh ở thôn Đại Bái, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đây cũng là nơi thờ các vị tiền liệt của dòng họ có công với đất nước trong giai đoạn lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trong đó có bà Đỗ Thị Khương là con dâu của dòng họ cũng được thờ ở vị trí trang trọng vì đã tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi trong “Bằng có công với nước” của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng.

Ông Lê Văn Tiến, sinh năm 1868 tự là Trọng Đức, là con trai ông Lê Minh Dung, khi ông Lê Minh Dung hy sinh thì ông Tiến tròn 20 tuổi, ông là người có nghị lực, khảng khái, cương trực, vốn là người học hành thông minh, năm 22 tuổi ông làm thư ký Bộ Lại, năm 41 tuổi ông được thăng chức Chánh Cửu phẩm làm quan án tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1908, ảnh hưởng của phong trào chống thuế ở Trung Kỳ dồn dập đối với xứ sở Thanh Hoá, như giục giã các nhân sĩ Thanh Hoá nhanh chóng ra tay, hưởng ứng công cuộc đấu tranh đòi quyền lợi với chính quyền thống trị. Ông Lê Văn Tiến đã bắt liên lạc với nhà trí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền và cùng các sĩ phu, nhân sĩ yêu nước trong tỉnh họp mặt bí mật bàn thảo kế sách thực hiện cuộc vận động nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng “phong trào cự thuế miền Trung”mà trước hết phải phát tán bản Hiệu triệu nhân dân đấu tranh đòi chính quyền miễn giảm sưu thuế. Theo lời kể của cụ Huỳnh Thúc Kháng trong tác phẩm“Cuộc cự sưu ở Trung Kỳ năm 1908 Mậu Thân” đại ý bản Hiệu triệu như sau: “....Ấp Thang mộc ta là đất danh tiếng xưa nay,há toàn là đàn bà,không có bọn mày râu hay sao? Nếu dân tỉnh Thanh ta lãnh đạm, ngày sau được giảm thuế sưu, chúng ta đáng hổ thẹn và có ăn năn cũng muộn rồi”

Cuộc vận động chống thuế Trung Kỳ do các nhân sĩ Thanh Hoá vận động đã gây tiếng vang lớn, dấy lên phong trào đòi giảm thuế nổi ra nhiều nơi trong tỉnh, nhà cầm quyền đương thời tiến hành tổ chức đàn áp. Ông Lê Văn Tiến bị địch bắt cùng các ông: Tú tài Lê Duy Tá, Lê Nguyên Thành, Nguyễn Lợi Thiệp, cử nhân Hoàng Văn Khải, Nguyễn Soạn... khi đang họp tại nhà ông Nguyễn Xứng ở phố Cửa Tiền (nay là phố Phan Bội Châu, thành phố Thanh Hoá) và tại phiên toà xét xử các nhân sĩ Thanh Hóa tham gia chống thuế ngày 30/1/1909, do đối đáp khôn ngoan, ông Lê Văn Tiến đã thoát án tử hình, bị ghép tội“âm mưu bạo loạn, 9 năm khổ sai, đày đi Côn Đảo” mang số tù 7648.

Kết thúc phiên toà, Tổng đốc Thanh Hoá Tôn Thất Tiềm đã có bản tấu Phủ Phụ Chính Huế: Báo cáo về sự việc nêu trên, về mức án được tuyên phạt trong đó ông Lê Văn Tiến nhận án đi đày. Nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian, trong 9 năm bị đày đoạ, với nhiều cực hình tra tấn dã man của kẻ thù, ông Lê Văn Tiến vẫn giữ trọn niềm tin cùng các đồng chí trở nên can trường rắn rỏi, bền vững ý chí yêu nước căm thù giặc. Sau khi mãn hạn tù, ông Tiến chuyên tâm nghề thăm mạch bốc thuốc cứu người cho đến khi qua đời năm 1937, thọ 70 tuổi.

Ông Lê Văn Tiến là nhân sĩ yêu nước, khát khao cống hiến cho công bằng xã hội và độc lập tự do cho dân tộc, sống dưới bầu trời của một đất nước bị thực dân Pháp biến thành nô lệ, ông vẫn hy vọng một ngày tương lai tươi sáng. Ý tưởng gửi gắm tâm niệm của mình, chí hướng của dòng họ, kế hoạch xây đắp đất nước cho mai sau bằng bốn câu thơ để tặng cho 4 người con trai:

Minh Đức Tân Dân

Kỳ Công Củng Cố

Phủ Hưng Hạnh Phúc

Thái Bình Thịnh Trị.

Nhà thờ Lê Minh, ngoài việc thờ tự ông Lê Văn Tiến - Nho sĩ yêu nước nêu trên thì đây cũng là nơi thờ những người con của dòng họ có công lao trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như:

- Ông Lê Minh Dung:tên chữ là Minh Châu, sinh năm Minh Mạng thứ 15 (1834) lớn lên qua thời Tự Đức (1848-1883). Ngay từ thời trai trẻ ông đã bỏ tiền nhà chiêu mộ trai tráng theo Quân vụ Đại thần Nguyễn Tri Phương đi tiểu phỉ ở các tỉnh trong nước. Do tích cực, có công tham gia công vụ ông được thăng làm Thư lại niết ty Thanh Hoá, sau thăng lên Lại Mục huyện Nông Cống...

Ngay sau khi tiếp nhận chiếu Cần Vương, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu Văn Thân yêu nước thì trong cao trào yêu nước chống xâm lược Pháp cuối thế kỷ XIX, nhân dân Thanh Hoá đã có sự đóng góp to lớn, tô thắm thêm truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc mà một trong những đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Ba Đình - Nga Sơn. Với các vị chỉ huy là Tán lý Phạm Bành, Tham Tán Hoàng Bật Đạt, Lãnh binh Đinh Công Tráng, Nguyễn Viết Toại có uy tín đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân và sĩ phu các địa phương đã hăng hái đứng dậy tập hợp đội ngũ, trong đó có sự tham gia, đóng góp trực tiếp quan Lại Mục huyện Nông Cống ông Lê Minh Dung cho cuộc đấu tranh chống Pháp.

Từ tháng 01/1887, giặc Pháp tập trung toàn bộ lực lượng hùng mạnh nhất lúc bây giờ bao vây công phá bằng được chiến lũy Ba Đình. Trước tình hình đó các chiến sĩ Ba Đình đã theo đúng kế hoạch rút quân trót lọt về căn cứ Mã Cao.

Hệ thống cứ điểm Mã Cao do thủ lĩnh Hà Văn Mao phụ trách gồm nhiều đồn trại nằm sâu trong vùng đồi thấp phía tây huyện Yên Định, đồn lớn Mã Cao nằm trên đất làng Đa Ngọc, xã Yên Giang giữ vị trí quan trọng nhất. Đầu tháng 2/1887, quân Pháp truy kích tới Mã Cao, sau 10 ngày chiến đấu ác liệt các thủ lĩnh như Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Phạm Bành, Hà Văn Mao và nhiều nghĩa sĩ Ba Đình, trong đó có ông Lê Minh Dung đã hy sinh anh dũng.

- Ông Lê Quang Phấn.Sinh ngày 14/7/1905 là con trai trưởng ông Lê Văn Tiến do bà mẹ kế Trịnh Thị Thường sinh ra. Khi được tin chồng bị bắt và lĩnh án tử hình, bà Thường vì quá bất ngờ và thương chồng đã chết ngay trên võng nằm, trong lòng còn ôm ông Phấn mới 3 tuổi. Sau này, khi ông Phấn trưởng thành đã sớm giác ngộ cách mạng. Từ 1925, được học tập và giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, ông được kết nạp Đảng Tân Việt ở Nha Trang. Sau đó chuyển hẳn sang Đảng Cộng san Đông Dương vào năm 1930. Cuối năm 1931, sau phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các tố chức cách mạng. Cơ sở Đảng ở Đà Lạt bị khủng bố. Ông Lê Quang Phấn và vợ là bà Đỗ Thị Khương (sinh năm 1905) bị thực dân bắt giam một thời gian rồi bị quản thúc chặt chẽ. Tuy không thể tiếp tục hoạt động nhưng ông bà vẫn giữ được tấm lòng trung kiên. Cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, ông Lê Quang Phấn đã tham gia cướp chính quyền ở quê nhà và trở thành người lãnh đạo chủ chốt ở khu phố yết Kiêu, thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hoá thời kỳ 1945 -1946.

Sự nghiệp hoạt động và công lao với cách mạng của ông Lê Quang Phấn và bà Đỗ Thị Khương đã được làm rõ qua văn bản xác minh của ông Nguyễn Văn Duyệt - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Mặt trận của Trung ương Đảngông Lê Quang Phấn, nguyên là Đảng viên Tân Việt, vào Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930. Hoạt động cho Đảng thời kỳ 1930 - 1931. Ông là một trong những người thành lập Chi bộ Tân Việt ở Đà Lạt, sau đó chuyển thành Chi bộ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương Đầu năm 1929, đến hoạt động ở Đà Lạt, tôi bắt liên lạc với ông Phấn, từ đấy ông là đầu mối liên lạc giữa Đà Lạt với Nha Trang, Tháp Chàm và nhà ông ở Trạm Bò (Đà Lạt) là nơi gặp gỡ, đi lại của cán bộ và là chỗ mở lớp huấn luyện cho các cán bộ Đảng viên của các tỉnh Nam Trung Bộ. Bà Đỗ Thị Khương, vợ ông Phấn là một cảm tình của Đảng, một cơ sở của cách mạng; Bà đã có cống hiến trong việc đóng góp tài chánh cho Đảng, tích cực ủng hộ cán bộ, giúp đỡ huấn luyện... Đặc biệt, Bà đã có hoạt động như làm liên lạc cho Đảng, có lần đưa tài liệu mật xuống Nha Trang...”.

Sau năm 1954, ông Lê Quang Phấn cùng gia đình ra sinh sống tại thủ đô Hà Nội, trở thành cán bộ của ngành Lương thực Thực phẩm cho đến khi nghỉ hưu năm 1971. Bà Đỗ Thị Khương được UBND tỉnh Phú Khánh cấp giấy chứng nhận là người “Cócông giúp đỡ cách mạng chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc”và được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tặng Bằng"Có công với nước”.

Nhà thờ họ Lê Minh được UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012, tọa trên khu đất cao đẹp của thôn Đại Bái, nhìn về hướng Nam, trong không gian lắng đọng của một làng quê cổ kính, có bề dạy lịch sử và văn hoá hàng nghìn năm, cùng với một quần thể di tích nhà thờ Hoàng giáp Thượng thư Lê Văn Hiển, nhà thờ nhà yêu nước Lê Khắc Tháo. Nhà thờ họ Lê Minh nơi thờ những người con ưu tú của dòng họ và dân tộc đã trở thành một bộ phận cấu thành của di sản văn hoá Việt Nam, là biểu tượng đầy ý nghĩa có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước đối với mỗi người chúng ta trong thời đại mới.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

EM RẤT MUỐN ANH VỀ

Đã lâu rồi anh không ghé thăm quê?!
Nay trở lại khéo nhầm đường lạc ngõ
Quê hương mình đã đổi thay thấy rõ
Nhà ngói mọc lên thay hết mái tranh nghèo

Nhìn cổng làng thấy biểu ngữ mới treo
"Nông thôn mới" của xã nhà mới nhận
Về đích sớm niềm vui như thắng trận
Đường tới từng làng xe lăn bánh bon bon

Trạm, điện, đường, trường là những dấu mốc son
Bộ mặt quê đã thay da đối thịt
Tình làng xóm lại càng thêm khăng khít
Cổng ngõ vào nhà điện thắp sáng thâu đêm

Khi anh về sẽ mang nặng tình thêm
Bên ấm nước chè nghe râm ran chuyện kể
Đêm về khuya âm vang từ sóng bể
Bữa cơm mặn mà có con nục, con chim...

Mấy cụ già ngồi mắt cứ lim rim
Nhớ lại một thời hai sương một nắng
Cái đòn gánh cứ đè vai trĩu nặng
Gánh muối lên ngàn đổi rổ sắn, thúng khoai...

Rồi mỉm cười mơ tới cả tương lai
(Khách ngoại quốc đến quê mình du lịch...!)
Tin con cháu sẽ làm nên kỳ tích
Lạc quan đi - em rất muốn anh về!

Nguyễn Đình Cường

Bản tin nội bộ tháng 12 năm 2021

Đăng lúc: 29/12/2021 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

12-01.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

KẾT LUẬN SỐ 01-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

Ngày 01/11/2021, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 58-KH/HU thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch như sau:

1.Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

1.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, có hệ thống, sâu rộng trong toàn Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, người dân thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng huyện Thiệu Hóa đến năm 2025 đạt huyện khá, đến năm 2030 đứng trong tốp đầu của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra.

1.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

Các tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung của Kết luận 01-KL/TW, chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm và hướng dẫn các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề toàn khóa, hoàn thành vào quý IV năm 2021; tham mưu xây dựng chuyên đề hằng năm và ban hành hướng dẫn thực hiện vào quý IV của năm trước đó.

Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội căn cứ hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở, cơ quan, đơn vị. Các cơ sở, cơ quan, đơn vị tùy vào điều kiện cụ thể có thể chủ động biên soạn các tài liệu tham khảo để tuyên truyền các nội dung chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hằng năm, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

2.Kết hợp chặt chẽgiữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; có giải pháp thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm; xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn; gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đơn vị. Kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung để nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị hằng năm.

2.2. Cơ quan phụ trách và thời gian thực hiện

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đều phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch toàn khóa về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và cụ thể hóa thành kế hoạch cho từng năm:

- Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa vào tháng 11 năm 2021, hoàn thành xây dựng kế hoạch từng năm vào quý IV của năm trước đó, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch với cấp uỷ chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác khi tổng kết công tác cuối năm.

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa vào tháng 12 năm 2021, hoàn thành xây dựng kế hoạch từng năm vào quý IV của năm trước, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch với cấp uỷ cấp trên khi tổng kết công tác đảng cuối năm.

3. Thực hiệntrách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

3.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, trong đó đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, theo phương châm “trên trước, dưới sau”,“trong trước, ngoài sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xác định rõ trách nhiệm, nội dung nêu gương trong kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và từng năm và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong việc nêu gương để cán bộ, đảng viên, quần chúng noi theo.

3.2. Cơ quan, cá nhân phụ trách và thời gian thực hiện

- Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn thực hiện các quy định, quy chế về khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1089-QĐ/TU ngày 19/8/2013 về qui định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên xác định nội dung thực hiện trách nhiệm nêu gương trong kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hằng năm phải nêu rõ kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, báo cáo với cấp uỷ hoặc chi bộ, cơ quan, đơn vị nơi công tác vào dịp tổng kết cuối năm.

4.Đổi mớicông tác tuyên truyền về tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

4.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đổi mớinội dung, phương pháp, hình thứctuyên truyền về tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minhtrong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền về kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị; về gương “người tốt, việc tốt”, tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, đặc biệt là sự gương mẫu của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị để lan tỏa ý nghĩa, giá trị cao đẹp của việc học tập và làm theo Bác, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm, bệnh hình thức; đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.

4.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

a. Ban Tuyên giáo Huyện ủy:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan chức năng về thông tin, tuyên tuyền tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trên không gian mạng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết quả học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên người dân Thiệu Hóa, nhất là người đứng đầu. Hoàn thành xây dựng kế hoạch tuyên truyền vào quý IV năm 2021.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch của tỉnh về tổ chức Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật... về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thực hiện vào quý II năm 2023 và quý II năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các nội dung tuyên truyền vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/02/2022) và kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/9/2024).

b. Ủy ban Nhân dân huyện

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 về ban hành quy định các tiêu chí và trình tự, thủ tục xét, công nhận các danh hiệu kiểu mẫu; chỉ đạo, tổ chức xét chọn các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm để biểu dương, khen thưởng trong dịp sơ kết, tổng kết. Hoàn thành vào quý IV hằng năm.

- Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở, công vụ của cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, góp phần xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Hoàn thiện xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện vào quý IV năm 2021.

5.Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảnghiên cứu, giảng dạy, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

5.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Đẩy mạnh các hoạt động quán triệt, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhđáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm “học thật, thi thật, nhân tài thật”; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy tại Trung tâm chính trị huyện, góp phần giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

5.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hàng nămgiảng dạy tại Trung tâm chính trị, các trường phổ thông trong huyện. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

- Trung tâm Chính trị huyện: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch nghiên cứu, bổ sung các nội dung Kết luận 01-KL/TW, chuyên để toàn khóa và hằng năm vào các chương trình giảng dạy tại tại Trung tâm Chính trị, thời gian thực hiện từ năm 2021- 2025.

- Ủy ban Nhân dân huyện:

+ Chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung tâm GDNN&GDTX; hướng dẫn sử dụng tài liệu phục vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với các cấp học, hướng dẫn tổ chức thực hiện trong các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa của các cơ sở giáo dục.

+ Căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, chỉ đạo sơ kết 5 năm sử dụng Bộ Tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức Cuộc thi “Tuổi trẻ Thanh Hóa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong hệ thống giáo dục quốc dân, đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

- Ban Thường vụ Huyện đoàn: Xây dựng kế hoạch về giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2021.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việcthực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TWgắn với thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương

6.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TWgắn với thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất.Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện quy định nêu gương; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm.

6.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Các cấp uỷ, tổ chức đảng đưa nội dung kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các qui định về trách nhiệm nêu gương vào chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Huyện ủy, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, nhất là người đứng đầu. Chỉ đạo đưa nội dung giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện quy định nêu gương, đạo đức công vụ vào kế hoạch, chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp.

- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và ủy ban kiểm tra các cấp tham mưu cho cho Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cùng cấp nội dung kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các Nghị quyết Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương. Quý IV hằng năm hoàn thành xây dựng của năm kế tiếp; báo cáo với Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cùng cấp về kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch.

- Thường trực Hội đồng Nhân dân, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW, gắn với thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các nội dung liên quan đến kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức, viên chức trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc các qui định về kiểm tra, giám sát.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở căn cứ Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để xây dựng kế hoạch giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Quý IV hằng năm hoàn thành xây dựng kế hoạch của năm kế tiếp; báo cáo với cấp ủy cùng cấp kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch.

7. Tổ chức sơ kết, tổng kếtthực hiện

7.1. Nội dung và phương thức thực hiện

Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW, làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu.

7.2. Cơ quan phụ trách, thời gian thực hiện

- Các tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo kết quả thực hiện vào quý III hằng năm (riêng năm 2021 báo cáo vào tháng 12/2021), tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2023; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và 05 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2026; kết hợp biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.

- Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, chủ trì sơ kết thực hiện 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2023, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và 5 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW vào quý I năm 2026 ( vào dịp kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa 20/2), kết hợp biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác;

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện báo cáo hằng năm và hướng dẫn thực hiện sơ kết, tổng kết; chủ trì phối hợp tham mưu xây dựng các báo cáo của Ban Thường vụ Huyện ủy và tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2022

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 126/KH-BCĐ ngày 14/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2021-2025;

Ban Chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới huyện đã ban hành Kế hoạch số 59-KH/HU ngày 03/11/2021 về kế hoạch Phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022 trên địa bàn huyện, cụ thể nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trongNghị quyết số 04 - NQ/HU, ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Đề án“Phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 để tổ chức thực hiện; qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, định hướng đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 04 - NQ/HU; Đề án, Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định thời gian hoàn thành của từng nội dung và nhiệm vụ để các ngành, đơn vị và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Về phát triển nông nghiệp:

- Sản lượng lương thực giữ mức 108 nghìn tấn.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 138 triệu.

- Diện tíchđất đai tích tụ, tập trung: 130 ha.

2. Về xây dựng nông thôn mới:

2.1. Về mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

- Có01 xãđạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Xã Thiệu Trung.

- Có05 xãđạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Thiệu Nguyên, Minh Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Phú, Thiệu Long.Xã Thiệu Phúc phấn đấu đạtcơ bản các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

- Khuyến khích các xã không được giao kế hoạch, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch xã đạt chuẩnnông thôn mới nâng cao.

2.2. Về mục tiêu thôn đạt chuẩn nông thôn mới và thôn đạt chuẩn nông thôn mớikiểu mẫu

- Hoàn thành100%thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phấn đấu:Xã Thiệu Trung có100% thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu; các xã được giao xây dựng nông thôn mớinâng cao phấn đấu ít nhất phải đạt 02 thôn nông thôn mới kiểu mẫu trở lên (có danh sách kèm theo); các xã còn lại lựa chọn ít nhất 01 thôn có tiềm năng thế mạnh để chỉ đạo xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

2.3. Về xây dựng sản phẩm OCOP

- Phấn đấu có02sản phẩm trống đồng thăng hạng đạt OCOP 5 sao (Toàn Linh và Quý Châu).

- Có02sản phẩm đạt OCOP 4 sao, ít nhất10sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

- Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP huyện Thiệu Hóa với chuỗi Trung tâm thương mại của Tập đoàn Lan chi.

3. Thời gian: bắt đầu triển khai từ 30/10/2021 và hoàn thành trước 30/10/2022.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để từng cấp ủy, chính quyền cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cơ quan, doanh nghiệp, mọi người dân biết và thực hiện đúng.

2.Các xã, thị trấn được giao kế hoạch xây dựng nông thôn mới và OCOP, chủ động xây dựng kế hoạch gửi Văn phòng điều phối NTM thẩm định trước khi phê duyệt và hoàn thành phê duyệttrước 15/11/2021; trong đó lưu ý: cần khảo sát, xác định cụ thể những điểm mạnh điểm yếu của các tiêu chí từ đó đề ra mục tiêu, giải pháp, công việc cần thực hiện để đảm bảo bền vững và thực chất. Các xã không được giao kế hoạch cũng cần xây dựng kế hoạch nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nhất là tiêu chí về đường giao thông, điện chiếu sáng, môi trường.

3.Huy động các nguồn lực, lồng ghép cơ chế đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội ởnông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển mạng lưới trường học, trạm y tế, hạ tầng thông tin truyền thông ...Trong đó, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, của huyện, tăng cường vận động nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê đóng góp xây dựng quê hương.

4.MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, các phòng, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân thực hiện thành công kế hoạch. Mặt trận Tổ quốc huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyệnủy phát động phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”; trong đó, tập trung vào vận động nhân dân hiến đất mở rộng xây dựng đường giao thông nông thônđạt tiêu chuẩn quy định; vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình, hạ tầng. Mỗi tổ chức phải lựa chọn một mô hình tương ứng với tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động đoàn viên hội viên và nhân dân tham gia triển khai xây dựng.

5.Văn phòng điều phối NTMchỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch năm. Chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra tình hình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu ở cơ sở; tổ chức giao ban định kỳ hàng quí, năm, tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết về xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban, ngành rà soát, đánh giá và tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các xã, thị trấn về các tiêu chí hạ tầng, sản xuất... đảm bảo cụ thể, dễ thực hiện và hiệnđại.

Trên cơ sở kế hoạch của huyện, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện rà soát tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu đề ra và hoàn thành trước 30/10/2022.

TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ HUYỆN LÀM TỐT CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2021

Bước sang năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và kéo dài, đã ảnh hưởng nhiều đến việc tập trung các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo thời gian kế hoạch đề ra; ảnh hưởng đến các hội nghị báo cáo viên hàng tháng và cuộc thi báo cáo viên giỏi cơ sở và huyện. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo thường xuyên của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện đã bám sát kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nắm vững tình hình, diễn biến của dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong huyện, với Trường Chính trị tỉnh để triển khai, tổ chức thực hiện nên đã hoàn thành kế hoạch đề ra và đạt kết quả cao.

Ngay từ đầu năm, Trung tâm Chính trị huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và công tác giáo dục Lý luận chính trị, lịch sử Đảng năm 2021, trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt, ban hành và triển khai tổ chức thực hiện. Hàng tháng, Trung tâm Chính trị huyện đã phối hợp với các Ban xây dựng Đảng, tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng theo đúng kế hoạch đề ra. Đã hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng kiểm tra, khảo sát, lập danh sách các đối tượng cảm tình Đảng, danh sách đảng viên mới để báo cáo về Trung tâm, làm cơ sở triển khai, tổ chức, mở các lớp nguồn cảm tình Đảng và lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đảng viên mới. Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với Trường Chính trị tỉnh để tổ chức duy trì nghiêm túc lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính K11, thời gian tập trung hàng tháng, đảm bảo đúng kế hoạch thông báo của Trường Chính trị tỉnh. Đã triển khai, phân công giảng viên trung tâm biên soạn nội dung bài giảng về lịch sử đảng bộ huyện, làm giáo trình tài liệu giảng dạy tại Trung tâm và tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ huyện và kinh tế- xã hội của huyện.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trung tâm Chính trị đã thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu cho Huyện ủy tổ chức duy trì nghiêm túc các Hội nghị Báo cáo viên cấp huyện và tuyên truyền viên các đảng bộ, chi bộ, tùy điều kiện cụ thể từng tháng để tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Thông qua các Hội nghị Báo cáo viên và tuyên truyền viên, Trung tâm đã kịp thời thông báo, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cấp tài liệu sinh hoạt chi bộ, như: Bản tin nội bộ của Huyện ủy, Tờ Thông báo nội bộ của Tỉnh ủy đến các đảng bộ, chi bộ trong toàn huyện, mỗi tháng 750 cuốn các loại.

Đặc biệt, trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Ban xây dựng Đảng, các tổ chức cơ sở Đảng trong huyện để triển khai, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo đúng kế hoạch đã đề ra, cụ thể kết quả như sau:

- Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh duy trì tổ chức tập trung 12 kỳ học của lớp Trung cấp LLCT-HC khóa 11, đã phối hợp tổ chức đi thực tế tại xã Thiệu Trung, làm cơ sở học viên viết tiểu luận cuối khóa. - Phối hợp với các Ban xây dựng Đảng mở lớp 02 lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị cho đảng viên mới với 130 học viên; 02 lớp bồi dưỡng Lý luận Chính trị và nghiệp vụ công tác đảng cho 167 đồng chí là phó bí thư Chi bộ thôn, tiểu khu trong toàn huyện; phối hợp với UBKT mở 01 lớp nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát cho 80 đồng chí; phối hợp với các Ban xây dựng Đảng mở 4 lớp kiểm tra nhận thức đảng, làm cơ sở giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kết nạp 109 đảng viên mới; Phối hợp với các Ban xây dựng đảng mở 5 lớp nguồn cảm tình Đảng với 253 học viên. Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức 4 lớp học tập và triển khai chuyên đề toàn khóa Đại hội XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, HLHPN và Huyện đoàn), với 260 học viên là cán bộ đoàn, hội cơ sở và huyện Hội, Huyện đoàn, Thường trực Liên đoàn. Đã phối hợp với Học viên Chính trị Công an Nhân dân tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đối với cán bộ chủ chốt huyện và cơ sở, cơ quan, đơn vị theo hình thức trực tuyến, từ điểm cầu Huyện ủy kết nối đến 25 xã, thị trấn, đã có trên 600 học viên tham gia.

Công tác hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị được quan tâm, cụ thể: Ban Giám đốc đã thường xuyên thăm lớp, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Trung tâm Chính trị huyện đã tham gia duyệt giáo án, đóng góp ý để giảng viên tham gia thao giảng Cụm tại Hoằng Hóa; kết quả đồng chí Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng BTG đạt loại giỏi.

Thường xuyên kiểm tra, duyệt giáo án, kiểm tra sổ sách, sổ điểm, sổ cấp chứng chỉ cho học viên các lớp bồi dưỡng...Đặc biệt, Trung tâm Chính trị huyện đã biên soạn và đưa vào giảng dạy nội dung cơ bản về Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa và Chuyên đề kinh tế - xã hội huyện từ Quí 1 năm 2021 đến nay, nội dung này đã trở thành thường xuyên, nề nếp đối với các lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, các lớp: Cảm tình Đảng, Cấp ủy, đảng viên mới.

Từ những thành tích, kết quả đạt được trên, Trung tâm Chính trị huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021, được cấp trên khen thưởng.

Nguyễn Duy Thứ

GĐ Trung tâm Chính trị huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY CƠ SỞTRONG TỔ CHỨCTHỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

Phát biểu bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở:Thành công của Đại hội không phải chỉ ở việc thông qua được Nghị quyết, bầu được BCH mới, quan trọng hơncó biến được Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có ra được của cải vật chất và văn hóa mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân hay không đấy mới là thành công thực tế của Đại hội”.

Theo đó, việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị. Trong đó, cấp ủy cơ sở có vai trò trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Một là,phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Cấp ủy cơ sở là hạt nhân lãnh đạo chính trị có vai trò quan trọng, quyết định tổ chức thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, để phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, hiệu quả 4 khâu trong tổ chức thực hiện nghị quyết như sau:

1. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và thảo luận xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Ở khâu này, đòi hỏi cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu phải nghiên cứu nắm vững các quan điểm mới, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá… của nghị quyết; đồng thời trên cơ sở học tập, bám sát định hướng đề cương nghiên cứu, kế thừa những cách thức quán triệt của cấp ủy cấp trên, lựa chọn các hình thức phù hợp, sáng tạo(học tập, tọa đàm, hỏi đáp, thi tìm hiểu…),phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của phương tiện thông tin, truyền thông, phát thanh viên, báo cáo viên cơ sở. Phương châm quán triệt:Rõ hơn về điểm mới, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn.Đồng thời phát huy dân chủ, tổ chức thảo luận, rà soát, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp… thống nhất ban hành chương hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp của Đảng bộ. Yêu cầu chung về chương trình hành động phải bảo đảm:đúng định hướng nhưng phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính toàn diện song phải có trọng tâm, trọng điểm; vừa tập trung giải quyết vấn đề trước mắt, song phải chú trọng lợi ích, hiệu quả lâu dài. Theo đó, chương trình hành động có tính khả thi phải rõ:Rõ về mục tiêu, chỉ tiêu; rõ về nội dung, cách thức; rõ về điều kiện, nguồn lực; rõ về trách nhiệm tổ chức thực hiện. Qua đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, khơi dậy khát vọng và ý chí vươn lên của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để toàn đảng bộ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thực hiện thắng lợi nghị quyết.

2. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hành động, hiện thực hóa và cụ thể hóa chương trình hành động thành phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị. Theo đó, cấp ủy lãnh đạo chính quyền khẩn trương, kịp thời cụ thể hóa chương trình hành động thành các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện; lãnh đạo mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, vận động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội, trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mấu chốt cơ bản ở khâu này là sự “kết nối” giữa các lực lượng. Bởi vậy, để tổ chức triển khai có hiệu quả, phát huy được sức mạnh, sự chủ động và sáng tạo của cả hệ thống chính trị đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy phải rõ về cơ chế phối hợp theo phương châm:Rõ việc; rõ chủ thể (chủ trì, phối hợp); rõ về điều kiện, thời gian; rõ về phương pháp, cách thức, quy trình; rõ về mô hình, sản phẩm.

3. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện kịp thời, điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng là quá trình lâu dài liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực, để thực hiện thành công đòi hỏi cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát. Qua kiểm tra, giám sát để phát hiện những yếu tố không phù hợp, thậm chí là sai lệch, từ đó kịp thời điều chỉnh đúng định hướng, phù hợp thực tiễn, đem lại kết quả cao. Để làm tốt khâu này đòi hỏi cấp ủy phải có năng lực vừa bao quát, vừa sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc với phương châm:phải đến tận chỗ, rõ tận việc, thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh.

4. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết. Nội dung sơ kết, tổng kết là đánh giá những kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo; những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và kinh nghiệm. Yêu cầu trong đánh giá sơ kết, tổng kết phải khách quan, toàn diện; lịch sử, cụ thể và thực tiễn, tránh biểu hiện chung chung, hình thức, nặng về thành tích, coi nhẹ những hạn chế, tồn tại. Mục tiêu chính của khâu này là thông qua đánh giá để khẳng định được thành tích, kết quả, những mô hình hay, cách làm hiệu quả; rút ra được những kinh nghiệm quý của thành công và thất bại để có giải pháp vừa khắc phục những hạn chế vừa phát huy được những thành tích, coi trọng tổng kết thực tiễn để hoàn thiện, phát triển lý luận thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở địa phương, đơn vị.

Hai là,lãnh đạo phát huy tối đa các nguồn lực, tạo động lực cho đổi mới, phát triển.

Huy động, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết, là đòn bẩy, sự kích hoạt, tạo động lực cho đổi mới, phát triển của địa phương, đơn vị. Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.Theo đó, để lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện thành công nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng đòi hỏi cấp ủy cơ sở phải phát huy tối đa các nguồn lực. Đặc biệt là nguồn lực lãnh đạo, quản lý; trí dân, sức dân, tài lực dân; sự đầu tư của doanh nghiệp; khoa học, công nghệ… và có cơ chế gắn kết, thúc đẩy các nguồn lực tạo động lực cho sự phát triển.

Quá trình triển khai thực hiện nghị quyết trong thời gian tới sẽ gắn liền với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ; biến đổi khí hậu; xu thế đô thị hóa…tác động trực tiếp đến từng địa phương, cơ sở. Cơ hội sẽ nhiều nhưng thách thức cũng lớn. Nhiều công việc mới hơn, khó hơn, nhưng lại đòi hỏi giải quyết nhanh hơn, chất lượng cao hơn, đáp ứng được sự hài lòng hơn của người dân, trong điều kiện tổ chức, bộ máy tinh gọn hơn, biên chế ít hơn, đòi hỏi cấp ủy phải quan tâm chăm lo nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ, trong phục vụ nhân dân, mọi việc làm của cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ những vấn đề nhân dân quan tâm, những vấn đề nhân dân chưa hài lòng. Ở cơ sở là nơi gần dân nhất, đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nhất. Bởi vậy, càng trong khó khăn, cán bộ, đảng viên càng phải có ý chí phấn đấu, biết coi khó khăn là động lực,“biết biến không thành có, biến khó thành dễ; biến không thể thành có thể”,tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và niềm tin trong nhân dân:cho tiền cho của không bằng cho cán bộ tốt. Đồng thời, xây dựng được cơ chế phát huy dân chủ, cụ thể hóa phương châm:“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”vào các hoạt động, tạo được sự đồng thuận, khơi dậy khát vọng vươn lên đổi mới, sáng tạo, phát huy được tối đa tài lực dân, trí dân, sức dân để chăm lo hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với việc phát huy nguồn lực nội sinh là chủ yếu, quan trọng, kêu gọi đầu tư, tranh thủ ngoại lực sẽ tạo ra đột phá cho sự phát triển. Theo đó, cấp ủy cơ sở, nhất là người đứng đầu cần chủ động, sáng tạo phát huy tốt mối quan hệ, tranh thủ ngoại lực theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Ba là,nắm vững nguyên tắc, quan điểm, phát huy phẩm chất người đứng đầu, xử lý hài hòa các mối quan hệ

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, nhiều nguồn lực, nhiều phương thức… Theo đó, cùng với việc đòi hỏi tập thể cấp ủy: “suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả”;đồng thời đòi hỏi phải phát huy được trách nhiệm, phẩm chất người đứng đầu, nắm vững nguyên tắc, quan điểm, kịp thời xử trí hài hòa các mối quan hệ, tạo động lực phát triển vững mạnh và toàn diện địa phương, đơn vị. Cụ thể là:

Trước hết,để xử trí tốt mối quan hệ với công việc, cấp ủy cơ sở cần: (1) Nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt; nhiệt tình cách mạng nhưng phải trí tuệ, khoa học; (2) Bao quát, toàn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; (3) Chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt nhưng phải quan tâm đến lợi ích, hiệu quả lâu dài; (4) Coi trọng quy trình, tiến độ nhưng phải bảo đảm về chất lượng, hiệu quả; (5) Giữ gìn, phát huy được giá trị truyền thống đồng thời thích ứng, tạo dựng những giá trị mới chưa có trong tiền lệ.

Thứ hai,để xử lý tốt mối quan hệ với nhân dân, tập thể cấp ủy nhất là người đứng đầu cần: (1) Lắng nghe nhưng không theo đuôi quần chúng; (2) Dân chủ nhưng phải quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; (3) Bao quát mọi người, mọi việc nhưng phải sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc; (4) Công bằng nhưng không được cào bằng; (v) Phát huy phải gắn liền với chăm lo nhân dân.

Thứ ba,đối với tập thể cấp ủy và người đứng đầu phải thực sự cầu thị: nỗ lực học tập, làm giàu trí tuệ; biết nắm bắt quy luật; làm chủ vị thế, vai trò, nêu gương sáng về khát vọng cống hiến, về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, dám xả thân vì sự phát triển. Đặc biệt lấy hiệu quả phục vụ, thành công và hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển thịnh vượng của địa phương, đơn vị làm mục tiêu phấn đấu. Thực hiện tốt vai trò: định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn, truyền cảm hứng cho sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

Như vậy,để tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi cấp ủy cơ sở cần phát huy nhiều yếu tố, trong đó cần xác định:thực hiện đồng bộ và nâng cao chất lượng 4 khâu tổ chức thực hiện nghị quyết là trung tâm; huy động và phát huy nguồn lực tạo động lực là điều kiện tiên quyết; nắm vững nguyên tắc, xử lý hài hòa các mối quan hệ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.Tin tưởng rằng, việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, các giải pháp của cấp ủy cơ sở sẽ tạo ra sự thay đổi và hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội… góp phần hiện thực hóa mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

TS. Lương Trọng Thành

TUV, HT Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGA

TẤM GƯƠNG CÔ GIÁO TRẺ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Nga - Giáo viên Trường THCS Thiệu Viên luôn được các thế hệ học trò yêu quý, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tấm gương sáng và điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong các năm học, từ 2016 đến nay, cô luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ­ược giao. Có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, không ngại khó ngại khổ. Soạn bài đầy đủ, đúng quy định, không sai phạm kiến thức cơ bản, bài soạn có sự đầu tư, chất lượng theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định và đạt chất lượng tốt, xếp loại A. Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học mới nâng cao chất lượng giảng dạy. Luôn quan tâm sát sao tới học sinh, dạy học truyền thụ bám sát đối tượng đưa ra những hình thức giảng dạy phù hợp.

Trong quá trình giảng dạy, cô luôn áp dụng ph­ương pháp mới vào quá trình soạn giáo án cũng như trong tiết dạy, tự tìm tòi học hỏi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để truyền thụ kiến thức cơ bản nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, sử dụng triệt để có hiệu quả các thiết bị đồ dùng dạy học nên đã phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú của các em với bộ môn. Các tiết dạy thao giảng, dự giờ, chuyên đề đều đạt loại giỏi. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm cô luôn có học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh từ năm 2016 đến nay. Với kết quả trên cô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với vai trò là Bí thư chi đoàn trường THCS, cô luôn tích cực, năng động và sáng tạo trong các hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, luôn vận động các đoàn viên trong chi đoàn tham gia các hoạt động và học tập.

Cô luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng GD&ĐT, cụm trường tổ chức, tham gia sinh hoạt các chuyên đề do cụm trường, tổ chuyên môn tiến hành. Bên cạnh đó cô còn tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bộ môn, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, theo dõi sát các thông tin trên các phương tiện đại chúng nhằm đưa được những vấn đề mới nhất vào bài giảng. Khai thác và sử dụng tối đa các thiết bị dạy học theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm. Tự học nâng cao trình độ tin học, công nghệ thông tin áp dụng vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn. Thường xuyên cùng tổ chuyên môn, đồng nghiệp thảo lụân những vấn đề khó khăn, những vấn đề hay trong quá trình giảng dạy, những bài dạy khó, những kinh nghiệm hay trong ứng dụng CNTT vào dạy học…

Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng do tổ, trường đề ra. Thường xuyên thăm lớp dự giờ để học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp, Sử dụng thường xuyên và có hiệu quả thiết bị dạy học trong thiết bị nhà trường cũng như đồ dùng tự tạo. Có sổ tự học tự rèn. Cô đã có 04 đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào giảng dạy tại trường, cụ thể như: Năm học 2006 – 2007 SKKN về : “ Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột”, được hội đồng khoa học ngành xếp loại c; Năm học 2008 - 2009 SKKN về; “Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích bản đồ và tranh ảnh trong chương trình địa lí lớp 7 Ở trường THCS”; Năm học 2013- 2014, SKKN về: “Phân tích kĩ năng sử dụng biểu đồ và tranh Ảnh trong dạy và học địa lí 7-THCS”; Năm học 2016-2017, SKKN về: “Tích hợp vấn đề môi trường trong dạy học Địa lí” được hội đồng khoa học ngành xếp loại B.

Bản thân cô luôn tham gia nhiệt tình vào những hoạt động từ thiện nhân đạo, đóng góp ủng hộ các quỹ từ thiện do các cấp phát động, ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người xung quanh thêm hiểu và có những hành động đóng góp tích cực cho những hoạt động đó như­: ủng hộ ng­ười nghèo, quỹ tấm lòng vàng, đồng bào lũ lụt, mua tăm từ thiện, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tình thương.

Thấm nhuần những điều Bác dạy dành cho người giáo viên “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Đầu năm 2021 cô Nguyễn Thị Nga vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong những năm học tiếp theo cô Nga sẽ tiếp tục phấn đấu học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên tốt trong nhà trường,xứng đáng là tấm gương sáng cho các giáo viên trẻhọc tập vànoi theo.

Đỗ Thị Lan

Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN CHĂN NUÔI

THỎ LIÊN KẾT Ở HUYỆN THIỆU HÓA

Nhằm tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, từ năm 2005 đến nay, việc triển khai thực hiện dự án chăn nuôi thỏ ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang nhân rộng, trong đó dự án chăn nuôi thỏ tại một số xã của huyện Thiệu Hóa đạt hiệu quả tích cực.

Việc chăn nuôi thỏ ở Thiệu Hóa trong những năm đầu của người dân chủ yếu là tự phát với quy mô nhỏ lẻ từ vài con đến vài chục con. Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện cũng dần phát triển với quy mô ngày càng lớn, số lượng ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện có hơn 200 hộ trên địa bàn 15/25 xã, thị trấn nuôi thỏ, với tổng đàn khoảng trên 10.000 con/năm, trong đó có trên 2.250 thỏ bố mẹ và trên 7.500 thỏ thương phẩm, có hộ nuôi nhiều nhất là khoảng 3.600 con/năm và hộ nuôi ít nhất là 14 con.

Để đạt được kết quả nêu trên, các ngành chức năng của huyện đã tranh thủ sự chỉ đạo của UBND huyện, xây dựng dự án, phân công cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các trang trại, triển khai dự án nuôi thỏ Newzealand theo hình thức liên kết chăn nuôi để làm cơ sở xây dựng mô hình thử nghiệm trên thực tế. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các cơ sở, các hộ xây dựng chuồng trại, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu, tạo nguồn vốn đối ứng để thực hiện dự án. Bố trí lao động có tay nghề để tiếp thu kỹ thuật, quy trình công nghệ và thực hiện chăn nuôi đảm bảo quy cách.

Đối với chuồng trại nuôi thỏ được các hộ nông dân quy hoạch cách xa nhà ở, khu chăn nuôi khác, có diện tích phù hợp, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ thoáng mát, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và được tiến hành cải tạo, nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị thường xuyên. Thức ăn cho thỏ được các hộ sử dụng thức ăn tinh là chính. Ngoài thức ăn tinh còn bổ sung thêm thức ăn thô xanh, như: rau, củ, quả (rau, củ quả) phù hợp với giai đoạn tuổi. Thỏ là vật nuôi có sức đề kháng yếu đối với các mầm bệnh, cho nên việc áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh xuất huyết, bệnh cầu trùng, tụ huyết trùng,nấm da…cũng được bà con nông dân chú trọng, quan tâm.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thiệu Hóa đã mở 7 lớp đào tạo cho 200 học viên ở các xã: Tân Châu, Minh Tâm, Thiệu Duy và Thiệu Nguyên nắm vững và làm chủ quy trình kỹ thuật nuôi thỏ. Sau khi được đào tạo, tập huấn, nhờ tiếp thu và nắm vững kiến thức nên các học viên đều đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình triển khai dự án. Bên cạnh đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã làm tốt vai trò giám sát, chỉ đạo kỹ thuật; các học viên là các chủ trang trại đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn thỏ... qua đó không chỉ giúp cho đàn thỏ của dự án sinh trưởng phát triển tốt mà còn giúp cho kết quả của dự án có được tính khả thi cao. Trung tâm còn trích ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân tham gia xây dựng mô hình về nguyên vật liệu, con giống, về thức ăn, thiết bị máy móc năng lượng, hóa chất, thuốc phòng trị bệnh. Ngoài ra ngân sách nhà nước còn hỗ trợ thuê khoán chuyên môn, đào tạo, quản lý phục vụ dự án. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn phát triền sản xuất.

Để dự án thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về năng suất cùng lợi nhuận mang lại, ban chủ nhiệm dự án đã rà soát, đánh giá điều kiện thực tế ở các điểm tại các xã, chọn hộ tham gia dự án đảm bảo yêu cầu. Sau khi thống nhất chọn lựa địa điểm và hộ nuôi, ban chủ nhiệm dự án tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, đồng thời trong suốt quá trình chăn nuôi thường xuyên kiểm tra và giám sát về các điều kiện, như: thức ăn, môi trường nước và phòng trừ dịch bệnh. Trong quá trình vận hành kỹ thuật, khi mô hình chăn nuôi gặp khó khăn, vướng mắc, cán bộ kỹ thuật của trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã kịp thời tìm các giải pháp khắc phục góp phần đảm bảo sự thành công của mô hình nuôi.

Cùng với việc lựa chọn các thành phần tham gia mô hình liên kết, trung tâm còn chọn các đơn vị cung ứng thức ăn, tiêu thụ sản phẩm. Với vai trò liên kết, Công ty Hoàng Lan đã cung cấp thỏ giống đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vệ tinh, thu mua thỏ thịt, thỏ thương phẩm để cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, Công ty Nippon Zoki và các nhà hàng, quán ăn cũng là chuỗi bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Trong quá trình vận hành dự án chăn nuôi thỏ ở Thiệu Hóa còn có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, các phòng chuyên môn của huyện đã thường xuyên cử cán bộ xuống theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình, tạo điều kiện về đất đai để các trang trại mở rộng diện tích chuồng nuôi, hỗ trợ pháp lý cho hoạt động sản xuất.Chính quyền địa phương ủng hộ và khuyến khích các hộ tham gia dự án, thường xuyên nắm bắt tình hình, khuyến khích động viên kịp thời và hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn thỏ.

Tìm hiểu về hiệu quả chăn nuôi thỏ thời gian qua, các hộ chăn nuôi cho biết: Để nuôi 1.000 con thỏ sinh sản cần phải đầu tư nguồn vốn là 2,74 tỷ đồng. Sau 16 tháng nuôi, với 800 con thỏ cái, qua 6 lứa đẻ cho thu nhập là 3,63 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi 892 triệu đồng, trong đó hộ có lợi nhuận cao nhất là 615,1 triệu đồng, hộ có lợi nhuận ít nhất 53,2 triệu đồng. Với kết quả này cho thấy, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia dự án.

Qua 7 năm thực hiện dự án, nghề nuôi thỏ ở huyện Thiệu Hóa đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh, khai thác tốt tiềm năng lao động, đất đai và trở thành cơ hội làm giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Từ chỗ phát tiển chăn nuôi nhỏ lẽ ở các địa phương, nay đã thành lập được các chi hội, các tổ hợp tác liên kết với nhau gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, là hướng đi mới tạo nên các sản phẩm sạch, tạo sự cạnh tranh về chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Cũng từ dự án đã cho thấy: ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ theo chuỗi giá trị để hình thành Tổ hợp tác trong chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết, có tính khả thi cao và có ý nghĩa xã hội thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Phạm Thanh An

Trung tâm VH, TT, TT và DL

THIỆU HÓA ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng đã được đầu tư xây dựng làm thay đổi diện mạo nông thôn, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, khang trang, góp phần đẩy nhanh tiến độ huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Giao thông toàn huyện được cứng hóa đạt trên 75%; diện tích nông nghiệp tưới, tiêu chủ động đạt trên 90%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 92,6%; nhiều thiết chế văn hóa, thể thao và y tế đã được đầu tư, nâng cấp.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng trong huyện vẫn còn nhiều hạn chế, còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, chưa đồng bộ, hiện đại.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện cơ bản đồng bộ theo hướng hiện đại, giai đoạn 2021- 2025. Trong năm 2021, Thiệu Hóa đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo chuyển biến rõ nét, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần xây dựng đô thị văn minh. Trong đó, nổi bật là các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới xã Thiệu Đô (giai đoạn 2); Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Tây Bắc Thị Trấn Thiệu Hóa, giai đoạn 2; Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư Ao Kho, xã Thiệu Tân; Nâng cấp tuyến đường Thiệu Châu - Thiệu Giao - Bôn, huyện Thiệu Hóa; Nâng cấp tuyến đường Thiệu Long - Thiệu Công - Thiệu Tiến; Đường giao thông bờ bắc Kênh Nam, thị Trấn Thiệu Hóa; Tuyến đường Bắc Nam 1 đoạn từ Km0+00 đến Km0+550 thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị phía Tây Bắc thị trấn Vạn Hà; Đường trung tâm đô thị đoạn Quốc lộ 45 đi thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa (giai đoạn 1, hạng mục xây lắp); Nâng cấp tuyến đường Thiệu Lý đi Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa; Cải tạo, nâng cấp rãnh thoát nước, bó vỉa và lát đá vỉa hè QL45 trên địa bàn thị trấn Vạn Hà; Mở rộng đường vào khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương, nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên Thiệu Hóa; Cầu qua Kênh Bắc, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung - Giai đoạn 2…

Bên cạnh đó, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp vào huyện đầu tư được quan tâm, chú trọng. Thời gian qua, đã có các dự án: Trung tâm thương mại The City của tập đoàn Lan Chi, khu thương mại tổng hợp EcoCity của Doanh nghiệp Thực Hằng...đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả rõ rệt. Cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa tiếp tục được quan tâm, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành các thủ tục để triển khai các dự án: A&S Mart, BC Smart, Trường Nobel…

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong những năm tới, UBND huyện chỉ đạo rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách huyện và cơ sở để đầu tư các dự án của huyện và cơ sở. HĐND huyện đã ban hành nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021- 2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2022. Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, như: Lát đá vỉa hè giai đoạn 1 và giai đoạn 2; Khu dân cư Đông Thiệu Đô, Khu dân cư dọc đường QL45 đi Đỉnh Tân, Đường giao thông từ QL.45 đi Trung tâm hành chính mới của huyện; tuyến giao thông cải dịch Quốc lộ 45 vv….

Phát huy những kết quả đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội năm 2021, năm 2022 và những năm tiếp theo, huyện Thiệu Hóa tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, xây dựng huyện Thiệu Hóa có kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, đưa Thiệu Hóa trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025.

Phan Anh Tiến

Phó Trưởng phòng KTHT

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

DI TÍCH NHÀ THỜ HỌ LÊ MINH

Nhà thờ họ Lê Minh(nơi thờ Lê Văn Tiến - Nhân sĩ yêu nước, Cựu tù Côn Đảo)là nhà thờ chi họ Lê Minh ở thôn Đại Bái, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Đây cũng là nơi thờ các vị tiền liệt của dòng họ có công với đất nước trong giai đoạn lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, trong đó có bà Đỗ Thị Khương là con dâu của dòng họ cũng được thờ ở vị trí trang trọng vì đã tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi trong “Bằng có công với nước” của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tặng.

Ông Lê Văn Tiến, sinh năm 1868 tự là Trọng Đức, là con trai ông Lê Minh Dung, khi ông Lê Minh Dung hy sinh thì ông Tiến tròn 20 tuổi, ông là người có nghị lực, khảng khái, cương trực, vốn là người học hành thông minh, năm 22 tuổi ông làm thư ký Bộ Lại, năm 41 tuổi ông được thăng chức Chánh Cửu phẩm làm quan án tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1908, ảnh hưởng của phong trào chống thuế ở Trung Kỳ dồn dập đối với xứ sở Thanh Hoá, như giục giã các nhân sĩ Thanh Hoá nhanh chóng ra tay, hưởng ứng công cuộc đấu tranh đòi quyền lợi với chính quyền thống trị. Ông Lê Văn Tiến đã bắt liên lạc với nhà trí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền và cùng các sĩ phu, nhân sĩ yêu nước trong tỉnh họp mặt bí mật bàn thảo kế sách thực hiện cuộc vận động nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng “phong trào cự thuế miền Trung”mà trước hết phải phát tán bản Hiệu triệu nhân dân đấu tranh đòi chính quyền miễn giảm sưu thuế. Theo lời kể của cụ Huỳnh Thúc Kháng trong tác phẩm“Cuộc cự sưu ở Trung Kỳ năm 1908 Mậu Thân” đại ý bản Hiệu triệu như sau: “....Ấp Thang mộc ta là đất danh tiếng xưa nay,há toàn là đàn bà,không có bọn mày râu hay sao? Nếu dân tỉnh Thanh ta lãnh đạm, ngày sau được giảm thuế sưu, chúng ta đáng hổ thẹn và có ăn năn cũng muộn rồi”

Cuộc vận động chống thuế Trung Kỳ do các nhân sĩ Thanh Hoá vận động đã gây tiếng vang lớn, dấy lên phong trào đòi giảm thuế nổi ra nhiều nơi trong tỉnh, nhà cầm quyền đương thời tiến hành tổ chức đàn áp. Ông Lê Văn Tiến bị địch bắt cùng các ông: Tú tài Lê Duy Tá, Lê Nguyên Thành, Nguyễn Lợi Thiệp, cử nhân Hoàng Văn Khải, Nguyễn Soạn... khi đang họp tại nhà ông Nguyễn Xứng ở phố Cửa Tiền (nay là phố Phan Bội Châu, thành phố Thanh Hoá) và tại phiên toà xét xử các nhân sĩ Thanh Hóa tham gia chống thuế ngày 30/1/1909, do đối đáp khôn ngoan, ông Lê Văn Tiến đã thoát án tử hình, bị ghép tội“âm mưu bạo loạn, 9 năm khổ sai, đày đi Côn Đảo” mang số tù 7648.

Kết thúc phiên toà, Tổng đốc Thanh Hoá Tôn Thất Tiềm đã có bản tấu Phủ Phụ Chính Huế: Báo cáo về sự việc nêu trên, về mức án được tuyên phạt trong đó ông Lê Văn Tiến nhận án đi đày. Nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian, trong 9 năm bị đày đoạ, với nhiều cực hình tra tấn dã man của kẻ thù, ông Lê Văn Tiến vẫn giữ trọn niềm tin cùng các đồng chí trở nên can trường rắn rỏi, bền vững ý chí yêu nước căm thù giặc. Sau khi mãn hạn tù, ông Tiến chuyên tâm nghề thăm mạch bốc thuốc cứu người cho đến khi qua đời năm 1937, thọ 70 tuổi.

Ông Lê Văn Tiến là nhân sĩ yêu nước, khát khao cống hiến cho công bằng xã hội và độc lập tự do cho dân tộc, sống dưới bầu trời của một đất nước bị thực dân Pháp biến thành nô lệ, ông vẫn hy vọng một ngày tương lai tươi sáng. Ý tưởng gửi gắm tâm niệm của mình, chí hướng của dòng họ, kế hoạch xây đắp đất nước cho mai sau bằng bốn câu thơ để tặng cho 4 người con trai:

Minh Đức Tân Dân

Kỳ Công Củng Cố

Phủ Hưng Hạnh Phúc

Thái Bình Thịnh Trị.

Nhà thờ Lê Minh, ngoài việc thờ tự ông Lê Văn Tiến - Nho sĩ yêu nước nêu trên thì đây cũng là nơi thờ những người con của dòng họ có công lao trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như:

- Ông Lê Minh Dung:tên chữ là Minh Châu, sinh năm Minh Mạng thứ 15 (1834) lớn lên qua thời Tự Đức (1848-1883). Ngay từ thời trai trẻ ông đã bỏ tiền nhà chiêu mộ trai tráng theo Quân vụ Đại thần Nguyễn Tri Phương đi tiểu phỉ ở các tỉnh trong nước. Do tích cực, có công tham gia công vụ ông được thăng làm Thư lại niết ty Thanh Hoá, sau thăng lên Lại Mục huyện Nông Cống...

Ngay sau khi tiếp nhận chiếu Cần Vương, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu Văn Thân yêu nước thì trong cao trào yêu nước chống xâm lược Pháp cuối thế kỷ XIX, nhân dân Thanh Hoá đã có sự đóng góp to lớn, tô thắm thêm truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc mà một trong những đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Ba Đình - Nga Sơn. Với các vị chỉ huy là Tán lý Phạm Bành, Tham Tán Hoàng Bật Đạt, Lãnh binh Đinh Công Tráng, Nguyễn Viết Toại có uy tín đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân và sĩ phu các địa phương đã hăng hái đứng dậy tập hợp đội ngũ, trong đó có sự tham gia, đóng góp trực tiếp quan Lại Mục huyện Nông Cống ông Lê Minh Dung cho cuộc đấu tranh chống Pháp.

Từ tháng 01/1887, giặc Pháp tập trung toàn bộ lực lượng hùng mạnh nhất lúc bây giờ bao vây công phá bằng được chiến lũy Ba Đình. Trước tình hình đó các chiến sĩ Ba Đình đã theo đúng kế hoạch rút quân trót lọt về căn cứ Mã Cao.

Hệ thống cứ điểm Mã Cao do thủ lĩnh Hà Văn Mao phụ trách gồm nhiều đồn trại nằm sâu trong vùng đồi thấp phía tây huyện Yên Định, đồn lớn Mã Cao nằm trên đất làng Đa Ngọc, xã Yên Giang giữ vị trí quan trọng nhất. Đầu tháng 2/1887, quân Pháp truy kích tới Mã Cao, sau 10 ngày chiến đấu ác liệt các thủ lĩnh như Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Phạm Bành, Hà Văn Mao và nhiều nghĩa sĩ Ba Đình, trong đó có ông Lê Minh Dung đã hy sinh anh dũng.

- Ông Lê Quang Phấn.Sinh ngày 14/7/1905 là con trai trưởng ông Lê Văn Tiến do bà mẹ kế Trịnh Thị Thường sinh ra. Khi được tin chồng bị bắt và lĩnh án tử hình, bà Thường vì quá bất ngờ và thương chồng đã chết ngay trên võng nằm, trong lòng còn ôm ông Phấn mới 3 tuổi. Sau này, khi ông Phấn trưởng thành đã sớm giác ngộ cách mạng. Từ 1925, được học tập và giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, ông được kết nạp Đảng Tân Việt ở Nha Trang. Sau đó chuyển hẳn sang Đảng Cộng san Đông Dương vào năm 1930. Cuối năm 1931, sau phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các tố chức cách mạng. Cơ sở Đảng ở Đà Lạt bị khủng bố. Ông Lê Quang Phấn và vợ là bà Đỗ Thị Khương (sinh năm 1905) bị thực dân bắt giam một thời gian rồi bị quản thúc chặt chẽ. Tuy không thể tiếp tục hoạt động nhưng ông bà vẫn giữ được tấm lòng trung kiên. Cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, ông Lê Quang Phấn đã tham gia cướp chính quyền ở quê nhà và trở thành người lãnh đạo chủ chốt ở khu phố yết Kiêu, thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hoá thời kỳ 1945 -1946.

Sự nghiệp hoạt động và công lao với cách mạng của ông Lê Quang Phấn và bà Đỗ Thị Khương đã được làm rõ qua văn bản xác minh của ông Nguyễn Văn Duyệt - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Mặt trận của Trung ương Đảngông Lê Quang Phấn, nguyên là Đảng viên Tân Việt, vào Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930. Hoạt động cho Đảng thời kỳ 1930 - 1931. Ông là một trong những người thành lập Chi bộ Tân Việt ở Đà Lạt, sau đó chuyển thành Chi bộ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương Đầu năm 1929, đến hoạt động ở Đà Lạt, tôi bắt liên lạc với ông Phấn, từ đấy ông là đầu mối liên lạc giữa Đà Lạt với Nha Trang, Tháp Chàm và nhà ông ở Trạm Bò (Đà Lạt) là nơi gặp gỡ, đi lại của cán bộ và là chỗ mở lớp huấn luyện cho các cán bộ Đảng viên của các tỉnh Nam Trung Bộ. Bà Đỗ Thị Khương, vợ ông Phấn là một cảm tình của Đảng, một cơ sở của cách mạng; Bà đã có cống hiến trong việc đóng góp tài chánh cho Đảng, tích cực ủng hộ cán bộ, giúp đỡ huấn luyện... Đặc biệt, Bà đã có hoạt động như làm liên lạc cho Đảng, có lần đưa tài liệu mật xuống Nha Trang...”.

Sau năm 1954, ông Lê Quang Phấn cùng gia đình ra sinh sống tại thủ đô Hà Nội, trở thành cán bộ của ngành Lương thực Thực phẩm cho đến khi nghỉ hưu năm 1971. Bà Đỗ Thị Khương được UBND tỉnh Phú Khánh cấp giấy chứng nhận là người “Cócông giúp đỡ cách mạng chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc”và được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tặng Bằng"Có công với nước”.

Nhà thờ họ Lê Minh được UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012, tọa trên khu đất cao đẹp của thôn Đại Bái, nhìn về hướng Nam, trong không gian lắng đọng của một làng quê cổ kính, có bề dạy lịch sử và văn hoá hàng nghìn năm, cùng với một quần thể di tích nhà thờ Hoàng giáp Thượng thư Lê Văn Hiển, nhà thờ nhà yêu nước Lê Khắc Tháo. Nhà thờ họ Lê Minh nơi thờ những người con ưu tú của dòng họ và dân tộc đã trở thành một bộ phận cấu thành của di sản văn hoá Việt Nam, là biểu tượng đầy ý nghĩa có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước đối với mỗi người chúng ta trong thời đại mới.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

EM RẤT MUỐN ANH VỀ

Đã lâu rồi anh không ghé thăm quê?!
Nay trở lại khéo nhầm đường lạc ngõ
Quê hương mình đã đổi thay thấy rõ
Nhà ngói mọc lên thay hết mái tranh nghèo

Nhìn cổng làng thấy biểu ngữ mới treo
"Nông thôn mới" của xã nhà mới nhận
Về đích sớm niềm vui như thắng trận
Đường tới từng làng xe lăn bánh bon bon

Trạm, điện, đường, trường là những dấu mốc son
Bộ mặt quê đã thay da đối thịt
Tình làng xóm lại càng thêm khăng khít
Cổng ngõ vào nhà điện thắp sáng thâu đêm

Khi anh về sẽ mang nặng tình thêm
Bên ấm nước chè nghe râm ran chuyện kể
Đêm về khuya âm vang từ sóng bể
Bữa cơm mặn mà có con nục, con chim...

Mấy cụ già ngồi mắt cứ lim rim
Nhớ lại một thời hai sương một nắng
Cái đòn gánh cứ đè vai trĩu nặng
Gánh muối lên ngàn đổi rổ sắn, thúng khoai...

Rồi mỉm cười mơ tới cả tương lai
(Khách ngoại quốc đến quê mình du lịch...!)
Tin con cháu sẽ làm nên kỳ tích
Lạc quan đi - em rất muốn anh về!

Nguyễn Đình Cường

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan