Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ tháng 11 năm 2022

Đăng lúc: 03/12/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

12-01_01.jpg12-01_02.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 111-KH/BCĐ NGÀY 17/10/2022 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA “KẾ HOẠCH VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2023”

Ngày 17/10/2022, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện ban hành Kế hoạch số 111-KH/BCĐ về “Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2023” với một số nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Kế hoạch số 103-KH/HU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy; Kế hoạch số 126/KH - BCĐ ngày 14/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đến năm 2030 trở thành thị xã.

- Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới nông thôn, đô thị thông minh trên cơ sở đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, cảnh quan, môi trường, xây dựng nếp sống văn minh hiện đại.

2. Yêu cầu

- Mục tiêu nhiệm vụ phải có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể, sát với thực tiễn, dễ triển khai, dễ thực hiện, dễ đôn đốc kiểm tra, rõ người, rõ trách nhiệm và bám sát các nội dung mà Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo đã ban hành.

- Các cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực sự chủ động trong huy động, lồng ghép mọi nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nguồn lực ngân sách là động lực, nguồn lực xã hội hóa là quan trọng quyết định, không để xảy ra tình trạng nợ công sau hoàn thành xây dựng NTM.

- Vận dụng linh hoạt sáng tạo các cơ chế, trao quyền tối đa cho cơ sở, cộng đồng dân cư trong việc quyết định huy động, sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.

II. VỀ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Về phát triển nông nghiệp:

- Sản lượng lương thực đạt 108 nghìn tấn trở lên.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 142 triệu trở lên.

- Diện tích tích tụ, tập trung đất đai đạt 130ha trở lên.

- Diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt 3.450ha trở lên.

2. Về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh:

2.1. Đối với xây dựng huyện NTM nâng cao.

Phấn đấu đạt 5/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao gồm: Quy hoạch, Giao thông, Điện, Thủy lợi, An ninh, trật tự - Hành chính công.

2.2. Xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

- Xã Thiệu Trung: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM kiểu mẫu; đồng thời, tập trung chỉnh trang hạ tầng, cảnh quan khu làng nghề đúc đồng Trà Đông gọn gàng, sạch, đẹp để phục vụ phát triển du lịch làng nghề. Huy động nguồn lực để hoàn thành Asphalt các tuyến đường còn lại; lát đá vỉa hè tuyến đường trung tâm xã, cùng với bổ sung hệ thống cây xanh bóng mát để tạo cảnh quan hiện đại dáng dấp đô thị; hoàn thành thêm ít nhất 02 thôn thông minh gắn với các ứng dụng chuyển đổi số; trồng thêm cây xanh bóng mát trên các tuyến đường rộng (đường dọc Kênh Bắc…); nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, duy trì phân loại rác thải đầu nguồn và thu gom rác thải ít nhất 02 lần/tuần.

- Có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Xã Thiệu Long. Xã Thiệu Viên, Thiệu Nguyên hoàn thành 7/8 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu theo Quyết định 35/2022/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Thiệu Chính, Thiệu Lý, Thiệu Giao, Thiệu Ngọc.

Các xã Thiệu Toán, Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Tiến, Thiệu Giang phấn đấu đạt ít nhất 13/19 tiêu chí. Đối với các xã còn lại đạt từ 10/19 tiêu chí Nông thôn mới Nâng cao trở lên.

2.3. Thôn đạt NTM kiểu mẫu: Có thêm ít nhất 25 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, mỗi xã có ít nhất 1 thôn được công nhận NTM kiểu mẫu.

2.4. Xây dựng đô thị văn minh: Thị trấn Thiệu Hóa phấn đấu cuối năm 2023 đạt ít nhất 7/9 tiêu chí; Xã Minh Tâm (thị trấn Hậu Hiền sau khi được thành lập) đạt 5/9 tiêu chí Đô thị văn minh.

2.5. Sản phẩm OCOP: Có thêm 15 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu có 01 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao.

2.6. Một số chỉ tiêu cụ thể:

- Asphalt thêm được 50km đường nhựa, kết hợp điện chiếu sáng đạt tiêu chuẩn. Trong đó, xã xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao, thôn xây dựng NTM kiểu mẫu phải có tuyến đường trung tâm được nhựa hóa, kết hợp điện chiếu sáng đạt tiêu chuẩn.

- Trồng thêm được ít nhất 53 tuyến đường hoa, mỗi tuyến dài tối thiểu 0,5km; các trục đường chính, khuôn viên nhà văn hóa được trồng hoa, cây xanh, bóng mát…

- Ít nhất 60% hộ gia đình tham gia phân loại rác thải đầu nguồn.

- Có 67% hộ gia đình trở lên sử dụng thùng đựng rác thải.

- Làm được tối thiểu 60km tường rào mẫu; thêm ít nhất 49 thôn, tiểu khu có nhà văn hóa, điểm công cộng lắp đặt dụng cụ thể thao, vui chơi cho thiếu nhi.

- Tối thiểu 40% hộ gia đình sử dụng nước sạch từ hệ thống cung cấp tập trung.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Làm tốt công tác tuyên truyền những thành quả, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm là tuyên truyền các cơ chế chính sách, các chủ trương mới trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những điển hình cách làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM như phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; cuộc vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng sân chơi thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể thao, vận động thể chất ngoài trời tại các thôn, tiểu khu; khu dân cư sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn...; quán triệt phương châm, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; đa dạng hình thức, sử dụng nhiều công cụ tuyên truyền như: thông qua đài truyền thanh, truyền hình của huyện, xã, pano, apphic, báo đài của tỉnh, trung ương... để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng cao nhất từ các tầng lớp nhân dân.

2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường gắn với thực hiện xây dựng các tiêu chí; ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng chung các xã, quy hoạch chung các đô thị trong năm 2022 làm cơ sở triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh.

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế hỗ trợ thiết thực, phù hợp, có hiệu quả cho chương trình năm 2023, trong đó tập trung hỗ trợ cho hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng; các thôn xây dựng NTM kiểu mẫu, thôn thông minh với mức hỗ trợ dự kiến từ 30 - 50% kinh phí đầu tư.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp có sự đổi mới sáng tạo; tập trung triển khai quyết liệt, đưa Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện chương trình này. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số trong thực hiện các Chương trình.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động hiến đất mở rộng đường giao thông, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi; xây dựng công trình vệ sinh tự hoại. Nâng cao chất lượng và chiều sâu các thôn NTM kiểu mẫu, phát huy hiệu quả kinh tế vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng xã nông thôn mới; xây dựng, nhân rộng mô hình Thôn (Tiểu khu) thông minh.

3. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh

- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) để bố trí cho xây dựng các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.

- Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức vận động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư. Tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê trong xây dựng NTM.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển Nông nghiệp và xây dựng NTM; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong giám sát về kết quả xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

5. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng

Chú trọng triển khai sâu rộng Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2021-2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của người dân.

Ban Biên tập


TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2022

I. Tình hình kinh tế - xã hội:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 16,72%, cao hơn 0,22% so với kế hoạch và cao hơn 1,54% so với cùng kỳ (CK). Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng, cao hơn 5,2 triệu đồng so với CK.

Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.464 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 109.574 tấn, vượt 1,5% so với kế hoạch, giảm 0,8% so với CK (năng suất lúa vụ Chiêm Xuân đạt 70,6 tạ/ha; vụ Mùa đạt 60 tạ/ha). Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 19.993ha, đạt 98,9% so với KH, giảm 0,8% so với CK. Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Có thêm 08 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, nâng tổng số sản phẩm toàn huyện được công nhận là 11 sản phẩm (7 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm 3 sao).

Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao ước đạt 4.466 tỷ đồng, tăng 22,31% CK. Trong năm, triển khai đầu tư, thi công 82 dự án, trong đó đã bàn giao đưa vào sử dụng 7 dự án, thi công hoàn thành chuẩn bị bàn giao 10 dự án, đẩy nhanh tiến độ 10 dự án đang thi công, triển khai thủ tục đầu tư 35 dự án, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 15 dự án; triển khai xây dựng, phê duyệt 36 quy hoạch. Trình tỉnh thành lập thêm 3 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Hậu Hiền (17ha giai đoạn 1), Cụm công nghiệp Ngọc Vũ (50ha), giai đoạn 2 cụm công nghiệp Vạn Hà (23ha). Đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chung cho 23/25 xã, thị trấn; trình tỉnh thẩm định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Giang Quang và đô thị Ngọc Vũ; quy hoạch chi tiết khu đô thị trung tâm Hành chính huyện (143ha), quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Đô (84ha), hoàn thiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2035.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường được quan tâm: Triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất huyện thời kỳ 2021-2030; Hoàn thành việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Đã triển khai quyết liệt công tác GPMB, hoàn thành 23 dự án với tổng diện tích là 71,34ha. Cấp 981 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó diện tồn đọng là 240 giấy; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, yếu kém, kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý khai thác cát lòng sông. Tổ chức đấu giá thành công 283 lô đất tại 06 xã, thị trấn với giá trị đạt 388,4 tỷ đồng.

II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được quan tâm; đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa lớn:

1. Giáo dục và đào tạo: Đạt được nhiều thành tích, chất lượng giáo dục của huyện dần được nâng lên. Có 12 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn, trong đó có 01 học sinh đạt thủ khoa toàn trường, xếp thứ 5/27 toàn tỉnh. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm củng cố nâng cấp theo hướng đạt chuẩn. Công nhận lại cho 10 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 80/82 trường (đạt 97,56%).

2. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:Đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa lớn, nổi bật là: Cuộc thi tìm hiểu thân thế sự nghiệp Nhà Sử học Lê Văn Hưu; Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký”; Hội chợ, triển lãm, trưng bày tư liệu, hiện vật, các sản phẩm làng nghề đúc đồng Trà Đông; Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu; nhiều hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng chào mừng huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn NTM và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.....

3. Y tế:Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện được kiểm soát ổn định; quan tâm chỉ đạo tổ chức tốt các đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tăng cường, công tác y tế dự phòng, quản lý vệ sinh.

4. Lao động - TBXH:Kịp thời hỗ trợ 14.775 đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ 14,33 tỷ đồng; hỗ trợ vốn vay đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch 1,8 tỷ đồng; trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở bố trí đất ở cho đối tượng hộ nghèo, sinh sống trên sông chưa có nhà ở. Đã giải quyết việc làm cho 3.253 lao động, đạt 130% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,5%, trong đó có 474 lao động đi làm việc có thời hạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đạt 189,6% kế hoạch năm.

III. Quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo:

Tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2022, giao đủ 189 công dân lên đường nhập ngũ; đón nhận 180 công dân xuất ngũ trở về địa phương; tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện các lực lượng theo đúng quy định. Đặc biệt, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức thành công diễn tập PCLB-TKCN cấp huyện với thực binh tình huống chống tràn đê và thực binh cứu hộ, cứu nạn; diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ cấp xã. Lực lượng công an đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu và tổ chức thực hiện pháp luật, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, qua đó tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, không để xảy ra hoạt động băng nhóm tội phạm. Trong năm, đã giải quyết 39 vụ vi phạm pháp luật; tiếp dân làm thủ tục cấp đăng ký, cấp biển kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho 2.726 trường hợp. Các cơ quan thuộc khối nội chính, tư pháp đã phối hợp thực hiện công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời. Thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra 12 cuộc, hoàn thành 11/12 cuộc đạt tỷ lệ 91,7%.

IV. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới:

1. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy:Luôn giữ vững đoàn kết thống nhất, bám sát Quy chế làm việc, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, sát cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Trong năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 14/14 chương trình, đề án trọng tâm đạt 100% chương trình công tác năm 2022; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ để cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mới, đột phá, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; chỉ đạo hoàn thành việc triển khai, thực hiện ký số trên hệ thống điều hành tác nghiệp đối với 37 tổ chức và 77 cá nhân, đạt 100%.

2. Công tác chính trị tư tưởng:Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, quê hương. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và chuỗi các hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, để lại ấn tượng sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ 35, tăng cường công tác chỉ đạo bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chỉ đạo biên soạn tái bản Lịch sử Đảng bộ huyện (1930-2020); đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống các ngành; làm tốt công tác biên soạn, xuất bản cuốn Bản tin nội bộ hằng tháng. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận 01-KL/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW (khóa XIII) của Bộ Chính trị; giám sát việc thực hiện Kết luận 07-KL/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo. Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng năm 2022, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo kế hoạch.

3. Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã bổ nhiệm mới 05 đồng chí, bổ nhiệm lại 64 đồng chí, giới thiệu ứng cử, chỉ định 61 đồng chí, điều động, luân chuyển 21 đồng chí và giải quyết dôi dư 20 đồng chí. Hoàn thành việc rà soát, khắc phục những sai phạm đối với 525 nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 đối với cán bộ lãnh đạo thuộc quản lý cấp xã, cấp huyện; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt đối với quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Tổ chức trao Huy hiệu Đảng cho 575 đảng viên. Đã kết nạp được 112 quần chúng ưu tú vào Đảng (vượt 12% KH, trong đó có 22 đảng viên là học sinh). Công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ được quan tâm, triển khai thực hiện theo quy định.

4. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Tiến hành kiểm tra 05 cuộc đối với tổ chức đảng cơ sở và tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trong tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết của đảng và trách nhiệm người đứng đầu. Đã thi hành kỷ luật 106 trường hợp, trong đó có 32 cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.

5. Công tác dân vận:Tập trung bám nắm tình hình Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBND huyện với Ban Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, giai đoạn 2022-2026; tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn năm 2022. Triển khai Kế hoạch hỗ trợ nhà ở và ổn định đời sống cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà cho người nghèo giai đoạn 2022-2025 và năm 2022, năm 2023.

6. Hoạt động của HĐND huyện:Tổ chức thành công 06 kỳ họp của HĐND huyện bàn và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định hỗ trợ đầu tư một số công trình, dự án trên địa bàn huyện, thông qua các Đề án về chương trình phát triển đô thị, phân loại đô thị, thành lập đơn vị hành chính và nhiều nội dung quan trọng khác. Phối hợp với UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh theo quy định.

7. Hoạt động của UBND huyện:Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các mặt; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; chỉ đạo các địa phương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp lễ, Tết; chỉ đạo các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Chỉ đạo gieo trồng vụ Chiêm Xuân, vụ Mùa Thu, triển khai sản xuất vụ Đông, đảm bảo đúng khung thời vụ; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, tiến độ GPMB, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ xây dựng các công trình, dự án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

8. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; đến ngày 20/11/2022, toàn huyện có 23/25 xã, thị trấn vận động nhân dân hiến được 18.554m2 đất, xây dựng 54.700 mét tường rào, xây dựng được 439 nhà sạch vườn đẹp, 29,4km đường điện sáng, đổ đường bê tông 35,3km, Asphalt 11,3km đường, hoàn thành 100% có 25/25 xã, thị trấn đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà... tạo khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn toàn huyện. Triển khai kế hoạch vận động hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo năm 2022 đạt kết quả tích cực, tính đến ngày 20/11/2022, tổng số nhà được hỗ trợ là 102 nhà, với tổng số tiền là 5,2 tỷ đồng, trong đó 42 nhà thuộc các nguồn huy động khác; 60 căn nhà đã có nhà tài trợ cam kết triển khai, hỗ trợ (theo Kế hoạch số 97-KH/HU, ngày 18/8/2022; số hộ hiện đã được phân bổ đang tiến hành xây dựng nhà là 22 nhà); nguồn kinh phí vận động từ Nhân dân thu được gần 1 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và nhiều các hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác.

8.1. Đoàn thanh niên:Phát động thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh", con đường bích họa, công trình cột điện nở hoa; huy động trên 1.000 lượt ĐVTN tham gia các hoạt động tình nguyện; hoàn thành lắp đặt 27 điểm thể thao, vui chơi công cộng ngoài trời...; tổ chức thành công đại hội cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2022-2027, kết nạp mới 2.500 đoàn viên.

8.2. Hội Liên hiệp phụ nữ:Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”; vận động 15.200 hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế, BHXH tự nguyện; nhận đỡ đầu 22 trẻ em mồ côi từ mô hình “Mẹ đỡ đầu” tại các cấp hội cơ sở; trao 08 bê vàng cho hội viên gặp khó khăn trị giá 104 triệu đồng, thu hút 215 hội viên mới.

8.3. Liên đoàn Lao động huyện:Tổ chức “Tết sum vầy - Xuân bình an”; chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua, hỗ trợ 4 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn trị giá 165 triệu đồng; kiện toàn bổ sung BCH, BTV, chức danh Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện nhiệm kỳ 2018-2023; thành lập mới 4 tổ chức công đoàn cơ sở, kết nạp mới 630 đoàn viên.

8.4. Hội Nông dân huyện:Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất kết hợp thành lập hợp tác xã; triển khai mô hình “Nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường”; “Thu, gom rác thải kênh mương và ngoài đồng ruộng”; hướng dẫn tổ chức Đại hội Chi hội nông dân NK 2022-2027 và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội Hội Nông dân huyện NK 2023-2028...; kết nạp mới 412 hội viên.

8.5. Hội Cựu chiến binh huyện:Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Cựu chiến binh cấp huyện và cơ sở; tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu", vận động, hỗ trợ xây mới 7 nhà “Nghĩa tình đồng đội” với số tiền 220 triệu đồng, kết nạp mới 124 hội viên.

Trịnh Văn Đệ (HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy)


BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH CHỐNG SỰ PHÁ HOẠI, XUYÊN TẠC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hiện thực Lịch sử vẻ vang của Đảng ta đã được toàn dân tộc thừa nhận, tự hào và bạn bè quốc tế khâm phục, quý trọng. Đó là sự thật, không ai có thể phủ nhận. Nhưng vẫn có những thế lực thù địch, phản động ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc lịch sử Đảng hòng hạ thấp và chống phá sự lãnh đạo của Đảng.

Có một số thế lực cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và tầm vóc, giá trị lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Họ coi đó chỉ là sự “ăn may” của cộng sản, Việt Minh. Thực tế lịch sử đã khẳng định Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng diễn ra liên tục suốt 15 năm với sự lãnh đạo của Đảng từ cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

Trong phong trào giải phóng dân tộc, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện đường lối, đặt mục tiêu giành độc lập dân tộc lên hàng đầu; xây dựng lực lượng chính trị rộng lớn, đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng rộng khắp trên cả nước; xác định phương pháp đấu tranh đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành độc lập và chính quyền; dự báo và nắm bắt thời cơ cách mạng. Đó là những điều căn bản và quyết định thắng lợi của cách mạng.

Điểm nổi bật có giá trị lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám là Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn vấn đề tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ. Thời cơ bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi là: Cao trào cách mạng của nhân dân cả nước phát triển mạnh mẽ (Đảng đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945); kẻ địch lâm vào khủng hoảng, hoang mang, mất sức chiến đấu (Pháp chạy, Nhật hàng Đồng minh); các tổ chức đảng và Việt Minh đủ mạnh trên cả nước, quyết tâm lãnh đạo đưa quần chúng vào hành động cách mạng. Cùng với nắm bắt thời cơ, Đảng đã chỉ rõ nguy cơ: Quân Đồng minh (Anh và Trung Hoa dân quốc) kéo vào giải giáp quân Nhật và lợi dụng danh nghĩa đó để xâm chiếm Việt Nam; lợi dụng sự thất bại của Nhật, quân Pháp quay lại áp đặt sự cai trị như trước ngày 9-3-1945. Đảng đã lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước khi quân Đồng minh vào và trước khi quân Pháp quay lại.

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 quyết định tổng khởi nghĩa với nguyên tắc chỉ đạo: Tập trung, thống nhất, kịp thời và nhanh chóng giành thắng lợi trong nửa cuối tháng 8-1945. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã xóa bỏ chế độ thuộc địa gần một thế kỷ và chế độ quân chủ phong kiến hàng nghìn năm, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do với bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là cuộc kháng chiến thần thánh với những chiến công vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Bạn bè quốc tế nhắc đến Điện Biên Phủ gắn liền với Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp. Vậy mà đến nay vẫn có thế lực cố tình xuyên tạc. Họ cho rằng có thể tránh được cuộc chiến tranh "nếu phía Việt Nam không hiếu chiến".

Sự thật đã bác bỏ quan điểm sai trái đó. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Lập trường hòa bình và sự nhân nhượng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa rất rõ ràng. Khi kháng chiến diễn ra ở Nam Bộ, ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh đã ký với J.Sainteny, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Hà Nội bản Hiệp định Sơ bộ cho phép 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc; Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và tài chính riêng trong liên bang Đông Dương và thuộc khối liên hiệp Pháp. Đó là sự nhân nhượng rất lớn nhưng cần thiết mặc dù Pháp chưa công nhận Việt Nam độc lập và còn phải ở trong khối liên hiệp Pháp. Nhân nhượng đó thể hiện mong muốn hòa bình và quan hệ thân thiện với nước Pháp. Để thúc đẩy quá trình đó, ngày 25-4-1946, đoàn Quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu thăm nước Pháp. Ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội thăm chính thức nước Pháp với mong muốn hòa bình và hợp tác giữa hai nước. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán Việt - Pháp bắt đầu ở Fontainebleau (Pháp). Do phía Pháp không thành thật muốn đàm phán nên giải pháp hòa bình không thành. Trước khi trở về nước ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh ký bản Tạm ước với Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Moutet nhân nhượng một số quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Ngày 18-10-1946, về đến cảng Cam Ranh, Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trao đổi về thực hiện Tạm ước 14-9.

Sau khi ra miền Bắc, quân đội Pháp liên tiếp gây hấn, vi phạm Hiệp định Sơ bộ 6-3. Ngày 20-11-1946, Valluy, Quyền Cao ủy Pháp, ra lệnh cho quân Pháp tấn công Hải Phòng. Ở Hà Nội, quân Pháp trắng trợn dùng vũ lực và đòi kiểm soát thành phố. Trước hành động chiến tranh của Pháp, dân tộc Việt Nam buộc phải chiến đấu bảo vệ nền độc lập non trẻ. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội Pháp mong muốn chấm dứt chiến sự, nối lại đàm phán nhưng phía Pháp không đáp lại. Bàn tay hòa bình của Việt Nam đưa ra nhưng phía Pháp đã không đáp lại bằng thái độ hòa bình. Chính phủ Pháp đã lao sâu vào cuộc chiến tranh mà chính người Pháp gọi là chiến tranh phi nghĩa, “chiến tranh bẩn thỉu” để cuối cùng nhận lấy thất bại đau đớn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) phải vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh mới đi đến Ngày toàn thắng 30-4-1975, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc. Chính giới Hoa Kỳ và các tướng lĩnh Mỹ thừa nhận hành vi chiến tranh của họ ở Việt Nam, những bài học và nguyên nhân thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam có lời sám hối về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Chính phủ Mỹ và những tội ác do họ gây ra, mong muốn được góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, nhất là sự tàn phá của chất độc da cam/dioxin. Vậy mà vẫn có những tiếng nói lạc lõng, trắng trợn, coi chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc “nội chiến” giữa phe cộng sản và phe quốc gia. Đó là sự xuyên tạc lố bịch nhất.

Năm 1950 mở đầu sự can thiệp của Mỹ khi tàu chiến Mỹ đến cảng Sài Gòn và ngày 19-3-1950, 30 vạn nhân dân Sài Gòn biểu tình chống Mỹ can thiệp. Sau thảm bại của Pháp ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), tháng 6-1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng trong Chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên từ ngày 13-6-1949. Đó là sự chuẩn bị để Mỹ thay thế Pháp ở Việt Nam. Sau Hiệp định Geneva được ký kết (tháng 7-1954), Việt Nam tạm chia làm hai miền với Vĩ tuyến 17. Ở miền Nam, Mỹ chính thức thay chân Pháp khi quân Pháp rút hết về nước (28-4-1956). Mỹ dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, từ chối hiệp thương với miền Bắc để tổng tuyển cử thống nhất đất nước như quy định của Hiệp định Geneva, mưu toan chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên là bất hợp pháp, giả hiệu; là phản dân, hại nước. Ngụy là giả. Vì vậy, chính quyền và quân đội do Mỹ xây dựng được gọi là ngụy quyền, ngụy quân. Họ không đại diện cho quốc gia, dân tộc dù họ tự gọi mình là "chính phủ quốc gia", “chính nghĩa quốc gia”. Ngày 13-5-1957, tại Mỹ, Ngô Đình Diệm trắng trợn tuyên bố: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài đến Vĩ tuyến 17”. Lời tuyên bố đó và cả hành động thực tế đã cho thấy bản chất của một chính quyền tay sai, bán nước, công cụ chiến tranh của Mỹ, hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ suốt đến sau này. Khi chính quyền đó không đáp ứng được lợi ích của Mỹ thì Mỹ sẵn sàng gạt bỏ, “thay ngựa giữa dòng”. Cái chết bi thảm của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 đã chứng tỏ điều đó.

Mỹ đã lần lượt thất bại trong mô hình thực dân mới ở miền Nam Việt Nam; trong “Chiến tranh đặc biệt” 1961-1964, “Chiến tranh cục bộ” 1965-1968 và “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1975. Có những hành động chiến tranh vô cùng tàn bạo của Mỹ như rải chất độc hóa học hủy diệt sự sống ở miền Nam (10-8-1961); ném bom miền Bắc từ ngày 5-8-1964; ồ ạt đưa quân Mỹ tham chiến ở miền Nam (8-3-1965); sử dụng lượng vũ khí lớn ở Thành cổ Quảng Trị; ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972. Cuối cùng, quân Mỹ đã thất bại, chấp nhận ký Hiệp định Paris (27-1-1973), rút hết quân Mỹ về nước. Cách mạng Việt Nam phát triển, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vào những năm 1988-1991, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Do chủ nghĩa xét lại, cơ hội, sự suy thoái trong các Đảng Cộng sản cầm quyền và sự phản bội đã dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động ở Việt Nam cho rằng Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã thất bại. Họ coi việc truyền bá lý luận Mác - Lênin vào Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm. Họ đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ sự lãnh đạo, thực hiện chế độ đa đảng và đa nguyên chính trị, xóa bỏ con đường xã hội chủ nghĩa.

Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn, đề ra các nguyên tắc chỉ đạo đổi mới kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ dứt khoát lựa chọn từ năm 1930; trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bác bỏ đa nguyên, đa đảng. Đảng đề ra "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (1991) và bổ sung, phát triển năm 2011. Nhờ vậy, công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, hội nhập quốc tế và đối ngoại ngày càng mở rộng, đời sống về mọi mặt của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Việt Nam vẫn vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố tác phẩm quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đó là công trình tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới, làm sáng tỏ mục tiêu, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các giải pháp và quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với lý luận khoa học và thực tiễn Việt Nam, đóng góp vào kho tàng lý luận về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam là vì nhân dân, vì con người. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”.

Đất nước và dân tộc Việt Nam do Đảng lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, vững chắc trên con đường đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực. Mọi sự phá hoại, xuyên tạc lịch sử Đảng và sự lãnh đạo của Đảng không cản trở được khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất, hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.

Ban Biên tập


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG MỚI Ở THÔN ĐỒNG BÀO, XÃ MINH TÂM

Xưa kia thôn Đồng Bào có tên là Kẻ Ngò và sau đó là Làng ngô Xá thượng, Thuộc tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Thiên, huyện Lôi Dương. Từ những ngày cách mạng còn non trẻ, nhiều thanh niên ưu tú ở làng đã sớm tiếp thu tư tưởng của Đảng để xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương. Làng Đồng Bào đã thành lập được các hội quần chúng, như: Nông hội đỏ, hội lợp nhà, hội đánh tranh, hội cắt tóc ngắn... từ đây đã tạo ra nhiều phong trào đấu tranh cách mạng từ quần chúng Nhân dân của huyện và tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Nông hội đỏ, quần chúng Nhân dân trong làng đã đấu tranh đòi Cử Khải trả lại công điền, công thổ, đòi thực hiện dân chủ trong bầu lý trưởng. Tháng 3-1934, tại bãi Hồ Cỗ, hội nghị thành lập chi bộ ghép các làng được tiến hành. Chi bộ đã phân công đảng viên phụ trách để xây dựng các hội quần chúng, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giảm thuế điền, thuế thổ, thuế chợ, thuế đò, phong trào đấu tranh cách mạng diễn ra vô cùng sục sôi. Giữa năm 1939, thực dân Pháp bắt đầu thực thi chính sách đàn áp các phong trào cách mạng, các đồng chí đảng viên nơi đây được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc mít tinh tuần hành với khoảng 6 nghìn người tham gia.

Nhiều người con của làng Đồng Bào lớn lên với đồng bãi, đói no cùng hạt lúa, củ khoai nhưng luôn dành trọn niềm tin theo Đảng, luôn sục sôi, nhiệt huyết trong phong trào đấu tranh cách mạng. Trước uy thế của phong trào đấu tranh của quần chúng Nhân dân, hương lí trong làng không dám đi thu thuế nữa. Đầu năm 1945, nhận được kế hoạch tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa Thiệu Hóa, các đồng chí đảng viên, cán bộ Hội cứu quốc ở làng đã vận động Nhân dân ủng hộ lương thực, thực phẩm. Hội phụ nữ cứu quốc chuẩn bị cơm nắm cho các chiến sĩ mang theo. Chiều tối ngày 18-8-1945 tự vệ chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu. Không khí như ngày hội, cùng với lực lượng tự vệ các làng của Tổng Xuân Lai xuống thuyền về phủ Thiệu Hóa đánh chiếm trường tiểu học và phủ đường. Đến sáng ngày 19-8, quân cách mạng đã làm chủ hoàn toàn phủ Thiệu Hóa, chính quyền cách mạng về tay Nhân dân.

Phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần quật cường, bất khuất trong đấu tranh giành và giữ chính quyền và hôm nay, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thôn Đồng Bào đang viết tiếp những trang sử vàng, nhân lên những bản anh hùng ca chiến thắng, với hào khí cách mạng của lớp lớp cha anh. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chi bộ thôn Đồng Bào đã có chủ trương, giải pháp đúng đắn, sát hợp và hiệu quả. Với tinh thần phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò chủ thể của người dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả đã từng bước hoàn thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng, sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa. Năm 2020, thôn Đồng Bào là một trong 3 thôn trong xã Minh Tâm đã về đích NTM. Không bằng lòng với kết quả đã đạt được, cấp ủy và Nhân dân trong thôn tiếp tục xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, và cuối năm 2021, Đồng Bào đã đạt mục tiêu thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt được các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, Chi bộ thôn Đồng Bào đã tập trung lãnh đạo Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đưa giống lúa mới, chất lượng cao vào thâm canh trên các xứ đồng. Đồng thời, tập trung phát huy lợi thế của đất đai, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, công nghệ cao, trong thôn đã có 3ha nhà màng, vùng rau an toàn 18ha, đưa các cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao, như: Bầu, bí, ớt xuất khẩu, ngô ngọt, khoai lang vào sản xuất. Nhờ vậy mà giá trị thu nhập bình quân trên một ha canh tác đạt 160 triệu đồng. Cùng với đó, duy trì và xây dựng các mô hình gia trại nuôi trồng thủy sản, gia cầm trên đất lúa kém hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Ngoài ra, người dân trong thôn còn tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề để có cơ hội đi xuất khẩu lao động, làm việc ở các công ty, doanh nghiệp. Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của thôn Đồng Bào đạt 69 triệu đồng/năm.

Về Đồng Bào hôm nay, cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày, trên 4km đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, trên 300m tường rào mẫu được xây dựng và được vẽ tranh bích họa trên 100m, Hai bên đường đặt chậu hoa cây cảnh, hệ thống điện sáng được đầu tư lắp đặt bằng hệ thống điện mặt trời, nhà ở được xây dựng khang trang. Điều đáng nói là cán bộ và nhân dân ở thôn Đồng Bào đã đoàn kết, đồng lòng tạo nên các phong trào cách mạng mới như: tự nguyện tham gia hiến đất mở đường, đến nay trong thôn đã tổ chức 2 đợt hiến đất, với 300m2, nhiều hộ đã tự phá dỡ nhà, các công trình kiên cố để mở đường, điển hình như hộ ông: Nguyễn Đình Khiết, Nguyễn Đình Ngạn, Nguyễn Công Vệ... Qua trao đồi với chúng tôi ông Nguyễn Đình Khiết, thôn Đồng Bào cho biết: Được sự động viên của cấp ủy chi bộ, ban công tác mặt trận thôn, gia đình ông đã phá dỡ một phần ngôi nhà xây dựng từ năm 1938 và hiến 52m2 đất để tháo gỡ khúc cua giao thông, thuận lợi cho đi lại. Gia đình ông Nguyễn Đình Ngạn cũng phá nhà, hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích chung mà không đòi hỏi gì.

Không dừng lại ở đó, mà cán bộ và nhân dân trong thôn đã tranh thủ sự quan tâm của con em xa quê, các hội đồng khoa các khóa học ủng hộ trên 200 chậu hoa cây cảnh. Chi bộ và ban công tác mặt trận thôn đang tiếp tục vận động Nhân dân tháo gỡ các nốt thắt giao thông, đường cua gấp khúc để thuận tiện hơn cho việc đi lại. Nhân dân trong thôn đã thống nhất cao với mức đóng góp 160 ngàn đồng/khẩu để đầu tư xây dựng lại các công trình cho các gia đình tự nguyện hiến đất mở đường. Về việc tháo gỡ các nốt thắt giao thông của thôn, ông Nguyễn Cao Cường, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Đồng Bào cho biết sẽ tiếp tục vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất mở đường để hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống giao thông trong thôn, xã khang trang hơn, nhằm mở rộng đường giao thông, đặt biệt là các nốt thắt, đường cua đảm bảo đi lại thuận tiện hơn.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, cán bộ, Nhân dân thôn Đồng Bào đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương Minh Tâm ngày càng giàu đẹp.

Thanh An - Ngô Hiền


THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU NĂM 2022

1. Về kết quả (dự kiến) xây dựng Nông thôn mới:

- Xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: 01/01 xã KH (xã Thiệu Trung).

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 4/5 xã KH (Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Long, Minh Tâm). 02 xã Thiệu Viên và Thiệu Phúc cơ bản hoàn thành (đạt 17/19 tiêu chí).

- Thôn nông thôn mới kiểu mẫu có khả năng đạt chuẩn: 19/21 thôn KH; 02 thôn tiếp tục phấn đấu hoàn thiện là: Thôn 6 xã (Thiệu Trung), thôn Đồng Thanh (Minh Tâm).

- Thôn đạt chuẩn nông thôn mới: 21/21 thôn KH (đã công nhận).

- Sản phẩm hàng hóa đạt chứng nhận OCOP: Có thêm 7/14 sản phẩm đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận (4 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 3 sao); 9 sản phẩm đã trình Hội đồng tỉnh công nhận trong thời gian tới (Đợt 3).

2. Kết quả thực hiện theo các nội dung, tiêu chí:

2.1. Kinh tế nông thôn:

- Lĩnh vực nông nghiệp:

Tổng diện tích gieo trồng là 19.983,2ha, đạt 98,8% so với kế hoạch, tăng 1,9% so với CK. Trong đó diện tích vụ Đông 2021 - 2022, là 2.031,4ha, đạt 87,6% kế hoạch (KH) huyện giao, đạt 96,7% KH tỉnh giao, giảm 11,3% so với CK; vụ Chiêm Xuân năm 2022 là 9.249,2ha đạt 99,5% so với KH tăng 0.07% so với CK. Mặc dù năm 2022 bị ảnh hưởng bởi 3 đợt mưa to đến rất to, gây ngập úng (21-24/5; 11-14/7; 28/9 - 5/10) nhưng năng suất các loại cây trồng vẫn đảm bảo yêu cầu. Toàn huyện gieo trồng được trên 8.702,6ha (đạt 100,02% diện tích); Sản lượng lương thực ước đạt trên 109 nghìn tấn.

Chương trình liên kết sản xuất năm 2022 đạt 996,5ha. Trong đó: cây lúa 630,6ha, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi 239,7ha, đậu tương rau 8ha, ngô ngọt 20ha, khoai tây 9ha, mía 70ha, rau màu khác 19,2ha với các công ty: Công ty TNHH TP công nghệ cao Tâm Phú Hưng; Công ty xuất nhập khẩu Ninh Bình, Công ty xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty Bò sữa Thống nhất, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Việt Nam, Công ty Nông sản Thịnh Phát.

Tích tụ tập trung đất đai đến nay là 540ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (riêng 9 tháng đầu năm 2022 là 121,6ha tại Thiệu Hợp Thiệu Nguyên, Thiệu Giao, Thiệu Công,..). Phối hợp với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn thực hiện liên kết sản xuất vụ Thu Mùa cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Duy trì phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 36ha; 106.122m2 nhà màng và nhà lưới sản xuất rau củ, quả an toàn và hoa.

- Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt, đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hầu hết các hoạt động sản xuất trở lại bình thường, các xí nghiệp, nhà máy, công ty, doanh nghiệp, các làng nghề, dịch vụ buôn bán được phép mở cửa sản xuất, kinh doanh, nguồn cung hàng hóa vẫn đảm bảo ổn định... thị trường lao động việc làm được trở lại, số người lao động có việc làm và cho thu nhập ổn định.

2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục được triển khai đầu tư từ nhiều nguồn vốn để tăng cường kết cấu hạ tầng nông thôn: Cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà, công trình Kè chống sạt lở sông Cầu Chày, xã Thiệu Ngọc, xây dựng đập Khánh Hội xã Thiệu Duy, nhiều khu dân cư Nông thôn - đô thị được đầu tư hạ tầng đồng bộ,...; Đầu tư và nâng cấp hoàn thành 3 nhà máy nước sạch tập trung (nâng tổng số công trình nước sạch tập trung trên địa bàn huyện lên 05 công trình) đảm bảo phủ kín quy hoạch, đáp ứng phục vụ nhu cầu lâu dài của người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay đang tiếp tục khẩn trương triển khai hệ thống đường ống dẫn cấp nước... và nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng khác.

Cùng với các cơ chế hỗ trợ của tỉnh, của huyện; Cấp ủy, chính quyền các xã đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ nhân dân trong quá trình xây dựng NTM; nhiều xã đã có cách làm hay, sáng tạo trong công tác huy động đóng góp của nhân dân. Các phong trào hiến đất, mở đường, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, xây dựng tường rào mẫu đã cho kết quả khả quan, cụ thể: các hộ dân trong toàn huyện trong năm đã hiến 17.153m2 đất để làm đường giao thông và nhà Văn hóa; xây dựng, nâng cấp được 43,63km đường giao thông nông thôn - đô thị và giao thông nội đồng (9,2km nhựa); 14,5km kênh mương nội đồng, hơn 20km rãnh thoát nước, 45 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, cải tạo nâng cấp và xây mới 613 ngôi nhà, chỉnh trang, làm mới 57.066m tường rào mẫu; xây dựng mới 62 phòng chức năng và 12 phòng học, cải tạo xây dựng 30 phòng học, 21 phòng chức năng; 02 trụ sở xã và 02 chợ được nâng cấp,… tạo nên diện mạo mới cho nông thôn và đô thị. Trong đó điển hình hiến đất, xây dựng đường GT, tường rào, nhà văn hóa… tại thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Long, Minh Tâm, Thiệu Ngọc, ...

2.4. Văn hóa, xã hội, môi trường:

Công tác văn hóa, y tế, giáo dục được tiếp tục quan tâm; chất lượng giáo dục, đào tạo luôn được duy trì và nâng cao chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,2%; tỷ lệ trúng tuyển cao đẳng, đại học 99,2%. Chất lượng giáo dục của huyện đạt tốp 10 của tỉnh; công nhận lại cho 9 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường chuẩn toàn huyện lên 78/82 trường (đạt 95%).

Các cơ sở khám chữa bệnh được tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đến nay đã có 100% số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT toàn huyện đạt 90,01%,

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã được huyện, xã quan tâm thực hiện, rác thải được tiến hành thu gom và xử lý theo quy định. Ban Thường vụ Huyện ủy giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện triển khai Đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” bước đầu được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã có 1.730 hộ xây bể và tiến hành xử lý rác thải đầu nguồn; phát động trồng đường hoa được 4,7km ở các xã: Thiệu Nguyên, Minh Tâm, thị trấn Thiệu Hóa...; mô hình “Nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường” tại xã Thiệu Nguyên, có 70/470 hộ chăn nuôi tham gia. Từ đó, nhiều hộ gia đình, cán bộ, nhân dân đã từng bước nâng cao nhận thức,... góp phần giảm thải lượng rác thải hữu cơ ngay tại nguồn và giảm ô nhiễm môi trường. Rác thải được vận chuyển và xử lý đúng quy định.

Các xã đang tập trung tuyên truyền vận động Nhân dân sử dụng nguồn nước sạch tập trung, tỷ lệ số hộ dùng nước sạch tập trung toàn huyện đến nay là 14% (khu vực nông thôn 6,4%), tập trung các xã, thị trấn: Thị trấn Thiệu Hóa, Tân Châu, Thiệu Giao, Thiệu Trung, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, Thiệu Duy và Thiệu Nguyên...; Tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt 67,3%.

Những kết quả đạt được năm 2022 là rất quan trọng, tạo tiền đề, động lực để đảng bộ và Nhân dân huyện nhà tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề năm 2023, đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

Ban Biên tập


MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA XÃ THIỆU NGỌC, NĂM HỌC 2021- 2022

Năm 2022, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục củng cố, phấn đấu xây dựng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, công tác giáo dục và đào tạo ở xã Thiệu Ngọc trong thời gian qua đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những bước phát triển toàn diện và vững chắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của huyện Thiệu Hóa.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân và sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, giáo viên và học sinh ở cả 3 cấp học: mầm non, tiểu học và THCS, công tác giáo dục và đào tạo của xã luôn giữ vững sự ổn định và từng bước phát triển vững chắc. Trong điều kiện ngân sách của xã còn khó khăn, nhiều lĩnh vực cần sự đầu tư, tuy nhiên, hằng năm xã Thiệu Ngọc đã dành kinh phí nhất định để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học ở các nhà trường. Nhờ có sự quan tâm đầu tư đúng mức của xã, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường. Hệ thống trường, lớp học được từng bước hoàn thiện hơn, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp; trang thiết bị được đầu tư khá đồng bộ, tạo điều kiện cho phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo cũng được đặc biệt quan tâm, từng bước kiện toàn cơ cấu bộ máy quản lý, chuyên môn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng được tăng cường về số lượng, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Năm học 2021-2022, 100% giáo viên trong các nhà trường có tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết thống nhất cao. Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho học một ca. Đồ dùng dạy học được bảo quản hợp lí, có danh mục rõ ràng, đầy đủ cho giáo viên sử dụng theo nhu cầu, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng nâng cao hiệu quả và tính chính xác của thiết bị khi sử dụng. Trong năm học vừa qua, trường THCS đã mua thêm 2 tivi cho học sinh khối 6, sơn lại hệ thống bảng từ, tu sửa hệ thống quạt mát, bóng điện, đảm bảo ánh sáng trong các phòng học… với tổng số tiền huy động từ nguồn XHH trị giá hơn 60 triệu đồng. Công tác tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trong năm qua 100%, tiếp tục hoàn thành tốt công tác phổ cập THCS. Trong thời gian đầu năm, tuy gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng các tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học với các nội dung, các chủ đề dạy học, các chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nên vẫn đảm bảo chương trình; nhà trường đã chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào cuộc sống hằng ngày. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của giáo dục toàn diện, với mục tiêu giúp học sinh phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Chi bộ các trường đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Cùng với việc thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt các môn văn hóa, nhà trường luôn đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống cho học sinh, tạo ra những thế hệ học trò có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt. Kết quả trường THCS năm học vừa qua, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn năm học 2021-2022 được nâng lên, có 173 học sinh có học lực khá đạt 45,6%, 46 em học lực giỏi đạt tỷ lệ 20,2%, học sinh xuất sắc đạt tỉ lệ 0,9%. Chất lượng đại trà vượt so với kế hoạch và so với năm học trước, đặc biệt là tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng 2,5%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm còn 2,6% giảm 1,3%. Có 9 học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa lớp 8 cấp huyện. Có một học sinh đạt giải Ba cuộc thi Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Nhà Sử học Lê Văn Hưu. Có 02 HS đạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 5. Có 4 học sinh giỏi lớp 7, có 4 HSG lớp 6. Học sinh giỏi của nhà trường xếp thứ 8 giải đồng đội trong toàn huyện; xếp loại chung các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh, trường THCS được xếp thứ 14. Đặc biệt trong kỳ thi vào lớp 10, THPT Thiệu Hóa, xã Thiệu Ngọc có em Dương Khánh Huyền đỗ thủ khoa với 45,2 điểm.

Trường mầm non xã Thiệu Ngọc có 243 trẻ, với 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có 6/9 lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi và học liệu, 9/9 bảo quả và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, trang trí trường lớp tạo môi trường giáo dục theo chủ đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung trung tâm", đảm bảo xanh - sạch - đẹp, thân thiện và an toàn. Nhà trường đã thu hút các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác, từng bước cải tạo nâng cấp trường lớp đảm bảo chuẩn hóa. Năm học vừa qua, trường mầm non Thiệu Ngọc có 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, có đủ đồ dùng cá nhân, có ký hiệu riêng, được tiêm chủng định kỳ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh xuống dưới 5,8%. Trong những năm qua Trường Mầm non Thiệu Ngọc đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc” với nhiều mặt hoạt động nhà trường đạt ở mức độ cao và bền vững, được cấp trên, chính quyền địa phương cũng như cha mẹ học sinh quan tâm, tin tưởng ủng hộ.

Năm học 2022 - 2023, phát huy thành tích, kết quả đã đạt được năm học vừa qua, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhân dân, các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở xã Thiệu Ngọc sẽ đạt được thành tích, kết quả cao hơn nữa, góp phần xây dựng xã Thiệu Ngọc đạt xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Nguyễn Thị Hà (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy)


LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐÌNH ĐA LỘC, XÃ THIỆU GIANG

Đình Đa Lộc thuộc thôn Đa Lộc, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đa Lộc trong quá trình lịch sử cũng có nhiều lần thay đổi tên gọi. Qua tìm hiểu các bậc cao niên trong làng và cuốn lịch sử văn hóa thôn Đa Lộc (lưu hành nội bộ) thì tên gọi xưa nhất của làng Đa Lộc mà dân gian truyền lại là thôn Tự Cầu, tổng Mật Vật, sau đó đổi là thôn Tự Cầu xã Trì Giang, rồi đến thôn Đa Lộc xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa và được gọi đến ngày nay. Theo sách “Đồng Khánh địa dư chí” của viện Hán Nôm, (Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2003, thời vua Đồng khánh (1885 - 1888) thôn Đa Lộc thuộc xã Đông Lỗ, tổng Mật Vật, huyện Thụy Nguyên.

- Về Nhân vật lịch sử: Căn cứ vào sách ‘Thanh Hóa chư thần lục”, các sắc phong, các tài liệu chữ Hán và lời truyền ngôn của các cụ cao niên trong làng thì: Đình Đa Lộc thờ cúng hai vị thần: “Cao Minh Quảng Đức, Uy Minh Hoằng Đức”, là những vị thần, gắn với nhiều giai thoại, huyền tích, có công lao đánh giặc cứu nước, giúp dân, được dân làng ngưỡng vọng thờ cúng, ghi công ơn. Khi mất được nhà vua ban tặng mỹ tự, sắc phong. Hiện nay, tại Đình Đa Lộc vẫn lưu giữ được 19 đạo sắc phong cho hai vị thần “Cao Minh Quảng Đức, Uy Minh Hoằng Đức”. Đây là hai vị thần có nhiều công trong việc giúp Vua dẹp giặc, che chở cho dân và được dân làng nhớ ơn, thờ cúng

- Về lịch sử, kiến trúc ngôi đình: Căn cứ vào chữ Hán được khắc trên thượng lương thì Đình Đa Lộc được xây dựng vào đời vua Tự Đức niên hiệu thứ 33 (1879). Đinh là ngôi nhà 5 gian, hai chái; 6 vì được kết cấu theo kiểu kèo suốt, trụ chữ đinh chống nóc. Đình nằm trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Nam. Tổng thể ngôi đình được bố trí rất hài hòa, từ phía Đông đi vào là cổng đình, trong cổng là sân chạy dài theo chiều dọc của ngôi đình, sân đình có diện tích chiều dài 15,4m; chiều rộng 7m được lát bằng gạch bát. Trước sân có 2 tấm bia đá có kích thước bằng nhau: Cao 1,05m; rộng 0,68m; dày 0,17m (bia đã mờ hết chữ). Phía trước sân là đình có chiều dài 15,4m, chiều rộng 7,3m. Phía Nam của ngôi đình có diện tích 1377m2. Đây là một di tích được bố trí cấu trúc truyền thống, bố cục hài hòa giữa không gian và kết cấu của ngôi đình.

Kiến trúc đình Đa Lộc có kết cấu 5 gian, 6 vì, đầu hồi bít đốc, mái lợp 2 lớp ngói liệt và vẫy. Đình có hệ thống cửa, một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Cấu trúc vì kèo đơn giản theo kiểu kèo suốt phía trên. Có tất cả 6 vì kèo bằng gỗ lim, các vì kèo được bố trí giống nhau, kết cấu mỗi vì kèo có 2 cột cái, cột quân, câu đầu nối liền hai cột cái tiền và hậu. Nách trước và sau có con ngang, hai vì giữa không có xà lòng. Liên kết cột quân với cột cái là bẩy trước, bẩy sau. Trên bẩy trước, sau được chạm nổi hoa văn đối xứng với nhau hình hoa văn Tùng, Trúc hóa long. Cột hiên có nhiệm vụ đỡ tàu mái và xà hiên, rui mè bằng luồng. Thượng lương đình được làm bằng gỗ, ở gian giữa thượng lương có khắc chữ Hán ghi niên đại xây dựng đình “Tự Đức thứ 33 (1879)”.

- Giá trị và ý nghĩa của di tích: Đình Đa Lộc là di tích lịch sử văn hóa có giá trị về nhiều phương diện. Là nơi thờ hai vị thần thần đã có công đánh giặc Ai Lao, khi mất được dân làng nhớ ơn, thờ cúng. Đây là công trình kiến trúc gỗ còn tương đối nguyên vẹn, với kết cấu không cầu kỳ nhưng trông rất cổ kính và bền vững. Đình còn lưu giữ được một số hiện vật hết sức có giá trị, tiêu biểu như: Bia đá, 02 tấm; có kích thước bằng nhau: Cao 1,05m; rộng 0,68m; dày 0,18 (bia đã mờ hết chữ); Rùa đá: 02 con (cũ); có kích thước bằng nhau: Dài 0,45m, rộng 0,37m, cao 14m (đã bị mất đầu); Ống Sắc: 03 (cũ); Hộp sắc: 03 (cũ); Đá bó hè: có kích thước dài 1,6m; rộng 0,25m; dày 0,18m; Cột cắm cờ đá: 02 (cũ); Sắc phong: 19 đạo sắc và một số hiện vật khác…

Đình Đa Lộc còn là nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước của Nhân dân trong làng, truyền cho các thế hệ con cháu hiểu rõ hơn lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương mình qua từng thời kỳ.

Căn cứ vào nội dung, hiện trạng và giá trị của di tích, đình Đa Lộc đã được Chủ tịch UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc nghệ thuật năm 2008.

Trần Ngọc Tùng (Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung)


Màu xanh áo lính

Trên mọi miền Tổ quốc ta qua

Đâu cũng gặp màu xanh áo lính

Của Quân đội Việt Nam hùng mạnh

Màu biển trời sông núi mênh mông

Đoàn quân từ thôn xóm ruộng đồng

Lớn nhanh tựa chàng trai Phù Đổng

Từ buổi gậy tầm vông thay súng

Đã trưởng thành làm một Điện Biên

Đoàn quân từ kìm kẹp đứng lên

Đã phất cao ngọn cờ Giải phóng

Làm cuộc Tổng tiến công hùng dũng

Để hoàn thành thống nhất non sông

Ôi màu xanh áo lính yêu thương

Sáng trên vai màu cờ Tổ quốc

Mang sứ mệnh giữ gìn đất nước

Để màu xanh mãi mãi cho đời

Phan Hoàng

12-01_03.jpg


Bản tin nội bộ tháng 11 năm 2022

Đăng lúc: 03/12/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

12-01_01.jpg12-01_02.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 111-KH/BCĐ NGÀY 17/10/2022 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA “KẾ HOẠCH VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2023”

Ngày 17/10/2022, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện ban hành Kế hoạch số 111-KH/BCĐ về “Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2023” với một số nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 14/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Kế hoạch số 103-KH/HU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy; Kế hoạch số 126/KH - BCĐ ngày 14/7/2021 của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đến năm 2030 trở thành thị xã.

- Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hướng tới nông thôn, đô thị thông minh trên cơ sở đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, cảnh quan, môi trường, xây dựng nếp sống văn minh hiện đại.

2. Yêu cầu

- Mục tiêu nhiệm vụ phải có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể, sát với thực tiễn, dễ triển khai, dễ thực hiện, dễ đôn đốc kiểm tra, rõ người, rõ trách nhiệm và bám sát các nội dung mà Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo đã ban hành.

- Các cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực sự chủ động trong huy động, lồng ghép mọi nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nguồn lực ngân sách là động lực, nguồn lực xã hội hóa là quan trọng quyết định, không để xảy ra tình trạng nợ công sau hoàn thành xây dựng NTM.

- Vận dụng linh hoạt sáng tạo các cơ chế, trao quyền tối đa cho cơ sở, cộng đồng dân cư trong việc quyết định huy động, sử dụng nguồn lực trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.

II. VỀ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Về phát triển nông nghiệp:

- Sản lượng lương thực đạt 108 nghìn tấn trở lên.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác đạt 142 triệu trở lên.

- Diện tích tích tụ, tập trung đất đai đạt 130ha trở lên.

- Diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đạt 3.450ha trở lên.

2. Về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh:

2.1. Đối với xây dựng huyện NTM nâng cao.

Phấn đấu đạt 5/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao gồm: Quy hoạch, Giao thông, Điện, Thủy lợi, An ninh, trật tự - Hành chính công.

2.2. Xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

- Xã Thiệu Trung: Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM kiểu mẫu; đồng thời, tập trung chỉnh trang hạ tầng, cảnh quan khu làng nghề đúc đồng Trà Đông gọn gàng, sạch, đẹp để phục vụ phát triển du lịch làng nghề. Huy động nguồn lực để hoàn thành Asphalt các tuyến đường còn lại; lát đá vỉa hè tuyến đường trung tâm xã, cùng với bổ sung hệ thống cây xanh bóng mát để tạo cảnh quan hiện đại dáng dấp đô thị; hoàn thành thêm ít nhất 02 thôn thông minh gắn với các ứng dụng chuyển đổi số; trồng thêm cây xanh bóng mát trên các tuyến đường rộng (đường dọc Kênh Bắc…); nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, duy trì phân loại rác thải đầu nguồn và thu gom rác thải ít nhất 02 lần/tuần.

- Có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Xã Thiệu Long. Xã Thiệu Viên, Thiệu Nguyên hoàn thành 7/8 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu theo Quyết định 35/2022/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Thiệu Chính, Thiệu Lý, Thiệu Giao, Thiệu Ngọc.

Các xã Thiệu Toán, Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Tiến, Thiệu Giang phấn đấu đạt ít nhất 13/19 tiêu chí. Đối với các xã còn lại đạt từ 10/19 tiêu chí Nông thôn mới Nâng cao trở lên.

2.3. Thôn đạt NTM kiểu mẫu: Có thêm ít nhất 25 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, mỗi xã có ít nhất 1 thôn được công nhận NTM kiểu mẫu.

2.4. Xây dựng đô thị văn minh: Thị trấn Thiệu Hóa phấn đấu cuối năm 2023 đạt ít nhất 7/9 tiêu chí; Xã Minh Tâm (thị trấn Hậu Hiền sau khi được thành lập) đạt 5/9 tiêu chí Đô thị văn minh.

2.5. Sản phẩm OCOP: Có thêm 15 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu có 01 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao.

2.6. Một số chỉ tiêu cụ thể:

- Asphalt thêm được 50km đường nhựa, kết hợp điện chiếu sáng đạt tiêu chuẩn. Trong đó, xã xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao, thôn xây dựng NTM kiểu mẫu phải có tuyến đường trung tâm được nhựa hóa, kết hợp điện chiếu sáng đạt tiêu chuẩn.

- Trồng thêm được ít nhất 53 tuyến đường hoa, mỗi tuyến dài tối thiểu 0,5km; các trục đường chính, khuôn viên nhà văn hóa được trồng hoa, cây xanh, bóng mát…

- Ít nhất 60% hộ gia đình tham gia phân loại rác thải đầu nguồn.

- Có 67% hộ gia đình trở lên sử dụng thùng đựng rác thải.

- Làm được tối thiểu 60km tường rào mẫu; thêm ít nhất 49 thôn, tiểu khu có nhà văn hóa, điểm công cộng lắp đặt dụng cụ thể thao, vui chơi cho thiếu nhi.

- Tối thiểu 40% hộ gia đình sử dụng nước sạch từ hệ thống cung cấp tập trung.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Làm tốt công tác tuyên truyền những thành quả, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm là tuyên truyền các cơ chế chính sách, các chủ trương mới trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những điển hình cách làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM như phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; cuộc vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng sân chơi thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể thao, vận động thể chất ngoài trời tại các thôn, tiểu khu; khu dân cư sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn...; quán triệt phương châm, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; đa dạng hình thức, sử dụng nhiều công cụ tuyên truyền như: thông qua đài truyền thanh, truyền hình của huyện, xã, pano, apphic, báo đài của tỉnh, trung ương... để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng cao nhất từ các tầng lớp nhân dân.

2. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường gắn với thực hiện xây dựng các tiêu chí; ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng chung các xã, quy hoạch chung các đô thị trong năm 2022 làm cơ sở triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh.

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế hỗ trợ thiết thực, phù hợp, có hiệu quả cho chương trình năm 2023, trong đó tập trung hỗ trợ cho hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng; các thôn xây dựng NTM kiểu mẫu, thôn thông minh với mức hỗ trợ dự kiến từ 30 - 50% kinh phí đầu tư.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp có sự đổi mới sáng tạo; tập trung triển khai quyết liệt, đưa Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện chương trình này. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số trong thực hiện các Chương trình.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động hiến đất mở rộng đường giao thông, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi; xây dựng công trình vệ sinh tự hoại. Nâng cao chất lượng và chiều sâu các thôn NTM kiểu mẫu, phát huy hiệu quả kinh tế vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng xã nông thôn mới; xây dựng, nhân rộng mô hình Thôn (Tiểu khu) thông minh.

3. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh

- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) để bố trí cho xây dựng các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.

- Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức vận động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư. Tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê trong xây dựng NTM.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng NTM

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển Nông nghiệp và xây dựng NTM; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong giám sát về kết quả xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

5. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng

Chú trọng triển khai sâu rộng Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2021-2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của người dân.

Ban Biên tập


TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2022

I. Tình hình kinh tế - xã hội:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 16,72%, cao hơn 0,22% so với kế hoạch và cao hơn 1,54% so với cùng kỳ (CK). Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng, cao hơn 5,2 triệu đồng so với CK.

Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.464 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 109.574 tấn, vượt 1,5% so với kế hoạch, giảm 0,8% so với CK (năng suất lúa vụ Chiêm Xuân đạt 70,6 tạ/ha; vụ Mùa đạt 60 tạ/ha). Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 19.993ha, đạt 98,9% so với KH, giảm 0,8% so với CK. Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020 và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Có thêm 08 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng, nâng tổng số sản phẩm toàn huyện được công nhận là 11 sản phẩm (7 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm 3 sao).

Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao ước đạt 4.466 tỷ đồng, tăng 22,31% CK. Trong năm, triển khai đầu tư, thi công 82 dự án, trong đó đã bàn giao đưa vào sử dụng 7 dự án, thi công hoàn thành chuẩn bị bàn giao 10 dự án, đẩy nhanh tiến độ 10 dự án đang thi công, triển khai thủ tục đầu tư 35 dự án, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 15 dự án; triển khai xây dựng, phê duyệt 36 quy hoạch. Trình tỉnh thành lập thêm 3 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Hậu Hiền (17ha giai đoạn 1), Cụm công nghiệp Ngọc Vũ (50ha), giai đoạn 2 cụm công nghiệp Vạn Hà (23ha). Đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chung cho 23/25 xã, thị trấn; trình tỉnh thẩm định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Giang Quang và đô thị Ngọc Vũ; quy hoạch chi tiết khu đô thị trung tâm Hành chính huyện (143ha), quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Đô (84ha), hoàn thiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2035.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường được quan tâm: Triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất huyện thời kỳ 2021-2030; Hoàn thành việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Đã triển khai quyết liệt công tác GPMB, hoàn thành 23 dự án với tổng diện tích là 71,34ha. Cấp 981 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó diện tồn đọng là 240 giấy; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, yếu kém, kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý khai thác cát lòng sông. Tổ chức đấu giá thành công 283 lô đất tại 06 xã, thị trấn với giá trị đạt 388,4 tỷ đồng.

II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được quan tâm; đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa lớn:

1. Giáo dục và đào tạo: Đạt được nhiều thành tích, chất lượng giáo dục của huyện dần được nâng lên. Có 12 học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn, trong đó có 01 học sinh đạt thủ khoa toàn trường, xếp thứ 5/27 toàn tỉnh. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm củng cố nâng cấp theo hướng đạt chuẩn. Công nhận lại cho 10 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 80/82 trường (đạt 97,56%).

2. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:Đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa lớn, nổi bật là: Cuộc thi tìm hiểu thân thế sự nghiệp Nhà Sử học Lê Văn Hưu; Hội thảo khoa học quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký”; Hội chợ, triển lãm, trưng bày tư liệu, hiện vật, các sản phẩm làng nghề đúc đồng Trà Đông; Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu; nhiều hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng chào mừng huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn NTM và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.....

3. Y tế:Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện được kiểm soát ổn định; quan tâm chỉ đạo tổ chức tốt các đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, tăng cường, công tác y tế dự phòng, quản lý vệ sinh.

4. Lao động - TBXH:Kịp thời hỗ trợ 14.775 đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ 14,33 tỷ đồng; hỗ trợ vốn vay đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch 1,8 tỷ đồng; trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 làm cơ sở bố trí đất ở cho đối tượng hộ nghèo, sinh sống trên sông chưa có nhà ở. Đã giải quyết việc làm cho 3.253 lao động, đạt 130% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80,5%, trong đó có 474 lao động đi làm việc có thời hạn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đạt 189,6% kế hoạch năm.

III. Quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo:

Tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2022, giao đủ 189 công dân lên đường nhập ngũ; đón nhận 180 công dân xuất ngũ trở về địa phương; tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện các lực lượng theo đúng quy định. Đặc biệt, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức thành công diễn tập PCLB-TKCN cấp huyện với thực binh tình huống chống tràn đê và thực binh cứu hộ, cứu nạn; diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ cấp xã. Lực lượng công an đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu và tổ chức thực hiện pháp luật, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, qua đó tình hình an ninh trật tự cơ bản ổn định, không để xảy ra đột xuất bất ngờ, không để xảy ra hoạt động băng nhóm tội phạm. Trong năm, đã giải quyết 39 vụ vi phạm pháp luật; tiếp dân làm thủ tục cấp đăng ký, cấp biển kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho 2.726 trường hợp. Các cơ quan thuộc khối nội chính, tư pháp đã phối hợp thực hiện công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời. Thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra 12 cuộc, hoàn thành 11/12 cuộc đạt tỷ lệ 91,7%.

IV. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới:

1. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy:Luôn giữ vững đoàn kết thống nhất, bám sát Quy chế làm việc, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, sát cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Trong năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cho ý kiến thống nhất thông qua 14/14 chương trình, đề án trọng tâm đạt 100% chương trình công tác năm 2022; ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác của Đảng bộ để cụ thể hóa các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mới, đột phá, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; chỉ đạo hoàn thành việc triển khai, thực hiện ký số trên hệ thống điều hành tác nghiệp đối với 37 tổ chức và 77 cá nhân, đạt 100%.

2. Công tác chính trị tư tưởng:Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, quê hương. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và chuỗi các hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, để lại ấn tượng sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ 35, tăng cường công tác chỉ đạo bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chỉ đạo biên soạn tái bản Lịch sử Đảng bộ huyện (1930-2020); đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống các ngành; làm tốt công tác biên soạn, xuất bản cuốn Bản tin nội bộ hằng tháng. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận 01-KL/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW (khóa XIII) của Bộ Chính trị; giám sát việc thực hiện Kết luận 07-KL/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo. Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng năm 2022, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo kế hoạch.

3. Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã bổ nhiệm mới 05 đồng chí, bổ nhiệm lại 64 đồng chí, giới thiệu ứng cử, chỉ định 61 đồng chí, điều động, luân chuyển 21 đồng chí và giải quyết dôi dư 20 đồng chí. Hoàn thành việc rà soát, khắc phục những sai phạm đối với 525 nhân sự thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 đối với cán bộ lãnh đạo thuộc quản lý cấp xã, cấp huyện; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt đối với quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Tổ chức trao Huy hiệu Đảng cho 575 đảng viên. Đã kết nạp được 112 quần chúng ưu tú vào Đảng (vượt 12% KH, trong đó có 22 đảng viên là học sinh). Công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ được quan tâm, triển khai thực hiện theo quy định.

4. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng:Tiến hành kiểm tra 05 cuộc đối với tổ chức đảng cơ sở và tổ chức chính trị xã hội cấp huyện trong tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết của đảng và trách nhiệm người đứng đầu. Đã thi hành kỷ luật 106 trường hợp, trong đó có 32 cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.

5. Công tác dân vận:Tập trung bám nắm tình hình Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn. Tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBND huyện với Ban Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, giai đoạn 2022-2026; tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân trên địa bàn năm 2022. Triển khai Kế hoạch hỗ trợ nhà ở và ổn định đời sống cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà cho người nghèo giai đoạn 2022-2025 và năm 2022, năm 2023.

6. Hoạt động của HĐND huyện:Tổ chức thành công 06 kỳ họp của HĐND huyện bàn và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định hỗ trợ đầu tư một số công trình, dự án trên địa bàn huyện, thông qua các Đề án về chương trình phát triển đô thị, phân loại đô thị, thành lập đơn vị hành chính và nhiều nội dung quan trọng khác. Phối hợp với UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện tổ chức các Hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh theo quy định.

7. Hoạt động của UBND huyện:Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các mặt; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; chỉ đạo các địa phương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp lễ, Tết; chỉ đạo các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Chỉ đạo gieo trồng vụ Chiêm Xuân, vụ Mùa Thu, triển khai sản xuất vụ Đông, đảm bảo đúng khung thời vụ; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, tiến độ GPMB, giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ xây dựng các công trình, dự án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

8. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; đến ngày 20/11/2022, toàn huyện có 23/25 xã, thị trấn vận động nhân dân hiến được 18.554m2 đất, xây dựng 54.700 mét tường rào, xây dựng được 439 nhà sạch vườn đẹp, 29,4km đường điện sáng, đổ đường bê tông 35,3km, Asphalt 11,3km đường, hoàn thành 100% có 25/25 xã, thị trấn đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà... tạo khí thế thi đua sôi nổi trên địa bàn toàn huyện. Triển khai kế hoạch vận động hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo năm 2022 đạt kết quả tích cực, tính đến ngày 20/11/2022, tổng số nhà được hỗ trợ là 102 nhà, với tổng số tiền là 5,2 tỷ đồng, trong đó 42 nhà thuộc các nguồn huy động khác; 60 căn nhà đã có nhà tài trợ cam kết triển khai, hỗ trợ (theo Kế hoạch số 97-KH/HU, ngày 18/8/2022; số hộ hiện đã được phân bổ đang tiến hành xây dựng nhà là 22 nhà); nguồn kinh phí vận động từ Nhân dân thu được gần 1 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và nhiều các hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác.

8.1. Đoàn thanh niên:Phát động thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh", con đường bích họa, công trình cột điện nở hoa; huy động trên 1.000 lượt ĐVTN tham gia các hoạt động tình nguyện; hoàn thành lắp đặt 27 điểm thể thao, vui chơi công cộng ngoài trời...; tổ chức thành công đại hội cấp huyện và cơ sở nhiệm kỳ 2022-2027, kết nạp mới 2.500 đoàn viên.

8.2. Hội Liên hiệp phụ nữ:Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp”; vận động 15.200 hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế, BHXH tự nguyện; nhận đỡ đầu 22 trẻ em mồ côi từ mô hình “Mẹ đỡ đầu” tại các cấp hội cơ sở; trao 08 bê vàng cho hội viên gặp khó khăn trị giá 104 triệu đồng, thu hút 215 hội viên mới.

8.3. Liên đoàn Lao động huyện:Tổ chức “Tết sum vầy - Xuân bình an”; chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua, hỗ trợ 4 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn trị giá 165 triệu đồng; kiện toàn bổ sung BCH, BTV, chức danh Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện nhiệm kỳ 2018-2023; thành lập mới 4 tổ chức công đoàn cơ sở, kết nạp mới 630 đoàn viên.

8.4. Hội Nông dân huyện:Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất kết hợp thành lập hợp tác xã; triển khai mô hình “Nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường”; “Thu, gom rác thải kênh mương và ngoài đồng ruộng”; hướng dẫn tổ chức Đại hội Chi hội nông dân NK 2022-2027 và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội Hội Nông dân huyện NK 2023-2028...; kết nạp mới 412 hội viên.

8.5. Hội Cựu chiến binh huyện:Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Cựu chiến binh cấp huyện và cơ sở; tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu", vận động, hỗ trợ xây mới 7 nhà “Nghĩa tình đồng đội” với số tiền 220 triệu đồng, kết nạp mới 124 hội viên.

Trịnh Văn Đệ (HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy)


BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH CHỐNG SỰ PHÁ HOẠI, XUYÊN TẠC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hiện thực Lịch sử vẻ vang của Đảng ta đã được toàn dân tộc thừa nhận, tự hào và bạn bè quốc tế khâm phục, quý trọng. Đó là sự thật, không ai có thể phủ nhận. Nhưng vẫn có những thế lực thù địch, phản động ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc lịch sử Đảng hòng hạ thấp và chống phá sự lãnh đạo của Đảng.

Có một số thế lực cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và tầm vóc, giá trị lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Họ coi đó chỉ là sự “ăn may” của cộng sản, Việt Minh. Thực tế lịch sử đã khẳng định Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng diễn ra liên tục suốt 15 năm với sự lãnh đạo của Đảng từ cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

Trong phong trào giải phóng dân tộc, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện đường lối, đặt mục tiêu giành độc lập dân tộc lên hàng đầu; xây dựng lực lượng chính trị rộng lớn, đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng rộng khắp trên cả nước; xác định phương pháp đấu tranh đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành độc lập và chính quyền; dự báo và nắm bắt thời cơ cách mạng. Đó là những điều căn bản và quyết định thắng lợi của cách mạng.

Điểm nổi bật có giá trị lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám là Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn vấn đề tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ. Thời cơ bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi là: Cao trào cách mạng của nhân dân cả nước phát triển mạnh mẽ (Đảng đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945); kẻ địch lâm vào khủng hoảng, hoang mang, mất sức chiến đấu (Pháp chạy, Nhật hàng Đồng minh); các tổ chức đảng và Việt Minh đủ mạnh trên cả nước, quyết tâm lãnh đạo đưa quần chúng vào hành động cách mạng. Cùng với nắm bắt thời cơ, Đảng đã chỉ rõ nguy cơ: Quân Đồng minh (Anh và Trung Hoa dân quốc) kéo vào giải giáp quân Nhật và lợi dụng danh nghĩa đó để xâm chiếm Việt Nam; lợi dụng sự thất bại của Nhật, quân Pháp quay lại áp đặt sự cai trị như trước ngày 9-3-1945. Đảng đã lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước khi quân Đồng minh vào và trước khi quân Pháp quay lại.

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 quyết định tổng khởi nghĩa với nguyên tắc chỉ đạo: Tập trung, thống nhất, kịp thời và nhanh chóng giành thắng lợi trong nửa cuối tháng 8-1945. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã xóa bỏ chế độ thuộc địa gần một thế kỷ và chế độ quân chủ phong kiến hàng nghìn năm, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do với bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là cuộc kháng chiến thần thánh với những chiến công vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Bạn bè quốc tế nhắc đến Điện Biên Phủ gắn liền với Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp. Vậy mà đến nay vẫn có thế lực cố tình xuyên tạc. Họ cho rằng có thể tránh được cuộc chiến tranh "nếu phía Việt Nam không hiếu chiến".

Sự thật đã bác bỏ quan điểm sai trái đó. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Lập trường hòa bình và sự nhân nhượng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa rất rõ ràng. Khi kháng chiến diễn ra ở Nam Bộ, ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh đã ký với J.Sainteny, Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Hà Nội bản Hiệp định Sơ bộ cho phép 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc; Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và tài chính riêng trong liên bang Đông Dương và thuộc khối liên hiệp Pháp. Đó là sự nhân nhượng rất lớn nhưng cần thiết mặc dù Pháp chưa công nhận Việt Nam độc lập và còn phải ở trong khối liên hiệp Pháp. Nhân nhượng đó thể hiện mong muốn hòa bình và quan hệ thân thiện với nước Pháp. Để thúc đẩy quá trình đó, ngày 25-4-1946, đoàn Quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu thăm nước Pháp. Ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội thăm chính thức nước Pháp với mong muốn hòa bình và hợp tác giữa hai nước. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán Việt - Pháp bắt đầu ở Fontainebleau (Pháp). Do phía Pháp không thành thật muốn đàm phán nên giải pháp hòa bình không thành. Trước khi trở về nước ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh ký bản Tạm ước với Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Moutet nhân nhượng một số quyền lợi của Pháp ở Việt Nam. Ngày 18-10-1946, về đến cảng Cam Ranh, Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trao đổi về thực hiện Tạm ước 14-9.

Sau khi ra miền Bắc, quân đội Pháp liên tiếp gây hấn, vi phạm Hiệp định Sơ bộ 6-3. Ngày 20-11-1946, Valluy, Quyền Cao ủy Pháp, ra lệnh cho quân Pháp tấn công Hải Phòng. Ở Hà Nội, quân Pháp trắng trợn dùng vũ lực và đòi kiểm soát thành phố. Trước hành động chiến tranh của Pháp, dân tộc Việt Nam buộc phải chiến đấu bảo vệ nền độc lập non trẻ. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội Pháp mong muốn chấm dứt chiến sự, nối lại đàm phán nhưng phía Pháp không đáp lại. Bàn tay hòa bình của Việt Nam đưa ra nhưng phía Pháp đã không đáp lại bằng thái độ hòa bình. Chính phủ Pháp đã lao sâu vào cuộc chiến tranh mà chính người Pháp gọi là chiến tranh phi nghĩa, “chiến tranh bẩn thỉu” để cuối cùng nhận lấy thất bại đau đớn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) phải vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh mới đi đến Ngày toàn thắng 30-4-1975, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc. Chính giới Hoa Kỳ và các tướng lĩnh Mỹ thừa nhận hành vi chiến tranh của họ ở Việt Nam, những bài học và nguyên nhân thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam có lời sám hối về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Chính phủ Mỹ và những tội ác do họ gây ra, mong muốn được góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, nhất là sự tàn phá của chất độc da cam/dioxin. Vậy mà vẫn có những tiếng nói lạc lõng, trắng trợn, coi chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc “nội chiến” giữa phe cộng sản và phe quốc gia. Đó là sự xuyên tạc lố bịch nhất.

Năm 1950 mở đầu sự can thiệp của Mỹ khi tàu chiến Mỹ đến cảng Sài Gòn và ngày 19-3-1950, 30 vạn nhân dân Sài Gòn biểu tình chống Mỹ can thiệp. Sau thảm bại của Pháp ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), tháng 6-1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng trong Chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng lên từ ngày 13-6-1949. Đó là sự chuẩn bị để Mỹ thay thế Pháp ở Việt Nam. Sau Hiệp định Geneva được ký kết (tháng 7-1954), Việt Nam tạm chia làm hai miền với Vĩ tuyến 17. Ở miền Nam, Mỹ chính thức thay chân Pháp khi quân Pháp rút hết về nước (28-4-1956). Mỹ dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, từ chối hiệp thương với miền Bắc để tổng tuyển cử thống nhất đất nước như quy định của Hiệp định Geneva, mưu toan chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ dựng lên là bất hợp pháp, giả hiệu; là phản dân, hại nước. Ngụy là giả. Vì vậy, chính quyền và quân đội do Mỹ xây dựng được gọi là ngụy quyền, ngụy quân. Họ không đại diện cho quốc gia, dân tộc dù họ tự gọi mình là "chính phủ quốc gia", “chính nghĩa quốc gia”. Ngày 13-5-1957, tại Mỹ, Ngô Đình Diệm trắng trợn tuyên bố: “Biên giới của Hoa Kỳ kéo dài đến Vĩ tuyến 17”. Lời tuyên bố đó và cả hành động thực tế đã cho thấy bản chất của một chính quyền tay sai, bán nước, công cụ chiến tranh của Mỹ, hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ suốt đến sau này. Khi chính quyền đó không đáp ứng được lợi ích của Mỹ thì Mỹ sẵn sàng gạt bỏ, “thay ngựa giữa dòng”. Cái chết bi thảm của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 đã chứng tỏ điều đó.

Mỹ đã lần lượt thất bại trong mô hình thực dân mới ở miền Nam Việt Nam; trong “Chiến tranh đặc biệt” 1961-1964, “Chiến tranh cục bộ” 1965-1968 và “Việt Nam hóa chiến tranh” 1969-1975. Có những hành động chiến tranh vô cùng tàn bạo của Mỹ như rải chất độc hóa học hủy diệt sự sống ở miền Nam (10-8-1961); ném bom miền Bắc từ ngày 5-8-1964; ồ ạt đưa quân Mỹ tham chiến ở miền Nam (8-3-1965); sử dụng lượng vũ khí lớn ở Thành cổ Quảng Trị; ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972. Cuối cùng, quân Mỹ đã thất bại, chấp nhận ký Hiệp định Paris (27-1-1973), rút hết quân Mỹ về nước. Cách mạng Việt Nam phát triển, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vào những năm 1988-1991, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Do chủ nghĩa xét lại, cơ hội, sự suy thoái trong các Đảng Cộng sản cầm quyền và sự phản bội đã dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động ở Việt Nam cho rằng Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã thất bại. Họ coi việc truyền bá lý luận Mác - Lênin vào Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm. Họ đòi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ sự lãnh đạo, thực hiện chế độ đa đảng và đa nguyên chính trị, xóa bỏ con đường xã hội chủ nghĩa.

Đảng đã tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn, đề ra các nguyên tắc chỉ đạo đổi mới kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ dứt khoát lựa chọn từ năm 1930; trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bác bỏ đa nguyên, đa đảng. Đảng đề ra "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (1991) và bổ sung, phát triển năm 2011. Nhờ vậy, công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, hội nhập quốc tế và đối ngoại ngày càng mở rộng, đời sống về mọi mặt của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Việt Nam vẫn vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố tác phẩm quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đó là công trình tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới, làm sáng tỏ mục tiêu, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các giải pháp và quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với lý luận khoa học và thực tiễn Việt Nam, đóng góp vào kho tàng lý luận về chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam là vì nhân dân, vì con người. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”.

Đất nước và dân tộc Việt Nam do Đảng lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, vững chắc trên con đường đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực. Mọi sự phá hoại, xuyên tạc lịch sử Đảng và sự lãnh đạo của Đảng không cản trở được khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất, hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.

Ban Biên tập


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG MỚI Ở THÔN ĐỒNG BÀO, XÃ MINH TÂM

Xưa kia thôn Đồng Bào có tên là Kẻ Ngò và sau đó là Làng ngô Xá thượng, Thuộc tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Thiên, huyện Lôi Dương. Từ những ngày cách mạng còn non trẻ, nhiều thanh niên ưu tú ở làng đã sớm tiếp thu tư tưởng của Đảng để xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương. Làng Đồng Bào đã thành lập được các hội quần chúng, như: Nông hội đỏ, hội lợp nhà, hội đánh tranh, hội cắt tóc ngắn... từ đây đã tạo ra nhiều phong trào đấu tranh cách mạng từ quần chúng Nhân dân của huyện và tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Nông hội đỏ, quần chúng Nhân dân trong làng đã đấu tranh đòi Cử Khải trả lại công điền, công thổ, đòi thực hiện dân chủ trong bầu lý trưởng. Tháng 3-1934, tại bãi Hồ Cỗ, hội nghị thành lập chi bộ ghép các làng được tiến hành. Chi bộ đã phân công đảng viên phụ trách để xây dựng các hội quần chúng, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giảm thuế điền, thuế thổ, thuế chợ, thuế đò, phong trào đấu tranh cách mạng diễn ra vô cùng sục sôi. Giữa năm 1939, thực dân Pháp bắt đầu thực thi chính sách đàn áp các phong trào cách mạng, các đồng chí đảng viên nơi đây được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc mít tinh tuần hành với khoảng 6 nghìn người tham gia.

Nhiều người con của làng Đồng Bào lớn lên với đồng bãi, đói no cùng hạt lúa, củ khoai nhưng luôn dành trọn niềm tin theo Đảng, luôn sục sôi, nhiệt huyết trong phong trào đấu tranh cách mạng. Trước uy thế của phong trào đấu tranh của quần chúng Nhân dân, hương lí trong làng không dám đi thu thuế nữa. Đầu năm 1945, nhận được kế hoạch tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa Thiệu Hóa, các đồng chí đảng viên, cán bộ Hội cứu quốc ở làng đã vận động Nhân dân ủng hộ lương thực, thực phẩm. Hội phụ nữ cứu quốc chuẩn bị cơm nắm cho các chiến sĩ mang theo. Chiều tối ngày 18-8-1945 tự vệ chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu. Không khí như ngày hội, cùng với lực lượng tự vệ các làng của Tổng Xuân Lai xuống thuyền về phủ Thiệu Hóa đánh chiếm trường tiểu học và phủ đường. Đến sáng ngày 19-8, quân cách mạng đã làm chủ hoàn toàn phủ Thiệu Hóa, chính quyền cách mạng về tay Nhân dân.

Phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần quật cường, bất khuất trong đấu tranh giành và giữ chính quyền và hôm nay, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thôn Đồng Bào đang viết tiếp những trang sử vàng, nhân lên những bản anh hùng ca chiến thắng, với hào khí cách mạng của lớp lớp cha anh. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chi bộ thôn Đồng Bào đã có chủ trương, giải pháp đúng đắn, sát hợp và hiệu quả. Với tinh thần phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò chủ thể của người dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả đã từng bước hoàn thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng, sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa. Năm 2020, thôn Đồng Bào là một trong 3 thôn trong xã Minh Tâm đã về đích NTM. Không bằng lòng với kết quả đã đạt được, cấp ủy và Nhân dân trong thôn tiếp tục xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, và cuối năm 2021, Đồng Bào đã đạt mục tiêu thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt được các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, Chi bộ thôn Đồng Bào đã tập trung lãnh đạo Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đưa giống lúa mới, chất lượng cao vào thâm canh trên các xứ đồng. Đồng thời, tập trung phát huy lợi thế của đất đai, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, công nghệ cao, trong thôn đã có 3ha nhà màng, vùng rau an toàn 18ha, đưa các cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao, như: Bầu, bí, ớt xuất khẩu, ngô ngọt, khoai lang vào sản xuất. Nhờ vậy mà giá trị thu nhập bình quân trên một ha canh tác đạt 160 triệu đồng. Cùng với đó, duy trì và xây dựng các mô hình gia trại nuôi trồng thủy sản, gia cầm trên đất lúa kém hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Ngoài ra, người dân trong thôn còn tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề để có cơ hội đi xuất khẩu lao động, làm việc ở các công ty, doanh nghiệp. Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của thôn Đồng Bào đạt 69 triệu đồng/năm.

Về Đồng Bào hôm nay, cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày, trên 4km đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, trên 300m tường rào mẫu được xây dựng và được vẽ tranh bích họa trên 100m, Hai bên đường đặt chậu hoa cây cảnh, hệ thống điện sáng được đầu tư lắp đặt bằng hệ thống điện mặt trời, nhà ở được xây dựng khang trang. Điều đáng nói là cán bộ và nhân dân ở thôn Đồng Bào đã đoàn kết, đồng lòng tạo nên các phong trào cách mạng mới như: tự nguyện tham gia hiến đất mở đường, đến nay trong thôn đã tổ chức 2 đợt hiến đất, với 300m2, nhiều hộ đã tự phá dỡ nhà, các công trình kiên cố để mở đường, điển hình như hộ ông: Nguyễn Đình Khiết, Nguyễn Đình Ngạn, Nguyễn Công Vệ... Qua trao đồi với chúng tôi ông Nguyễn Đình Khiết, thôn Đồng Bào cho biết: Được sự động viên của cấp ủy chi bộ, ban công tác mặt trận thôn, gia đình ông đã phá dỡ một phần ngôi nhà xây dựng từ năm 1938 và hiến 52m2 đất để tháo gỡ khúc cua giao thông, thuận lợi cho đi lại. Gia đình ông Nguyễn Đình Ngạn cũng phá nhà, hiến đất làm đường giao thông vì lợi ích chung mà không đòi hỏi gì.

Không dừng lại ở đó, mà cán bộ và nhân dân trong thôn đã tranh thủ sự quan tâm của con em xa quê, các hội đồng khoa các khóa học ủng hộ trên 200 chậu hoa cây cảnh. Chi bộ và ban công tác mặt trận thôn đang tiếp tục vận động Nhân dân tháo gỡ các nốt thắt giao thông, đường cua gấp khúc để thuận tiện hơn cho việc đi lại. Nhân dân trong thôn đã thống nhất cao với mức đóng góp 160 ngàn đồng/khẩu để đầu tư xây dựng lại các công trình cho các gia đình tự nguyện hiến đất mở đường. Về việc tháo gỡ các nốt thắt giao thông của thôn, ông Nguyễn Cao Cường, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Đồng Bào cho biết sẽ tiếp tục vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất mở đường để hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống giao thông trong thôn, xã khang trang hơn, nhằm mở rộng đường giao thông, đặt biệt là các nốt thắt, đường cua đảm bảo đi lại thuận tiện hơn.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, cán bộ, Nhân dân thôn Đồng Bào đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương Minh Tâm ngày càng giàu đẹp.

Thanh An - Ngô Hiền


THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU NĂM 2022

1. Về kết quả (dự kiến) xây dựng Nông thôn mới:

- Xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu: 01/01 xã KH (xã Thiệu Trung).

- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 4/5 xã KH (Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Long, Minh Tâm). 02 xã Thiệu Viên và Thiệu Phúc cơ bản hoàn thành (đạt 17/19 tiêu chí).

- Thôn nông thôn mới kiểu mẫu có khả năng đạt chuẩn: 19/21 thôn KH; 02 thôn tiếp tục phấn đấu hoàn thiện là: Thôn 6 xã (Thiệu Trung), thôn Đồng Thanh (Minh Tâm).

- Thôn đạt chuẩn nông thôn mới: 21/21 thôn KH (đã công nhận).

- Sản phẩm hàng hóa đạt chứng nhận OCOP: Có thêm 7/14 sản phẩm đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận (4 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 3 sao); 9 sản phẩm đã trình Hội đồng tỉnh công nhận trong thời gian tới (Đợt 3).

2. Kết quả thực hiện theo các nội dung, tiêu chí:

2.1. Kinh tế nông thôn:

- Lĩnh vực nông nghiệp:

Tổng diện tích gieo trồng là 19.983,2ha, đạt 98,8% so với kế hoạch, tăng 1,9% so với CK. Trong đó diện tích vụ Đông 2021 - 2022, là 2.031,4ha, đạt 87,6% kế hoạch (KH) huyện giao, đạt 96,7% KH tỉnh giao, giảm 11,3% so với CK; vụ Chiêm Xuân năm 2022 là 9.249,2ha đạt 99,5% so với KH tăng 0.07% so với CK. Mặc dù năm 2022 bị ảnh hưởng bởi 3 đợt mưa to đến rất to, gây ngập úng (21-24/5; 11-14/7; 28/9 - 5/10) nhưng năng suất các loại cây trồng vẫn đảm bảo yêu cầu. Toàn huyện gieo trồng được trên 8.702,6ha (đạt 100,02% diện tích); Sản lượng lương thực ước đạt trên 109 nghìn tấn.

Chương trình liên kết sản xuất năm 2022 đạt 996,5ha. Trong đó: cây lúa 630,6ha, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi 239,7ha, đậu tương rau 8ha, ngô ngọt 20ha, khoai tây 9ha, mía 70ha, rau màu khác 19,2ha với các công ty: Công ty TNHH TP công nghệ cao Tâm Phú Hưng; Công ty xuất nhập khẩu Ninh Bình, Công ty xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty Bò sữa Thống nhất, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Việt Nam, Công ty Nông sản Thịnh Phát.

Tích tụ tập trung đất đai đến nay là 540ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (riêng 9 tháng đầu năm 2022 là 121,6ha tại Thiệu Hợp Thiệu Nguyên, Thiệu Giao, Thiệu Công,..). Phối hợp với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn thực hiện liên kết sản xuất vụ Thu Mùa cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Duy trì phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 36ha; 106.122m2 nhà màng và nhà lưới sản xuất rau củ, quả an toàn và hoa.

- Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt, đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hầu hết các hoạt động sản xuất trở lại bình thường, các xí nghiệp, nhà máy, công ty, doanh nghiệp, các làng nghề, dịch vụ buôn bán được phép mở cửa sản xuất, kinh doanh, nguồn cung hàng hóa vẫn đảm bảo ổn định... thị trường lao động việc làm được trở lại, số người lao động có việc làm và cho thu nhập ổn định.

2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục được triển khai đầu tư từ nhiều nguồn vốn để tăng cường kết cấu hạ tầng nông thôn: Cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà, công trình Kè chống sạt lở sông Cầu Chày, xã Thiệu Ngọc, xây dựng đập Khánh Hội xã Thiệu Duy, nhiều khu dân cư Nông thôn - đô thị được đầu tư hạ tầng đồng bộ,...; Đầu tư và nâng cấp hoàn thành 3 nhà máy nước sạch tập trung (nâng tổng số công trình nước sạch tập trung trên địa bàn huyện lên 05 công trình) đảm bảo phủ kín quy hoạch, đáp ứng phục vụ nhu cầu lâu dài của người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay đang tiếp tục khẩn trương triển khai hệ thống đường ống dẫn cấp nước... và nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng khác.

Cùng với các cơ chế hỗ trợ của tỉnh, của huyện; Cấp ủy, chính quyền các xã đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ nhân dân trong quá trình xây dựng NTM; nhiều xã đã có cách làm hay, sáng tạo trong công tác huy động đóng góp của nhân dân. Các phong trào hiến đất, mở đường, chỉnh trang cảnh quan nông thôn, xây dựng tường rào mẫu đã cho kết quả khả quan, cụ thể: các hộ dân trong toàn huyện trong năm đã hiến 17.153m2 đất để làm đường giao thông và nhà Văn hóa; xây dựng, nâng cấp được 43,63km đường giao thông nông thôn - đô thị và giao thông nội đồng (9,2km nhựa); 14,5km kênh mương nội đồng, hơn 20km rãnh thoát nước, 45 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, cải tạo nâng cấp và xây mới 613 ngôi nhà, chỉnh trang, làm mới 57.066m tường rào mẫu; xây dựng mới 62 phòng chức năng và 12 phòng học, cải tạo xây dựng 30 phòng học, 21 phòng chức năng; 02 trụ sở xã và 02 chợ được nâng cấp,… tạo nên diện mạo mới cho nông thôn và đô thị. Trong đó điển hình hiến đất, xây dựng đường GT, tường rào, nhà văn hóa… tại thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Long, Minh Tâm, Thiệu Ngọc, ...

2.4. Văn hóa, xã hội, môi trường:

Công tác văn hóa, y tế, giáo dục được tiếp tục quan tâm; chất lượng giáo dục, đào tạo luôn được duy trì và nâng cao chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,2%; tỷ lệ trúng tuyển cao đẳng, đại học 99,2%. Chất lượng giáo dục của huyện đạt tốp 10 của tỉnh; công nhận lại cho 9 trường đạt chuẩn Quốc gia nâng tổng số trường chuẩn toàn huyện lên 78/82 trường (đạt 95%).

Các cơ sở khám chữa bệnh được tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; đến nay đã có 100% số xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Y tế. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT toàn huyện đạt 90,01%,

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã được huyện, xã quan tâm thực hiện, rác thải được tiến hành thu gom và xử lý theo quy định. Ban Thường vụ Huyện ủy giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện triển khai Đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” bước đầu được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã có 1.730 hộ xây bể và tiến hành xử lý rác thải đầu nguồn; phát động trồng đường hoa được 4,7km ở các xã: Thiệu Nguyên, Minh Tâm, thị trấn Thiệu Hóa...; mô hình “Nông dân phát triển chăn nuôi trâu, bò gắn với bảo vệ môi trường” tại xã Thiệu Nguyên, có 70/470 hộ chăn nuôi tham gia. Từ đó, nhiều hộ gia đình, cán bộ, nhân dân đã từng bước nâng cao nhận thức,... góp phần giảm thải lượng rác thải hữu cơ ngay tại nguồn và giảm ô nhiễm môi trường. Rác thải được vận chuyển và xử lý đúng quy định.

Các xã đang tập trung tuyên truyền vận động Nhân dân sử dụng nguồn nước sạch tập trung, tỷ lệ số hộ dùng nước sạch tập trung toàn huyện đến nay là 14% (khu vực nông thôn 6,4%), tập trung các xã, thị trấn: Thị trấn Thiệu Hóa, Tân Châu, Thiệu Giao, Thiệu Trung, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, Thiệu Duy và Thiệu Nguyên...; Tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt 67,3%.

Những kết quả đạt được năm 2022 là rất quan trọng, tạo tiền đề, động lực để đảng bộ và Nhân dân huyện nhà tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề năm 2023, đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

Ban Biên tập


MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA XÃ THIỆU NGỌC, NĂM HỌC 2021- 2022

Năm 2022, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục củng cố, phấn đấu xây dựng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, công tác giáo dục và đào tạo ở xã Thiệu Ngọc trong thời gian qua đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những bước phát triển toàn diện và vững chắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của huyện Thiệu Hóa.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân và sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, giáo viên và học sinh ở cả 3 cấp học: mầm non, tiểu học và THCS, công tác giáo dục và đào tạo của xã luôn giữ vững sự ổn định và từng bước phát triển vững chắc. Trong điều kiện ngân sách của xã còn khó khăn, nhiều lĩnh vực cần sự đầu tư, tuy nhiên, hằng năm xã Thiệu Ngọc đã dành kinh phí nhất định để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học ở các nhà trường. Nhờ có sự quan tâm đầu tư đúng mức của xã, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường. Hệ thống trường, lớp học được từng bước hoàn thiện hơn, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp; trang thiết bị được đầu tư khá đồng bộ, tạo điều kiện cho phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo cũng được đặc biệt quan tâm, từng bước kiện toàn cơ cấu bộ máy quản lý, chuyên môn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng được tăng cường về số lượng, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Năm học 2021-2022, 100% giáo viên trong các nhà trường có tư cách đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết thống nhất cao. Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho học một ca. Đồ dùng dạy học được bảo quản hợp lí, có danh mục rõ ràng, đầy đủ cho giáo viên sử dụng theo nhu cầu, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng nâng cao hiệu quả và tính chính xác của thiết bị khi sử dụng. Trong năm học vừa qua, trường THCS đã mua thêm 2 tivi cho học sinh khối 6, sơn lại hệ thống bảng từ, tu sửa hệ thống quạt mát, bóng điện, đảm bảo ánh sáng trong các phòng học… với tổng số tiền huy động từ nguồn XHH trị giá hơn 60 triệu đồng. Công tác tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trong năm qua 100%, tiếp tục hoàn thành tốt công tác phổ cập THCS. Trong thời gian đầu năm, tuy gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng các tổ chuyên môn đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học với các nội dung, các chủ đề dạy học, các chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nên vẫn đảm bảo chương trình; nhà trường đã chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào cuộc sống hằng ngày. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của giáo dục toàn diện, với mục tiêu giúp học sinh phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Chi bộ các trường đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Cùng với việc thực hiện tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt các môn văn hóa, nhà trường luôn đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống cho học sinh, tạo ra những thế hệ học trò có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt. Kết quả trường THCS năm học vừa qua, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn năm học 2021-2022 được nâng lên, có 173 học sinh có học lực khá đạt 45,6%, 46 em học lực giỏi đạt tỷ lệ 20,2%, học sinh xuất sắc đạt tỉ lệ 0,9%. Chất lượng đại trà vượt so với kế hoạch và so với năm học trước, đặc biệt là tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng 2,5%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm còn 2,6% giảm 1,3%. Có 9 học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa lớp 8 cấp huyện. Có một học sinh đạt giải Ba cuộc thi Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Nhà Sử học Lê Văn Hưu. Có 02 HS đạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 5. Có 4 học sinh giỏi lớp 7, có 4 HSG lớp 6. Học sinh giỏi của nhà trường xếp thứ 8 giải đồng đội trong toàn huyện; xếp loại chung các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh, trường THCS được xếp thứ 14. Đặc biệt trong kỳ thi vào lớp 10, THPT Thiệu Hóa, xã Thiệu Ngọc có em Dương Khánh Huyền đỗ thủ khoa với 45,2 điểm.

Trường mầm non xã Thiệu Ngọc có 243 trẻ, với 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên, có 6/9 lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi và học liệu, 9/9 bảo quả và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, trang trí trường lớp tạo môi trường giáo dục theo chủ đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung trung tâm", đảm bảo xanh - sạch - đẹp, thân thiện và an toàn. Nhà trường đã thu hút các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác, từng bước cải tạo nâng cấp trường lớp đảm bảo chuẩn hóa. Năm học vừa qua, trường mầm non Thiệu Ngọc có 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, có đủ đồ dùng cá nhân, có ký hiệu riêng, được tiêm chủng định kỳ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh xuống dưới 5,8%. Trong những năm qua Trường Mầm non Thiệu Ngọc đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc” với nhiều mặt hoạt động nhà trường đạt ở mức độ cao và bền vững, được cấp trên, chính quyền địa phương cũng như cha mẹ học sinh quan tâm, tin tưởng ủng hộ.

Năm học 2022 - 2023, phát huy thành tích, kết quả đã đạt được năm học vừa qua, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhân dân, các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở xã Thiệu Ngọc sẽ đạt được thành tích, kết quả cao hơn nữa, góp phần xây dựng xã Thiệu Ngọc đạt xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Nguyễn Thị Hà (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy)


LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐÌNH ĐA LỘC, XÃ THIỆU GIANG

Đình Đa Lộc thuộc thôn Đa Lộc, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đa Lộc trong quá trình lịch sử cũng có nhiều lần thay đổi tên gọi. Qua tìm hiểu các bậc cao niên trong làng và cuốn lịch sử văn hóa thôn Đa Lộc (lưu hành nội bộ) thì tên gọi xưa nhất của làng Đa Lộc mà dân gian truyền lại là thôn Tự Cầu, tổng Mật Vật, sau đó đổi là thôn Tự Cầu xã Trì Giang, rồi đến thôn Đa Lộc xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa và được gọi đến ngày nay. Theo sách “Đồng Khánh địa dư chí” của viện Hán Nôm, (Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2003, thời vua Đồng khánh (1885 - 1888) thôn Đa Lộc thuộc xã Đông Lỗ, tổng Mật Vật, huyện Thụy Nguyên.

- Về Nhân vật lịch sử: Căn cứ vào sách ‘Thanh Hóa chư thần lục”, các sắc phong, các tài liệu chữ Hán và lời truyền ngôn của các cụ cao niên trong làng thì: Đình Đa Lộc thờ cúng hai vị thần: “Cao Minh Quảng Đức, Uy Minh Hoằng Đức”, là những vị thần, gắn với nhiều giai thoại, huyền tích, có công lao đánh giặc cứu nước, giúp dân, được dân làng ngưỡng vọng thờ cúng, ghi công ơn. Khi mất được nhà vua ban tặng mỹ tự, sắc phong. Hiện nay, tại Đình Đa Lộc vẫn lưu giữ được 19 đạo sắc phong cho hai vị thần “Cao Minh Quảng Đức, Uy Minh Hoằng Đức”. Đây là hai vị thần có nhiều công trong việc giúp Vua dẹp giặc, che chở cho dân và được dân làng nhớ ơn, thờ cúng

- Về lịch sử, kiến trúc ngôi đình: Căn cứ vào chữ Hán được khắc trên thượng lương thì Đình Đa Lộc được xây dựng vào đời vua Tự Đức niên hiệu thứ 33 (1879). Đinh là ngôi nhà 5 gian, hai chái; 6 vì được kết cấu theo kiểu kèo suốt, trụ chữ đinh chống nóc. Đình nằm trên một khu đất bằng phẳng, quay về hướng Nam. Tổng thể ngôi đình được bố trí rất hài hòa, từ phía Đông đi vào là cổng đình, trong cổng là sân chạy dài theo chiều dọc của ngôi đình, sân đình có diện tích chiều dài 15,4m; chiều rộng 7m được lát bằng gạch bát. Trước sân có 2 tấm bia đá có kích thước bằng nhau: Cao 1,05m; rộng 0,68m; dày 0,17m (bia đã mờ hết chữ). Phía trước sân là đình có chiều dài 15,4m, chiều rộng 7,3m. Phía Nam của ngôi đình có diện tích 1377m2. Đây là một di tích được bố trí cấu trúc truyền thống, bố cục hài hòa giữa không gian và kết cấu của ngôi đình.

Kiến trúc đình Đa Lộc có kết cấu 5 gian, 6 vì, đầu hồi bít đốc, mái lợp 2 lớp ngói liệt và vẫy. Đình có hệ thống cửa, một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Cấu trúc vì kèo đơn giản theo kiểu kèo suốt phía trên. Có tất cả 6 vì kèo bằng gỗ lim, các vì kèo được bố trí giống nhau, kết cấu mỗi vì kèo có 2 cột cái, cột quân, câu đầu nối liền hai cột cái tiền và hậu. Nách trước và sau có con ngang, hai vì giữa không có xà lòng. Liên kết cột quân với cột cái là bẩy trước, bẩy sau. Trên bẩy trước, sau được chạm nổi hoa văn đối xứng với nhau hình hoa văn Tùng, Trúc hóa long. Cột hiên có nhiệm vụ đỡ tàu mái và xà hiên, rui mè bằng luồng. Thượng lương đình được làm bằng gỗ, ở gian giữa thượng lương có khắc chữ Hán ghi niên đại xây dựng đình “Tự Đức thứ 33 (1879)”.

- Giá trị và ý nghĩa của di tích: Đình Đa Lộc là di tích lịch sử văn hóa có giá trị về nhiều phương diện. Là nơi thờ hai vị thần thần đã có công đánh giặc Ai Lao, khi mất được dân làng nhớ ơn, thờ cúng. Đây là công trình kiến trúc gỗ còn tương đối nguyên vẹn, với kết cấu không cầu kỳ nhưng trông rất cổ kính và bền vững. Đình còn lưu giữ được một số hiện vật hết sức có giá trị, tiêu biểu như: Bia đá, 02 tấm; có kích thước bằng nhau: Cao 1,05m; rộng 0,68m; dày 0,18 (bia đã mờ hết chữ); Rùa đá: 02 con (cũ); có kích thước bằng nhau: Dài 0,45m, rộng 0,37m, cao 14m (đã bị mất đầu); Ống Sắc: 03 (cũ); Hộp sắc: 03 (cũ); Đá bó hè: có kích thước dài 1,6m; rộng 0,25m; dày 0,18m; Cột cắm cờ đá: 02 (cũ); Sắc phong: 19 đạo sắc và một số hiện vật khác…

Đình Đa Lộc còn là nơi sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước của Nhân dân trong làng, truyền cho các thế hệ con cháu hiểu rõ hơn lịch sử xây dựng và phát triển của quê hương mình qua từng thời kỳ.

Căn cứ vào nội dung, hiện trạng và giá trị của di tích, đình Đa Lộc đã được Chủ tịch UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc nghệ thuật năm 2008.

Trần Ngọc Tùng (Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung)


Màu xanh áo lính

Trên mọi miền Tổ quốc ta qua

Đâu cũng gặp màu xanh áo lính

Của Quân đội Việt Nam hùng mạnh

Màu biển trời sông núi mênh mông

Đoàn quân từ thôn xóm ruộng đồng

Lớn nhanh tựa chàng trai Phù Đổng

Từ buổi gậy tầm vông thay súng

Đã trưởng thành làm một Điện Biên

Đoàn quân từ kìm kẹp đứng lên

Đã phất cao ngọn cờ Giải phóng

Làm cuộc Tổng tiến công hùng dũng

Để hoàn thành thống nhất non sông

Ôi màu xanh áo lính yêu thương

Sáng trên vai màu cờ Tổ quốc

Mang sứ mệnh giữ gìn đất nước

Để màu xanh mãi mãi cho đời

Phan Hoàng

12-01_03.jpg


Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan