Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ Tháng 7 năm 2022

Đăng lúc: 01/08/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

07-01.png
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ HUYỆN ỦY, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NTM HUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Ngày 08/6/2022, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác xây dựng NTM 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Sau khi nghe lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện báo cáo kết quả công tác xây dựng NTM 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị tại các điểm cầu và ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND huyện. Đồng chí Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND - Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện kết luận như sau:

Những tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do sự bùng phát của đại dịch Covid 19; giá cả nguyên, nhiên vật liệu, vật tư... tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành dịch vụ và sản xuất; điều kiện thời tiết diễn rất bất thường so với cùng kỳ các năm, gây mưa lớn và ngập úng nhiều diện tích cây trồng, đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Nhân dân, cũng như phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, với sự chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng NTM từ những tháng cuối năm 2021, kết quả xây dựng NTM 6 tháng đầu năm của huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Huyện đã tổ chức thành công Lễ đón nhận huyện đạt chuẩn NTM và Huân chương Lao động hạng Ba, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong và ngoài huyện; Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, BCH Đảng bộ các xã, thị trấn, BCĐ các xã đã ban hành các kế hoạch, các cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM, xây dựng sản phẩm OCOP; đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành chỉ đạo, chủ trương mới về phong trào hiến đất, mở đường, huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các tuyến đường, hạ tầng giao thông nông thôn, hướng tới chuẩn đô thị. Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã huy động gần 350 tỷ đồng cho xây dựng NTM; có 11 xã, thị trấn vận động Nhân dân hiến 8.971m2đất của 797 hộ, ở 45 thôn, tiểu khu; nâng cấp và làm mới 28km tường rào mẫu, 27km đường giao thông, điển hình địa phương làm tốt là: Thiệu Long, Minh Tâm, thị trấn Thiệu Hóa...; có thêm 02 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 06 sản phẩm tiềm năng khác đã được Tổ giúp việc lựa chọn và hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội đồng OCOP tỉnh công nhận.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế: Tiến độ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, sản phẩm OCOP còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu kế hoạch đề ra; công tác triển khai chưa đồng bộ, chưa toàn diện, chưa rộng rãi trở thành nhiệm vụ ở tất cả các xã mà mới chủ yếu tại các xã nằm trong kế hoạch; các tiêu chí NTM chưa được quan tâm, chưa tập trung vào nội dung cốt lõi, chưa nhận diện được vấn đề để lựa chọn cách làm phù hợp; việc thu gom, xử lý rác thải chưa được quan tâm, mới tập trung ở khâu thu gom, chưa chú trọng đến việc duy trì thường xuyên công tác vệ sinh môi trường; cây xanh, sân chơi thể thao chưa có nhiều, chưa được quan tâm triển khai thực hiện; việc huy động đóng góp từ Nhân dân chưa thực sự đồng đều, chưa được nhiều...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2022 đã đề ra, trong 6 tháng cuối năm yêu cầu lãnh đạo các phòng, đơn vị, BCH Đảng bộ, Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1.Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã trên cơ sở Kế hoạch xây dựng NTM năm 2022, rà soát mức độ đạt từng tiêu chí, để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2022, trong đó quan tâm đến kết quả xây dựng hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan và vệ sinh môi trường một cách thực chất.

- Đối với các xã, thị trấn không nằm trong Kế hoạch, trong 6 tháng cuối năm thực hiện rà soát để đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất, mở đường, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, tường rào và các hạ tầng nông thôn thiết yếu khác.

- Các xã được giao kế hoạch nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao phải hoàn thành xong việc gắn biển số nhà, tên đường trong tháng 6/2022; các xã còn lại phải hoàn thành trước 31/12/2022. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của Nhân dân, không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Triển khai rộng rãi việc đầu tư xây dựng NTM theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG. UBND huyện căn cứ nội dung Nghị định và các văn bản liên quan để hướng dẫn chi tiết (bằng văn bản), tổ chức tập huấn cho các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng NTM đối với các công trình đơn giản.

- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình có đóng góp trong phong trào đóng góp, hiến đất mở đường trong xây dựng NTM để nhân rộng.

2. Văn phòng Điều phối NTM huyện:

- Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tranh thủ các ý kiến hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, tổ chức khảo sát thực địa trước thẩm định giúp các xã hoàn thành hồ sơ và thực địa theo quy định; hỗ trợ các xã, hộ gia đình đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ cho các sản phẩm OCOP;

- Phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm XTĐT, các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị kết nối cung cầu (dự kiến tháng 9, 10/2022) để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực, truyền thống của địa phương.

- Phối hợp với Ban chỉ đạo các xã để xây dựng Kế hoạch xây dựng NTM, sản phẩm OCOP năm 2023 trình Ban chỉ đạotrước ngày 30/9/2022.

3.Ban chỉ đạo các xã chủ động xây dựng dự thảo hồ sơ theo dự thảo bộ tiêu chí mới để khi chính thức ban hành có thể rút ngắn thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, chủ động mời các phòng, đơn vị của tỉnh về kiểm tra thực địa, nghiên cứu dự thảo hồ sơ để chỉ ra các tồn tại, hạn chế, kịp thời khắc phục từng tiêu chí.

4.Yêu cầu các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo huyện phụ trách các xã, các đồng chí cấp ủy vòng 2 tăng cường công tác lãnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.

5.Giao đồng chí Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Văn phòng Điều phối NTM thống nhất để các xã được giao kế hoạch về đích Nông thôn mới nâng cao chủ động huy động xi măng để xây dựng hoàn thiện các tiêu chí hạ tầng theo đúng nội dung hỗ trợ xi măng đã được HĐND tỉnh quyết nghị và đã được Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất.

Ban Biên tập

07-02.png
TIN TỨC -
SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 7 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất vụ Mùa thu, toàn huyện đã gieo trồng được 8.730ha. Chỉ đạo tổ chức tốt các biện pháp tiêu úng do ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 11-14/7. Chỉ đạo các xã, thị trấn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh.

- Công tác xây dựng nông thôn mới:Chỉ đạo công lãnh đạo, chỉ đạo; phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh kiểm tra, đánh giá khả năng về đích đối với các xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong kế hoạch năm 2022. Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, kết quả có 01 sản phẩm gạo và 01 sản phẩm bánh đa đạt 3 sao, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng OCOP cấp tỉnh.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 213,4 tỷ đồng, tăng 15,6% CK. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy giày cao cấp của Tập đoàn Huali. Hoàn chỉnh, trình thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Giang Quang đến năm 2040; Quy hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Phú Hưng, Đông Đô; phê duyệt dự toán lập Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Ngọc Vũ đến năm 2045; trong tháng 7 thành lập mới 05 doanh nghiệp; tập trung giải ngân vốn đầu tư công.

-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Thu ngân sách tháng 7 là 78,5 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và giải quyết tồn đọng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 121 giấy. Chỉ đạo giải quyết đơn thư công dân liên quan đến đất đai tại xã Tân Châu.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các ngày kỷ niệm, tuyên truyền tiêm phòng vắc xin Covid-19. Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản lịch sử Quốc gia, Cục Di sản và xã Thiệu Quang hoàn thiện hồ sơ di sản "Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ" làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, trình Bộ Văn hóa kiểm tra, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

-Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:Tập trung chỉ đạo tổ chức tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 7, lớp 10 chất lượng cao; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 an toàn, đúng quy chế.

- Lĩnh vực y tế:Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; quan tâm chỉ đạo các điều kiện cần thiết và tổ chức tốt đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tuyên truyền phòng các loại dịch bệnh phát sinh ở mùa hè, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo.

- Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022). Tổ chức thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh, của huyện, xã cho 5.687 người có công và thân nhân, với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng.

Tình hình công tác quốc phòng - an ninh

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định. Tổ chức huấn luyện, bắn đạn thật cho khối Tự vệ; tổ chức diễn tập chiến đấu xã trong KVPT cho 07 xã; tiếp tục tổ chức triển khai nhiệm vụ diễn tập PCTT-TKCN cấp huyện. Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội tham mưu trao 01 nhà tình nghĩa cho đối tượng thương binh tại xã Thiệu Công.

- Lực lượng công an giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Trong tháng, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 06 vụ việc, tăng 03 vụ so với tháng 6/2022; xử lý 91 trường hợp vi phạm trật tự ATGT.

- Tăng cường giải quyết đơn thư theo quy định; quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người và các vụ việc tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân.

Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể

-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức dâng hoa, dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh. Tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII).

-Công tác tổ chức,cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến kiện toàn các chức danh còn thiếu; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học. Tập trung lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị hoàn thành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo quy định. Lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên cấp huyện nhiệm kỳ 2022-2027. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát:Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật, tổ chức công bố đối với đảng viên vi phạm thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tại Đảng bộ xã Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Vũ và Đảng bộ Công an huyện. Tiến hành thẩm định nhân sự các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo việc xem xét, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.

- Công tác dân vận:Tập trung nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện.

-Hoạt động củaHội đồng nhân dânhuyện:Tổ chức thành công kỳ họp thứ 9; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức kỳ họp HĐND đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 và quyết định các nội dung quan trọng khác.

-Hoạt động củaUBND huyện: Tập trung điều hành quyết liệt, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Chỉ đạo chăm sóc cây trồng vụ Mùa thu; chỉ đạo tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu; thường xuyên duy trì công tác tổng vệ sinh môi trường; phát động phong trào xây dựng mô hình khu dân cư“sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”,tổ chức gắn biển tên đường và đánh số nhà trên địa bàn. Triển khai Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025. Đoàn thanh niên; Hội cựu chiến binh huyện tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2027 thành công tốt đẹp; triển khai nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi các đối tượng NCC nhân dịp 27/7; Hội Nông dân tổ chức giám sát về việc thực hiện pháp luật về quản lý, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp năm 2022; Liên đoàn lao động huyện tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covd-19”; Hội Liên hiệp phụ huyện tham mưu tổ chức sơ kết đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, trao 02 bê vàng cho 02 hội viên khó khăn trị giá 28,5 triệu đồng.

Trịnh Văn Đệ

Chánh Văn phòng Huyện ủy

SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG

CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2022

Thực hiện Kế hoạch số 437-KH/TĐTN-ĐKTHTN, ngày 13/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về “Tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022”,chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thiệu Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022- 2027. Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa.

Hưởng ứng Chương trình “Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh”,Ngày 05/6/2022, BTV Huyện đoàn đã phát động thực hiện hưởng ứng đến toàn thể các tổ chức cơ sở Đoàn. Theo đó, các tổ chức cơ sở đoàn đã tuyên truyền, động viên đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân quét dọn đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường, phát quang hành lang mái đê... Đã có gần 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia. Đã duy trì thực hiện mô hình đoạn đường thanh niên tự quản với các phần việc, như: phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương nội đồng, thu gom chai lọ, dọn dẹp vệ sinh… Qua đó góp phần tạo cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, xây dựng hình ảnh đẹp của đoàn viên, thanh niên Thiệu Hóa.

Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động tuyên truyền trong chiến dịch hè. Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, BTV Huyện Đoàn phối hợp với Ban Vận động hiến máu tình nguyện của huyện tổ chức hiến máu tình nguyện, đã thu hút 1.532 đoàn viên, thanh niên tham gia và thu được 1.026 đơn vị máu an toàn.

Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được các tổ chức cơ sở đoàn thường xuyên quan tâm, thực hiện. Vai trò của thanh niên được thể hiện rõ nét trong các hoạt động đảm nhận về thực hiện tiêu chí về môi trường; xây dựng sân chơi cho thiếu nhi; “Đường tranh bích họa”, “Cột điện nở hoa”, bóc xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép.... Huyện đoàn đã đăng ký xây dựng 03 điểm vui chơi cho thiếu nhi tại 3 xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, tại các xã: Thiệu Nguyên, Thiệu Long và Thiệu Trung. Dự kiến sẽ khánh thành vào đầu tháng 7 (Công trình chào mừng Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XIX) và chuẩn bị lắp đặt 01 bể bơi nhằm giúp cho thiếu nhi có điều kiện tập bơi tại xã Thiệu Duy.

Chương trình tiếp sức mùa thi tại 02 kỳ thi là vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; đã thành lập 11 đội hình TNTN tiếp sức mùa thi với 300 đoàn viên thanh niên tham gia(gồm Đoàn trường THPT Nguyễn Quán Nho, THPT Thiệu Hóa, THPT Lê Văn Hưu, Đoàn xã Thiệu Quang, Đoàn xã Thiệu Vận, Đoàn thị trấn Thiệu Hóa)tại các địa điểm thi.

Các hoạt động trong chiến dịch hè 2022 do BTV Huyện đoàn phát động hưởng ứng đã có sức lan tỏa, tạo được khí thế sôi nổi của tuổi trẻ trong toàn huyện, qua đó phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện các công trình, phần việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thiệu Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nguyễn Thị Hà

Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦAĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Có thể điểm lại một số luận điệu xuyên tạc chủ yếu sau của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hiếu chiến, muốn gây chiến tranh thôn tính miền Nam, từ đó, đổ lỗi 21 năm chiến tranh với hàng triệu người của hai miền thiệt mạng là lỗi của bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Việt Nam chỉ là chiến trường thử nghiệm vũ khí của Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc.

- Chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc do sự khác biệt về lý tưởng cộng sản và không cộng sản; trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người Mỹ không hề muốn cai trị người Việt Nam, người Mỹ can thiệp vào Việt Nam là vì “thế giới tự do”.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những luận điệu trên đang tràn lan trên internet, được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị rêu rao lặp đi lặp lại, âm mưu lừa bịp, xuyên tạc để phục vụ mưu đồ đen tối của chúng.

Thực tế lịch sử khẳng định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 không phải là “nội chiến”, mà là cuộc chiến tranh yêu nước, nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nguồn gốc chiến tranh là mưu đồ chính trị và hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ, chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975 trước hết và căn bản khởi phát từ lợi ích bên trong của đế quốc Mỹ, từ chiến lược toàn cầu của Mỹ mà căn nguyên sâu xa là xuất phát từ bản chất chế độ chính trị cường quyền

Với mưu đồ xâm lược, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (tháng 7-1954), đế quốc Mỹ đã thực hiện phá hoại công cuộc hòa bình, thống nhất nước Việt Nam. Từ năm 1950, Mỹ chính thức can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Đông Dương (MAAG) của Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp, từ 52 tỷ phrăng lên tới 751 tỷ phrăng năm 1954, chiếm 73,9% chi phí chiến tranh. Tiếp đó, Mỹ nhanh chóng gạt Pháp, trực tiếp tiến hành tổ chức quân đội, chính quyền mới, tiến hành bầu cử riêng rẽ ở miền Nam Việt Nam (đầu năm 1955), lập ra cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng hòa”, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.

Đế quốc Mỹ (và cả thực dân Pháp trước đó) tìm cách lôi kéo đồng minh, đẩy mạnh xây dựng quân đội và chính quyền tay sai, vừa mua chuộc, lôi kéo (rêu rao Mỹ chỉ là đồng minh), vừa uy hiếp và khi cần thì cũng không ngần ngại tổ chức đảo chính, thủ tiêu những chính trị gia không vâng lời, nhằm giữ quyền lãnh đạo của mình... Mặt khác, Mỹ coi trọng việc xây dựng cơ sở xã hội, dựa vào các thế lực thù địch, những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, vừa tạo chỗ đứng, tạo thế hợp pháp ở bên trong để che giấu bộ mặt thực dân, vừa tích cực tổ chức huấn luyện đội quân viễn chinh, lập các căn cứ, khối liên minh quân sự ở bên ngoài... Khi tất cả các thủ đoạn không đạt được mục tiêu đề ra, hoặc kém hiệu quả, Mỹ đẩy tới hành động quân sự, dùng biện pháp chiến tranh là chủ yếu. Tháng 2-1962, Mỹ thành lập Bộ tư lệnh viện trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam, đến tháng 7-1965, đổi thành Bộ Tư lệnh lục quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, trực tiếp chỉ huy đội quân viễn chinh Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đồng minh trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến 676 tỷ USD; cử 6,6 triệu lượt quân tham chiến; huy động 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân; trên 72 nghìn quâncác nước đồng minh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với những vũ khí mới nhất, với khối lượng lớn bom đạn, chất độc hóa học, chất độc da cam, quân đội Mỹ đã tiến hành càn quét, đốt phá, và giết hại nhiều dân thường. Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học. Cùng với việc đưa quân vào miền Nam, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt đối với miền Bắc Việt Nam.

Đế quốc Mỹ áp đặt phương thức thống trị thực dân kiểu mới, giấu mặt, cai trị trá hình, nuôi dưỡng và dựng lên chính quyền bù nhìn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Từ năm 1955 đến năm 1961, đế quốc Mỹ đã viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam 7 tỷ USD. Những năm 1955 - 1956, Mỹ chi 414 triệu USD xây dựng các lực lượng thường trực quân đội Việt Nam Cộng hòa gồm 170.000 người và lực lượng cảnh sát với 75.000 người. 80% ngân sách quân sự của chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ viện trợ. Trong giai đoạn 1962 - 1974, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa 21.336 triệu USD (bao gồm cả viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự).

Một thực tế rõ ràng là, tuy Mỹ coi lực lượng tay sai ở miền Nam Việt Nam là những người “quốc gia chủ nghĩa”, nhưng chưa bao giờ thực sự coi trọng những lực lượng này. Mỹ chỉ xem họ như những quân cờ trên bàn cờ chiến lược của mình. Một khi quân cờ nào không còn hữu dụng nữa thì Mỹ sẵn sàng thay thế, vứt bỏ họ. Một học giả Mỹ đánh giá: “Quan hệ đồng minh Mỹ - Diệm là một sản phẩm của tính toán địa chính trị của Mỹ thời chiến tranh lạnh”, và “việc Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương xuất phát từ các quan ngại về sự bành trướng Xô-viết”. Ngay những quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn cũng nhận thức được thân phận làm tay sai cho Mỹ của mình, và nhận ra cuộc chiến này là cuộc chiến của người Mỹ chống lại Nhân dân Việt Nam: “Ông Mỹ luôn luôn đứng ra làm sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”. Giới chóp bu của chế độ Sài Gòn chỉ được tự do trong giới hạn mà Mỹ cho phép. Cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng hòa” là chính quyền do người Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng và điều khiển để phục vụ cho chiến tranh xâm lược. Ngay cả sau năm 1973, khi quân đội Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, thì mục tiêu phục vụ cho quyền lợi của người Mỹ của chính quyền và quân đội Sài Gòn ở miền Nam vẫn không hề thay đổi. Tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - lực lượng tưởng chừng được Mỹ ủng hộ nhất quán nhất, cuối cùng cũng cay đắng thừa nhận trong phát biểu từ chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 21-4-1975, rằng: Mỹ là một đồng minh “thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc”. Một nghiên cứu nước ngoài chỉ rõ:“Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, thật khó có thể tưởng tượng rằng miền Nam Việt Nam đã ra đời hoặc nếu có thì sẽ tồn tại được bao lâu”.

Từ tất cả những điều đã trình bày trên đây, có thể thấy rõ rằng, đế quốc Mỹ đã chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, chống lại tất cả những ai ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và mong muốn độc lập, hòa bình, thống nhất của Việt Nam. Rõ ràng, đế quốc Mỹ đã chà đạp luật pháp quốc tế, trắng trợn xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, và vì thế, trở thành đối tượng đấu tranh trước hết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam.

Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân Việt Nam

Cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời đấu tranh nhằm loại bỏ những thế lực đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc và nguyện vọng nhân dân. Trên bình diện quốc tế, đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự quyết của dân tộc mình. Trong bối cảnh của cuộc “chiến tranh lạnh”, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đối đầu quyết liệt giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa.

Nhằm đạt mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam đã nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Các yêu cầu đàm phán với chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên trì nêu lên, nhưng đều bị từ chối.

Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man các phong trào hòa bình, bắt bớ, truy bức, giết hại những người yêu nước ở khắp miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1959, 466.000 người cộng sản và người yêu nước bị bắt, 400.000 người bị tù đày và có 68.000 người bị giết hại. Một báo cáo của Việt Nam Cộng hòa năm 1960 đưa ra con số những người cộng sản bị bắt giữ từ năm 1954 là 48.200 người; một công bố năm 1961 ghi nhận tổng số người bị bắt giữ và thiệt mạng dưới bàn tay lực lượng an ninh chính quyền Sài Gòn lên tới trên 60.000 người.

Đối diện với tình hình trong nước, quốc tế vô cùng khó khăn, phức tạp, những năm 1954 - 1959, Đảng Lao động Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định hòa bình, thống nhất nước nhà là nguyện vọng tha thiết, phải tranh thủ mọi thời cơ để thống nhất một cách hòa bình. Đấu tranh vũ trang chỉ buộc phải thực hiện khi không còn con đường nào khác. Quyết tâm thực hiện thống nhất đất nước được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960): “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam, Bắc một nhà”.

Ở miền Nam, năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Tháng 6-1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đây là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất đại diện cho cách mạng miền Nam, là thể hiện ý chí của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho ý chí, nguyện vọng thống nhất của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Chính phủ có nhiệm vụ đoàn kết nhân dân miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, lật đổ chính quyền tay sai, đưa miền Nam Việt Nam phát triển theo con đường độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới thống nhất đất nước. Chính phủ cách mạng lâm thời là một đối trọng với chính quyền Sài Gòn tại Hội nghị Pa-ri, làm thất bại âm mưu xưng danh “đại diện hợp pháp duy nhất” cho miền Nam của Mỹ và chính quyền tay sai. Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Chính phủ cách mạng lâm thời, các phong trào vận động nhân dân, trí thức đã kết thành một sức mạnh rộng lớn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, vì một mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến cuối năm 1972, Chính phủ cách mạng lâm thời được 30 nước trên thế giới chính thức công nhận, với tư cách là đại diện chân chính, hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam.

Dù phải chịu tác động bởi mâu thuẫn, bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khi đó, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; xử lý các mối quan hệ một cách đúng đắn, mềm dẻo; coi trọng, kiên trì vấn đề đoàn kết quốc tế. Quan điểm nhất quán của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ cao nhất của các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng không lôi kéo các nước xã hội chủ nghĩa vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Từ khoảng giữa năm 1972, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam đều bị cắt giảm mạnh. Việt Nam nhận thức được sự chuyển dịch trong quan hệ tam giác giữa ba cường quốc là Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Trong khi khai thác mặt tích cực của các nước ủng hộ công cuộc kháng chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn đề cao cảnh giác, hạn chế tối đa mặt tiêu cực trong mối quan hệ đó. Vì thế, khi hai nước lớn giảm dần sự viện trợ, Việt Nam vẫn kiên quyết giữ vững mục tiêu của mình.

Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù được che giấu dưới mọi hình thức, để thức tỉnh lương tri nhân loại tiến bộ. Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, hình thành từ cuối năm 1964, đã nhanh chóng mở rộng, phát triển mạnh mẽ từ khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam và tiến hành dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Đó là lực lượng chính trị hùng hậu, đã tác động sâu sắc đến chính sách và thái độ hiếu chiến của nhiều chính phủ trên thế giới đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam. Chưa bao giờ trên thế giới xuất hiện một phong trào ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của một dân tộc lại có quy mô rộng lớn như phong trào quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước.

Việc Mỹ áp đặt chế độ thống trị thuộc địa kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, gây chiến tranh tàn phá đất nước Việt Nam, là cuộc chiến tranh xâm lược đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nguồn gốc chiến tranh là mưu đồ chính trị và trực tiếp là từ hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ, chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc Việt Nam.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO NGANG TẦM NHIỆM VỤ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Khắc ghi lời Bác dạy

Bàn về vai trò của công tác tuyên giáo và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đội ngũ cán bộ tuyên giáo và công tác tuyên truyền được xem như là một mặt trận tư tưởng chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu và ủng hộ cái mới, cái tốt, cái tiến bộ, khơi dậy ý chí và động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân, làm cho “Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng”.

Phương pháp, tác phong của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm bồi dưỡng. Người căn dặn cán bộ tuyên giáo phải biết rõ mục đích tuyên truyền của mình, trước khi định công tác ở đâu phải đặt rõ kế hoạch, phải biết chịu kham khổ, biết nhẫn nại. Đồng thời, Người chỉ rõ công tác tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động; phải phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ta, của dân tộc.

Tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi (ngày 31-8-1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tính Đảng là nguyên tắc và nền tảng của công tác tuyên giáo, nó bảo đảm cho các hoạt động tuyên giáo của Đảng giữ vững lập trường giai cấp công nhân, phục vụ nhân dân; tính khoa học của công tác tuyên giáo phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội, lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhân dân hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó, họ hành động tự giác, có hiệu quả. Người yêu cầu cán bộ tuyên giáo phải có phong cách đi sâu, đi sát cơ sở, đến những mũi nhọn của mặt trận sản xuất và chiến đấu, nơi có phong trào khá và cả những nơi có phong trào kém, phát hiện và giải đáp được những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Vì theo Người, chỉ có đi sâu vào thực tiễn đời sống xã hội thì mới tìm hiểu, đánh giá đúng thực chất tình hình công tác tuyên giáo của địa phương, đơn vị, mới phát hiện được những vấn đề mới, nhân tố mới, những điển hình tốt, người tốt việc tốt để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn nhằm đẩy mạnh việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vừa hồng, vừa chuyên:

Thứ nhất, cán bộ tuyên giáo phải có bản lĩnh chính trị, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, phải có “tâm” và “tầm”.

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu của người cán bộ tuyên giáo. Là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, là người gieo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, vì vậy bản thân các cán bộ làm công tác tuyên giáo phải thực sự là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, sự kiên định vững vàng và đạo đức, lối sống để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu và tính thuyết phục của công tác tuyên giáo. Cán bộ làm công tác tuyên giáo không được xa rời quan điểm của Đảng, luôn thấm nhuần quan điểm của Đảng, lập trường giai cấp để giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu biết đúng đắn những hiện tượng và sự kiện của đời sống xã hội; đứng trước khó khăn của cách mạng không bị tác động, ảnh hưởng của những cám dỗ từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; không bị tác động bởi các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; dù ở đâu, làm gì, mỗi bài viết, bài nói đều phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng để tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; làm tăng niềm tin, thúc đẩy hành động để tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách.

Cái “tâm” của cán bộ tuyên giáo thể hiện rõ trong sự kiên định với lý tưởng, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Đó thực chất là bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ của cơ chế thị trường, dũng cảm trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống quan điểm sai trái, thù địch; trong sáng, lành mạnh trong lối sống. Còn cái “tầm” của cán bộ tuyên giáo lại thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc, ở trình độ chuyên môn khoa học, được đào tạo cơ bản trên một nền tảng văn hóa vững chắc. Cái tầm của người cán bộ tuyên giáo ngày nay thể hiện sự nhạy bén, chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh; dám nghĩ, dám làm trong đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo; sự thông thạo trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào công việc một cách hiệu quả; có nhãn quan dự báo tình hình và nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm trạng xã hội.

Thứ hai,cán bộ tuyên giáo phải là người biết nêu gương, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, kịp thời tham mưu làm tốt công tác tư tưởng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Trong khi các thế lực thù địch đang đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, kích động, gây bất ổn an ninh chính trị, điều này đặt ra cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải am hiểu cả về lý luận và thực tiễn để vận dụng vào công tác của mình một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực dự báo, định hướng tuyên truyền kịp thời. Chủ động nghiên cứu, tham mưu có hiệu quả việc tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết; phân tích, lý giải về những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới từ thực tiễn cuộc sống ở cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận của Nhân dân. Tích cực, chủ động đổi mới phương thức hoạt động; vận dụng sáng tạo phương thức hoạt động theo nhóm để có nhiều sáng kiến dự báo, giải pháp xử lý các tình huống tư tưởng; sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đi sâu, sát thực tiễn, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận và tâm trạng xã hội để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc nổi lên trên địa bàn mà dư luận xã hội quan tâm.

Thứ ba,cán bộ tuyên giáo phải là người say mê, tâm huyết và luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng nói, viết để nâng cao năng lực công tác.Công tác tuyên giáo hiện nay có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, phức tạp. Trong điều kiện đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cần có lòng say mê, tận tụy và tâm huyết nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bởi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tuyên giáo là tuyên truyền thông qua nói, viết để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đồng thời, quan trọng hơn là thông qua đó làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đó. Theo đó, cần thực hiện đúng chỉ dẫn của Người là: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Cán bộ tuyên truyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?”.

Thứ tư,cán bộ tuyên giáo phải luôn hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với nhân dân.Đội ngũ cán bộ tuyên giáo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phương pháp lãnh đạo, phong cách quản lý, cách tổ chức, cách đặt kế hoạch phải phù hợp với quần chúng; phải luôn hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Có như vậy, cán bộ tuyên giáo mới nắm bắt được tình hình, những diễn biến tư tưởng, những “điểm nóng”, tình huống tư tưởng nảy sinh, mới có thể dự báo, kịp thời tham mưu được các giải pháp đúng đắn. Đồng thời, việc gắn bó mật thiết với nhân dân sẽ giúp người cán bộ tuyên giáo đúc rút được nhiều kinh nghiệm hay; đồng thời gắn với thực tiễn cũng chính là để phát hiện, đánh giá hiệu quả các nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống như thế nào, có gì cần tham mưu, đề xuất khắc phục, sửa chữa những chỗ chưa hợp lý. Đồng thời cổ vũ nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để tổng kết, đánh giá và phổ biến, nhân rộng.

Thứ năm,phảicó phong cách làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả.

Đối với công tác tuyên giáo, người cán bộ cần có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, tư duy, độc lập, sáng tạo; tránh xa lối giáo điều, vay mượn, mà tự mình tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cái đúng, phù hợp thực tiễn. Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động định hướng thông tin tuyên truyền của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Triển khai mạnh mẽ, rộng rãi thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, nhất là thông qua Giải báo chí về xây dựng Đảng (mang tên “Búa liềm vàng”) và Giải “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.Do vậy, hoạt động này cần được đặc biệt coi trọng và tiến hành thường xuyên, liên tục theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra là: “Hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa, thông tin lành mạnh góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xu hướng phát triển xã hội, đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng xã hội an ninh, an toàn, dân chủ, tiến bộ”. Đồng thời, thực hiện chủ trương: “Xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông chủ lực đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng thông tin tuyên truyền thiết yếu, làm chủ mặt trận thông tin”.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, nhất là về năng lực, trình độ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị ngang tầm nhiệm vụ là nội dung vô cùng quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản, thường xuyên, lâu dài của Đảng ta.

Ban Biên tập

CỰU CHIẾN BINH LÀM THEO LỜI BÁC

Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh những năm qua luôn được cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thiệu Toán tích cực hưởng ứng. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động tại địa phương, là tấm gương sáng để cán bộ, hội viên CCB và nhân dân học tập. Một trong những tấm gương đó là ông Dương Đình Tùng, Chủ tịch Hội CCB, xã Thiệu Toán.

Ở cương vị nào, ông Tùng cũng luôn giữ vững phẩm chất của người lính cụ Hồ,phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động cũng như các phong trào thi đua của Hội, của địa phương, làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực...Nhờ vậy, trong thời gian qua, Hội CCB xã Thiệu Toán luôn là nòng cốt trong mọi phong trào hoạt động ở địa phương; được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong xã tín nhiệm và nhiệt tình ủng hộ.Trên cương vị là Chủ tịch Hội CCB xã,ông Dương Đình Tùng luôn nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Hội cấp trên,bám sát tình hình thực tiễn ở địa phương, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện nhiều giải pháp,đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên góp phần xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh ngay từ cơ sở.Vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào như: Phong trào"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"phong trào"Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu hiếu thảo", bình xét hàng năm kết quả có 95% gia đình hội viên đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp hội từ chi hội đến Hội xã đã đăng ký với ban chỉ đạo và cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện tốt tiêu chí 17 về môi trường, 18 về giữ vững ổn định chính trị, tiêu chí 19 về an ninh trật tự. Ngoài 3 tiêu chí trên tùy theo khả năng, điều kiện, hội đã tự nguyện nhận một phần việc trong các tiêu chí đăng ký của địa phương. Trong những năm qua nhiều chi hội, gia đình hội viên tự nguyện đóng góp ngày công, tiền xây dựng nhà văn hóa, bê tông hóa đường nhánh cụm dân cư, hiến đất mở đường giao thông liên thôn. Quỹ đền ơn đáp nghĩa quỹ khuyến học tặng quà cho thanh niên lên đương nhập ngũ.v.v… trị giá trên 100 triệu đồng. Năm 2017, ông đã vận động Hội viên trong toàn xã ủng hộ số tiền 31.500.000 đồng, mua được 147 thùng chứa rác thải ngoài đồng ruộng, xây được 03 thùng đốt các đồ của người quá cố khi qua đời. Thực hiện chương trình Nông thôn mới, đến nay Hội đã vận động Hội viên ủng hộ mua 05/05 tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa các thôn, hội đã chỉnh trang 05/05 nhà văn hóa thôn đảm bảo ngăn nắp, sạch đẹp. Năm 2021, ông vận động hội viên tiếp tục thực hiện mô hình quét vôi, ve các trục đường chính trong toàn xã và các nhà văn hóa các thôn.

Với phẩm chất của người lính Cụ Hồ,ông Dương Đình Tùngkhông những làm tốt vai trò trách nhiệm các mặt công tác Hội, mà còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương, góp sức xây dựng quê hương ngày thêm giàu, đẹp. Từ những đóng góp của bản thân,ông Dương Đình Tùng đã được các cấp, các ngành trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, năm 2021, ông vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2021.

Đỗ Thị Lan

CV Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Sáu tháng đầu năm 2022, công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện diễn ra trong điều kiện người dân trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, do mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu tăng lên từ ngày 01/01/2022 (Do tăng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp của các tổ chức chính trị, phòng, ban và các Đại lý thu; cùng với nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động BHXH huyện Thiệu Hóa, chính sách BHXH tự nguyện đang dần trở thành nền tảng quan trọng thực hiệnmục tiêu BHXH toàn dântheo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH.

Kết quả, tính đến hết tháng 5/2022, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện đạt 3.408 người, tăng 133 người so với 31/12/2021, tăng 419 người so với cùng kỳ năm trước; đạt 74,74% kế hoạch giao. Kết quả này cao hơn 0,89% so với tỷ lệ bình quân toàn tỉnh; cao hơn 17,54% bình quân chung toàn quốc.

Tuy nhiên, số người tham gia vẫn còn thấp so với số người thuộc diện tham gia, mới đạt 6,81%. Nhất là số người thuộc nhóm hộ gia đình nghèo, cận nghèo mặc dù được ngân sách nhà nước hỗ trợ cao hơn nhưng số người tham gia BHXH tự nguyện, chỉ chiếm 1,38% so với tổng số người đang tham gia BHXH tự nguyện.

Để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa; hoàn thành chỉ tiêu BHXH tỉnh giao năm 2022 và hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH. Bảo hiểm xã hội huyện Thiệu Hóa xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, như sau:

Một là,tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; nghiên cứu, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất, đặc thù của từng nhóm đối tượng, theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được giao lấy tháng 5, tháng 7 hằng năm là tháng cao điểm thực hiện công tác truyên truyền về BHXH, BHYT; trên cơ sở đó, tổ chức lễ phát động, lễ ra quân, góp phần lan tỏa chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Hai là,Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2022, đặc biệt là các chỉ tiêu, kế hoạch do BHXH tỉnh giao; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Ba là,tham mưu UBND huyện Ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 135/KH-UBND của UBND tỉnh vềthực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN năm 2022;Báo cáo, tham mưu UBND huyện họp đánh giá và kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp huyện. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện thực hiện ký Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT.

Bốn là,tiếp tục kiện toàn, mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ thu BHXH tự nguyện; kịp thời chấn chỉnh nếu có sai phạm; có giải pháp khuyến khích các đơn vị có cách làm hay trong vận động, phát triển BHXH tự nguyện.

Năm là,phân tích nhóm tiềm năng chưa tham gia, tập trung vào nhóm có khả năng tài chính như: Hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ tại các chợ, người lao động đang trong độ tuổi lao động. Chú trọng vận động Hội viên của các hội tham gia BHXH tự nguyện cho các thành viên trong gia đình và cho người thân.

Sáu là,nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm trong phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính; đảm bảo giải quyết các chế độ cho người tham gia đầy đủ, kịp thời; tiếp tục triển khai cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số trên nền tảng thiết bị di động (VssID) để người tham gia tra cứu quá trình tham gia BHXH, tra cứu địa chỉ cơ quan BHXH… mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia BHXH tự nguyện.

Nguyễn Minh Phương

BHXH huyện Thiệu Hóa

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN MÔ HÌNH“PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNHTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA”

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Thiệu Hóa quan tâm, có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được hướng dẫn phân loại, xử lý triệt đểdẫn đến lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều. Công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp. Trong khi đó công tác phân loại rác tại nguồn và tận dụng các loại rác thải hữu cơ (lượng rác thải hữu cơ chiếm trên 60% tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày) để tạo thành phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp là một giải pháp rất hữu ích nhưng chưa được người dân biết đến rộng rãi và áp dụng vào thực tế.

Vì vậy, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để chế biến thành phân bón vi sinh nếu được triển khai rộng rãi, sẽ giảm được một lượng lớn rác thải hữu cơ cần xử lý tập trung và giảm tải cho các bãi chôn lấp trên địa bàn các xã, thị trấn. Từ những vấn đề trên, xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN các cấp với mong muốn góp phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triển môi trường bền vững của huyện; đồng thời thực hiện tốt Cuộc vận động“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”gắn với Cuộc vận động“Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hội LHPN huyện Thiệu Hóa xây dựng đề án“Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt.

Sau khi tiếp thu các nội dung của đề án, các đơn vị được lựa chọn làm điểm đã báo cáo cấp ủy, tổ chức Hội nghị Ban chấp hành triển khai nhiệm vụ, cách thức thực hiện. Công tác tuyên truyền đề án được các cơ sở Hội quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, như: thông qua hệ thống đài phát thanh của xã, thông qua Pano, Apphích trên đường làng, ngõ xóm, thông qua họp chi hội, họp thôn, kết hợp với việc nêu gương các hộ tích cực trong việc thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình...

Từ tháng 2 đến tháng 4/2022, BTV Hội LHPN huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng KHCN thuộc Trường Đại học Hồng Đức tổ chức 07 lớp tập huấn về phân loại và xử lý rác thải cho các hộ tại 6 xã tham gia đề án.

Kết quả, 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị đã tiến hành vận động chị em phụ nữ và người dân trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà nhằm góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách làm cụ thể là mỗi gia đình tự phân loại và đựng rác thải vào các thùng riêng biệt. Đối với rác thải hữu cơ các hộ xử lý làm phân bón cho cây trồng (đối với hộ có diện tích đất vườn thì Hội vận động xây bề chứa rác hữu cơ và xử lý thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng, đối với các hộ không có vườn thì mua thùng chứa rác để xử lý rác hữu cơ); rác tái chế: chai lọ nhựa, giấy, kim loại… được bỏ riêng để thực hiện mô hình “Đổi rác thải lấy cây xanh”; rác thải còn lại được tập kết để đội thu gom của xã đưa về bãi chôn lấp theo quy định.

Tham gia đề án, mỗi hộ dân sẽ được hộ trợ men vi sinh, nắp đậy hố xử lý rác hữu cơ, thùng chứa rác hữu cơ.

Mục tiêu và các bước thực hiện của đề án là triển khai trong năm 2022: 6 tháng đầu năm 2022 triển khai thí điểm tại 06 xã đăng ký xây dựng xã NTM nâng cao, 11 thôn đăng ký thôn NTM kiểu mẫu năm 2022, mỗi thôn chọn 05 hộ tham gia thực hiện mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình và xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở luôn thực hiện giám sát, đôn đốc từng hộ dân trong việc phân loại rác thải và áp dụng quy trình xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón. Với sự tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết, qua 5 tháng triển khai, mô hình đã mang lại những hiệu quả bước đầu, được các hộ dân tích cực hưởng ứng, đã có trên 500 hộ thực hiện mô hình. Tiểu biểu, có đơn vị xã Thiệu Phú, Thiệu Nguyên. Các đơn vị đã tổ chức thực hiện Đề án nhân thấy: việc triển khai mô hình đã mang lại lợi ích cho cả người dân và chính quyền địa phương; các hộ dân có nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng đảm bảo an toàn, còn với địa phương giảm áp lực trong việc thu gom rác thải và giảm chi phí dành cho công tác bảo vệ môi trường.

Với kết quả ban đầu, những lợi ích thiết thực của dự án mang lại, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện sẽ tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng việc thực hiện Đề án phân loại rác thải tại hộ gia đình đến các xã, thị trấn trong huyện, nhằm thực hiện tốt tiêu chí môi trường, góp phần tích cực xây dựng xã, thôn Nông thôn mới.

Tạ Thị Thúy

Chủ tịch Hội LHPN huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

LĂNG MỘ NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU

Theo gia phả họ Lê, Lê Văn Hưu“Mặt mày đầy đặn”tư chất nhanh sáng, lên 9 tuổi theo học ông thầy họ Nguyễn, người xã Phúc Triền học ngày càng tiến, được thầy học yêu khen. Đến năm 11 tuổi thì Lê Văn Hưu thông minh xuất chúng và nổi tiếng thần đồng.

Năm vua Trần mở khoa thi tại kinh đô Thăng Long thì Lê Văn Hưu vừa tròn 17 tuổi“Đó là năm Đinh Mùi 1247”mùa thi đó Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn (Tiến sỹ cập đệ nhị danh) còn Nguyễn Hiền 13 tuổi thì đậu Trạng nguyên.

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322) hưởng thọ 93 tuổi, mộ táng tại xứ Mả Giòm tọa quý hướng đinh (Tây - Bắc - Đông - Nam) được ban 5 sào đất để mộ.

Năm 1993, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban nhân dân huyên Đông Sơn thống nhất chủ trương tôn tạo lại khu mộ của Lê Văn Hưu (tại khu đất cũ). Tháng 3 năm 2005, được khởi công xây dựng, đến tháng 8 năm 2005, công trình khu lăng mộ đã hoàn thành khang trang như ngày hôm nay.

Khu lăng mộ Lê Văn Hưu có diện tích là 1.396,9m², chủ yếu là đất ruộng và vườn. Không gian lăng được thiết kế theo nguyên tắc cao dần từ ngoài vào trong nhằm mục đích tăng thêm vẻ tôn nghiêm và trang trọng cho khu di tích. Mặt khác, các hạng mục công trình như hồ bán nguyệt, bậc thềm mây, nhà che bia, hệ thống sân, tượng chầu, tất cả đều nằm theo trục thần đạo, đã tạo ra những không gian khác nhau nhưng vẫn thống nhất hài hòa với tổng thể toàn khu vực. Điều đó sẽ đem lại cho ta cảm giác linh thiêng và tĩnh tại. Các không gian này còn có ý nghĩa tượng trưng cho các thực thể địa lí thiên nhiên, đó là các yếu tố sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ, huyền thủy minh đường,... Các thực thể này hoặc gần hoặc xa, hoặc thiên nhiên hoặc nhân tạo... nhưng phối hợp chặt chẽ theo nguyên tắc trái phải, trên dưới, trước sau.

Cổng chính nằm ở phía Tây khu lăng mộ, cổng được thiết kế theo hình thức tứ trụ tạo thành “tam quan” và được trang trí các hoa văn, họa tiết rất tinh tế. Qua cánh cửa cổng này, chúng ta đi men theo con đường lát gạch sẽ nhìn thấy cổng thứ hai. Đây là lớp cổng trong, cũng được thiết kế theo kiểu “tam quan” với tứ trụ. Cánh cổng này có mái kép được trang trí bờ nóc, bờ chảy và những con vật linh thiêng được đặt nên tứ trụ: phượng, nghê - là lối kiến trúc cổ truyền của đình, đền Việt Nam. Mái cổng được lợp ngói mũi hài phục chế. Phần dưới là bậc tam cấp lắp ghép bằng vật liệu đá nguyên khối được chạm khắc hình vân mây theo mẫu thềm mây truyền thống.

Phía trước cổng chính là sân ngoài (bao quanh hồ bán nguyệt) đây là nơi sắp lễ, sửa soạn y phục để vào thắp hương tế lễ. Sân có độ cao bằng độ cao đường vào và được lát gạch chỉ kích thước (300 mm x 200mm x 60mm). Ngoài ra còn có hồ bán nguyệt được trồng hoa súng, hoa sen...

Phía sau cổng chính là sân trong có cao độ hơn sân ngoài là 0,54m. Sân lát gạch bát phục chế có kích thước (300mm x 300mm x 60mm). Khu vực sân này là nơi hành lễ dâng hương, là không gian tưởng niệm thờ cúng linh thiêng. Diện tích sân khá rộng nối liền thềm bậc mây cho tới bức bình phong (hậu chẩm).

Qua cổng chính (bậc thềm mây) là đến nhà che bia. Bia gốc có tên là “Bảng nhãn Lê tiên sinh thần bi”, được phục chế lại toàn bộ bằng đá, theo mẫu hoa văn họa tiết cùng thời với bia. Nhà che bia được xây trên trục thần đạo, ở giữa cổng chính, bậc thềm mây với mộ ông Hưu. Công trình này phỏng theo thức kiến trúc cổ truyền, vật liệu chính bằng bê tông, cốt thép được đắp trát và sơn màu giả gỗ, mái cong lợp ngói mũi hài phục chế. Bia mộ Lê Văn Hưu (còn gọi là Bảng nhãn Lê tiên sinh thần bi) cao 0,95m, rộng 0,50m, được đặt dựng trước lăng mộ Lê Văn Hưu. Mũi bia hình lá sen cách điệu, giữa là búp sen.

Tiếp đến là mộ cụ Lê Văn Hưu. Thân mộ hình vuông có kích thước (3,6m x 3,6m) chiều cao là (1.65m). Đỉnh mộ để hở lộ thiên (có huyệt thông âm - dương) và được thiết kế hình tròn có đường kính là (1,4m), tượng trưng cho trời tròn, đất vuông theo quan niệm dân gian. Vòng bao quanh mộ là dải đất trồng cỏ (phần đất còn lại của mộ xây dựng năm 1993 có kích thước là 4,1m x 4,1m). Dải đất này có ý nghĩa vừa bảo tồn nguyên vẹn được phạm vi đất mộ, vừa tôn thêm vẻ đẹp. Đồng thời đây là dải phân cách mềm bảo vệ cho mộ. Vòng ngoài cùng là sân lát gạch hoa cúc, (phiên bản mẫu gạch thời Trần, kích thước gạch là 350mm x 350mm x 70mm). Sân có kích thước là (9m x 9m) có cao độ hơn sân lăng là 0,15m.

Hình thức kiến trúc với lối hoa văn chủ yếu phỏng theo lối kiến trúc thời nhà Trần (tháp Phổ Minh ở Nam Định). Bệ mộ được chạm khắc hoa văn đường viền hình sóng nước và đài sen (hoa văn chạm khắc phổ biến thời Lý - Trần). Các trang trí bao quanh phần thân và mái mộ gồm những họa tiết mang tính dân gian như ô chữ thọ, cuốn thư và bút lông được cuốn dải lụa, rồi hoa cúc, hoa sen (là hình ảnh quen thuộc trang trí chạm khắc của đình, đền Việt Nam).

Cuộc đời Lê Văn Hưu sống trọng gần một thế kỷ, đó là thời kỳ hào hùng nhất của tinh thần quật cường dân tộc - Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam và thế giới.

“Trích: Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Đền - Lăng mộ Lê Văn Hưu”

Ban Biên tập

QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - TỔ QUỐC VIỆT NAM

Có một nơi chan chứa những yêu thương

Mẹ bảo đó là quê hương yêu dấu

Nơi đầy ắp kỉ niệm thời thơ ấu

Bên gia đình nơi bến đậu bình yên.

Có một nơi triệu trái tim gọi tên

Bố bảo nhớ không được quên đất nước

Bao xương máu lớp ông cha đi trước

Đuổi xâm lăng mới có được hôm nay.

Có một nơi tự hào bóng cờ bay

Triệu khối óc bàn tay cùng xây dựng

Là Tổ quốc luôn hiên ngang đứng vững

Trang sử hồng thầy cô giảng dạy em.

Ôi quê hương, ôi Tổ quốc Việt Nam

Ôi đất nước bốn ngàn năm văn hiến

Bao xương máu những chặng đường chinh chiến

Bao gian nan khi kiến thiết dựng xây.

Một Việt Nam rạng rỡ của hôm nay

Luôn bất khuất kiên cường đầy nhân ái

Yêu Tổ quốc yêu quê hương yêu mãi

Giữ non sông đất nước mãi vẹn nguyên.

Vũ Bình Minh
07-03.png

Bản tin nội bộ Tháng 7 năm 2022

Đăng lúc: 01/08/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

07-01.png
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ HUYỆN ỦY, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NTM HUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Ngày 08/6/2022, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác xây dựng NTM 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Sau khi nghe lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện báo cáo kết quả công tác xây dựng NTM 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị tại các điểm cầu và ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND huyện. Đồng chí Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND - Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện kết luận như sau:

Những tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do sự bùng phát của đại dịch Covid 19; giá cả nguyên, nhiên vật liệu, vật tư... tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành dịch vụ và sản xuất; điều kiện thời tiết diễn rất bất thường so với cùng kỳ các năm, gây mưa lớn và ngập úng nhiều diện tích cây trồng, đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Nhân dân, cũng như phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, với sự chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng NTM từ những tháng cuối năm 2021, kết quả xây dựng NTM 6 tháng đầu năm của huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Huyện đã tổ chức thành công Lễ đón nhận huyện đạt chuẩn NTM và Huân chương Lao động hạng Ba, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong và ngoài huyện; Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, BCH Đảng bộ các xã, thị trấn, BCĐ các xã đã ban hành các kế hoạch, các cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM, xây dựng sản phẩm OCOP; đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành chỉ đạo, chủ trương mới về phong trào hiến đất, mở đường, huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho việc đầu tư, nâng cấp mở rộng các tuyến đường, hạ tầng giao thông nông thôn, hướng tới chuẩn đô thị. Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã huy động gần 350 tỷ đồng cho xây dựng NTM; có 11 xã, thị trấn vận động Nhân dân hiến 8.971m2đất của 797 hộ, ở 45 thôn, tiểu khu; nâng cấp và làm mới 28km tường rào mẫu, 27km đường giao thông, điển hình địa phương làm tốt là: Thiệu Long, Minh Tâm, thị trấn Thiệu Hóa...; có thêm 02 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 06 sản phẩm tiềm năng khác đã được Tổ giúp việc lựa chọn và hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội đồng OCOP tỉnh công nhận.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế: Tiến độ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, sản phẩm OCOP còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu kế hoạch đề ra; công tác triển khai chưa đồng bộ, chưa toàn diện, chưa rộng rãi trở thành nhiệm vụ ở tất cả các xã mà mới chủ yếu tại các xã nằm trong kế hoạch; các tiêu chí NTM chưa được quan tâm, chưa tập trung vào nội dung cốt lõi, chưa nhận diện được vấn đề để lựa chọn cách làm phù hợp; việc thu gom, xử lý rác thải chưa được quan tâm, mới tập trung ở khâu thu gom, chưa chú trọng đến việc duy trì thường xuyên công tác vệ sinh môi trường; cây xanh, sân chơi thể thao chưa có nhiều, chưa được quan tâm triển khai thực hiện; việc huy động đóng góp từ Nhân dân chưa thực sự đồng đều, chưa được nhiều...

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2022 đã đề ra, trong 6 tháng cuối năm yêu cầu lãnh đạo các phòng, đơn vị, BCH Đảng bộ, Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1.Ban chỉ đạo xây dựng NTM các xã trên cơ sở Kế hoạch xây dựng NTM năm 2022, rà soát mức độ đạt từng tiêu chí, để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2022, trong đó quan tâm đến kết quả xây dựng hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan và vệ sinh môi trường một cách thực chất.

- Đối với các xã, thị trấn không nằm trong Kế hoạch, trong 6 tháng cuối năm thực hiện rà soát để đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất, mở đường, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, tường rào và các hạ tầng nông thôn thiết yếu khác.

- Các xã được giao kế hoạch nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao phải hoàn thành xong việc gắn biển số nhà, tên đường trong tháng 6/2022; các xã còn lại phải hoàn thành trước 31/12/2022. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa, đóng góp của Nhân dân, không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Triển khai rộng rãi việc đầu tư xây dựng NTM theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG. UBND huyện căn cứ nội dung Nghị định và các văn bản liên quan để hướng dẫn chi tiết (bằng văn bản), tổ chức tập huấn cho các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng NTM đối với các công trình đơn giản.

- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình có đóng góp trong phong trào đóng góp, hiến đất mở đường trong xây dựng NTM để nhân rộng.

2. Văn phòng Điều phối NTM huyện:

- Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tranh thủ các ý kiến hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, tổ chức khảo sát thực địa trước thẩm định giúp các xã hoàn thành hồ sơ và thực địa theo quy định; hỗ trợ các xã, hộ gia đình đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ cho các sản phẩm OCOP;

- Phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm XTĐT, các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị kết nối cung cầu (dự kiến tháng 9, 10/2022) để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực, truyền thống của địa phương.

- Phối hợp với Ban chỉ đạo các xã để xây dựng Kế hoạch xây dựng NTM, sản phẩm OCOP năm 2023 trình Ban chỉ đạotrước ngày 30/9/2022.

3.Ban chỉ đạo các xã chủ động xây dựng dự thảo hồ sơ theo dự thảo bộ tiêu chí mới để khi chính thức ban hành có thể rút ngắn thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, chủ động mời các phòng, đơn vị của tỉnh về kiểm tra thực địa, nghiên cứu dự thảo hồ sơ để chỉ ra các tồn tại, hạn chế, kịp thời khắc phục từng tiêu chí.

4.Yêu cầu các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo huyện phụ trách các xã, các đồng chí cấp ủy vòng 2 tăng cường công tác lãnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.

5.Giao đồng chí Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Văn phòng Điều phối NTM thống nhất để các xã được giao kế hoạch về đích Nông thôn mới nâng cao chủ động huy động xi măng để xây dựng hoàn thiện các tiêu chí hạ tầng theo đúng nội dung hỗ trợ xi măng đã được HĐND tỉnh quyết nghị và đã được Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất.

Ban Biên tập

07-02.png
TIN TỨC -
SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 7 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất vụ Mùa thu, toàn huyện đã gieo trồng được 8.730ha. Chỉ đạo tổ chức tốt các biện pháp tiêu úng do ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 11-14/7. Chỉ đạo các xã, thị trấn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh.

- Công tác xây dựng nông thôn mới:Chỉ đạo công lãnh đạo, chỉ đạo; phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh kiểm tra, đánh giá khả năng về đích đối với các xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong kế hoạch năm 2022. Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, kết quả có 01 sản phẩm gạo và 01 sản phẩm bánh đa đạt 3 sao, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng OCOP cấp tỉnh.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 213,4 tỷ đồng, tăng 15,6% CK. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy giày cao cấp của Tập đoàn Huali. Hoàn chỉnh, trình thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Giang Quang đến năm 2040; Quy hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Phú Hưng, Đông Đô; phê duyệt dự toán lập Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Ngọc Vũ đến năm 2045; trong tháng 7 thành lập mới 05 doanh nghiệp; tập trung giải ngân vốn đầu tư công.

-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Thu ngân sách tháng 7 là 78,5 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và giải quyết tồn đọng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 121 giấy. Chỉ đạo giải quyết đơn thư công dân liên quan đến đất đai tại xã Tân Châu.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các ngày kỷ niệm, tuyên truyền tiêm phòng vắc xin Covid-19. Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản lịch sử Quốc gia, Cục Di sản và xã Thiệu Quang hoàn thiện hồ sơ di sản "Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ" làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, trình Bộ Văn hóa kiểm tra, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

-Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:Tập trung chỉ đạo tổ chức tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 7, lớp 10 chất lượng cao; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 an toàn, đúng quy chế.

- Lĩnh vực y tế:Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; quan tâm chỉ đạo các điều kiện cần thiết và tổ chức tốt đợt cao điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tuyên truyền phòng các loại dịch bệnh phát sinh ở mùa hè, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo.

- Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022). Tổ chức thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh, của huyện, xã cho 5.687 người có công và thân nhân, với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng.

Tình hình công tác quốc phòng - an ninh

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định. Tổ chức huấn luyện, bắn đạn thật cho khối Tự vệ; tổ chức diễn tập chiến đấu xã trong KVPT cho 07 xã; tiếp tục tổ chức triển khai nhiệm vụ diễn tập PCTT-TKCN cấp huyện. Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội tham mưu trao 01 nhà tình nghĩa cho đối tượng thương binh tại xã Thiệu Công.

- Lực lượng công an giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Trong tháng, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 06 vụ việc, tăng 03 vụ so với tháng 6/2022; xử lý 91 trường hợp vi phạm trật tự ATGT.

- Tăng cường giải quyết đơn thư theo quy định; quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người và các vụ việc tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân.

Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể

-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức dâng hoa, dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng nhà thờ họ Vương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện, Đảng bộ tỉnh. Tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII).

-Công tác tổ chức,cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến kiện toàn các chức danh còn thiếu; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học. Tập trung lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị hoàn thành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo quy định. Lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên cấp huyện nhiệm kỳ 2022-2027. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát:Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật, tổ chức công bố đối với đảng viên vi phạm thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tại Đảng bộ xã Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Vũ và Đảng bộ Công an huyện. Tiến hành thẩm định nhân sự các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo việc xem xét, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.

- Công tác dân vận:Tập trung nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện.

-Hoạt động củaHội đồng nhân dânhuyện:Tổ chức thành công kỳ họp thứ 9; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức kỳ họp HĐND đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 và quyết định các nội dung quan trọng khác.

-Hoạt động củaUBND huyện: Tập trung điều hành quyết liệt, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Chỉ đạo chăm sóc cây trồng vụ Mùa thu; chỉ đạo tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu; thường xuyên duy trì công tác tổng vệ sinh môi trường; phát động phong trào xây dựng mô hình khu dân cư“sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”,tổ chức gắn biển tên đường và đánh số nhà trên địa bàn. Triển khai Kế hoạch vận động kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025. Đoàn thanh niên; Hội cựu chiến binh huyện tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2027 thành công tốt đẹp; triển khai nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi các đối tượng NCC nhân dịp 27/7; Hội Nông dân tổ chức giám sát về việc thực hiện pháp luật về quản lý, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp năm 2022; Liên đoàn lao động huyện tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covd-19”; Hội Liên hiệp phụ huyện tham mưu tổ chức sơ kết đề án “Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, trao 02 bê vàng cho 02 hội viên khó khăn trị giá 28,5 triệu đồng.

Trịnh Văn Đệ

Chánh Văn phòng Huyện ủy

SÔI NỔI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG

CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ 2022

Thực hiện Kế hoạch số 437-KH/TĐTN-ĐKTHTN, ngày 13/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về “Tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022”,chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thiệu Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022- 2027. Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và ý nghĩa.

Hưởng ứng Chương trình “Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh”,Ngày 05/6/2022, BTV Huyện đoàn đã phát động thực hiện hưởng ứng đến toàn thể các tổ chức cơ sở Đoàn. Theo đó, các tổ chức cơ sở đoàn đã tuyên truyền, động viên đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân quét dọn đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường, phát quang hành lang mái đê... Đã có gần 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia. Đã duy trì thực hiện mô hình đoạn đường thanh niên tự quản với các phần việc, như: phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương nội đồng, thu gom chai lọ, dọn dẹp vệ sinh… Qua đó góp phần tạo cảnh quan môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, xây dựng hình ảnh đẹp của đoàn viên, thanh niên Thiệu Hóa.

Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động tuyên truyền trong chiến dịch hè. Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, BTV Huyện Đoàn phối hợp với Ban Vận động hiến máu tình nguyện của huyện tổ chức hiến máu tình nguyện, đã thu hút 1.532 đoàn viên, thanh niên tham gia và thu được 1.026 đơn vị máu an toàn.

Hoạt động tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được các tổ chức cơ sở đoàn thường xuyên quan tâm, thực hiện. Vai trò của thanh niên được thể hiện rõ nét trong các hoạt động đảm nhận về thực hiện tiêu chí về môi trường; xây dựng sân chơi cho thiếu nhi; “Đường tranh bích họa”, “Cột điện nở hoa”, bóc xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép.... Huyện đoàn đã đăng ký xây dựng 03 điểm vui chơi cho thiếu nhi tại 3 xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, tại các xã: Thiệu Nguyên, Thiệu Long và Thiệu Trung. Dự kiến sẽ khánh thành vào đầu tháng 7 (Công trình chào mừng Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XIX) và chuẩn bị lắp đặt 01 bể bơi nhằm giúp cho thiếu nhi có điều kiện tập bơi tại xã Thiệu Duy.

Chương trình tiếp sức mùa thi tại 02 kỳ thi là vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia; đã thành lập 11 đội hình TNTN tiếp sức mùa thi với 300 đoàn viên thanh niên tham gia(gồm Đoàn trường THPT Nguyễn Quán Nho, THPT Thiệu Hóa, THPT Lê Văn Hưu, Đoàn xã Thiệu Quang, Đoàn xã Thiệu Vận, Đoàn thị trấn Thiệu Hóa)tại các địa điểm thi.

Các hoạt động trong chiến dịch hè 2022 do BTV Huyện đoàn phát động hưởng ứng đã có sức lan tỏa, tạo được khí thế sôi nổi của tuổi trẻ trong toàn huyện, qua đó phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện các công trình, phần việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thiệu Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nguyễn Thị Hà

Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦAĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁCCÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Có thể điểm lại một số luận điệu xuyên tạc chủ yếu sau của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hiếu chiến, muốn gây chiến tranh thôn tính miền Nam, từ đó, đổ lỗi 21 năm chiến tranh với hàng triệu người của hai miền thiệt mạng là lỗi của bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Việt Nam chỉ là chiến trường thử nghiệm vũ khí của Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc.

- Chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc do sự khác biệt về lý tưởng cộng sản và không cộng sản; trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người Mỹ không hề muốn cai trị người Việt Nam, người Mỹ can thiệp vào Việt Nam là vì “thế giới tự do”.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những luận điệu trên đang tràn lan trên internet, được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị rêu rao lặp đi lặp lại, âm mưu lừa bịp, xuyên tạc để phục vụ mưu đồ đen tối của chúng.

Thực tế lịch sử khẳng định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của Nhân dân Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 không phải là “nội chiến”, mà là cuộc chiến tranh yêu nước, nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nguồn gốc chiến tranh là mưu đồ chính trị và hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ, chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh xâm lược Việt Nam 1954 - 1975 trước hết và căn bản khởi phát từ lợi ích bên trong của đế quốc Mỹ, từ chiến lược toàn cầu của Mỹ mà căn nguyên sâu xa là xuất phát từ bản chất chế độ chính trị cường quyền

Với mưu đồ xâm lược, khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết (tháng 7-1954), đế quốc Mỹ đã thực hiện phá hoại công cuộc hòa bình, thống nhất nước Việt Nam. Từ năm 1950, Mỹ chính thức can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Đông Dương (MAAG) của Mỹ bắt đầu viện trợ quân sự cho Pháp, từ 52 tỷ phrăng lên tới 751 tỷ phrăng năm 1954, chiếm 73,9% chi phí chiến tranh. Tiếp đó, Mỹ nhanh chóng gạt Pháp, trực tiếp tiến hành tổ chức quân đội, chính quyền mới, tiến hành bầu cử riêng rẽ ở miền Nam Việt Nam (đầu năm 1955), lập ra cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng hòa”, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.

Đế quốc Mỹ (và cả thực dân Pháp trước đó) tìm cách lôi kéo đồng minh, đẩy mạnh xây dựng quân đội và chính quyền tay sai, vừa mua chuộc, lôi kéo (rêu rao Mỹ chỉ là đồng minh), vừa uy hiếp và khi cần thì cũng không ngần ngại tổ chức đảo chính, thủ tiêu những chính trị gia không vâng lời, nhằm giữ quyền lãnh đạo của mình... Mặt khác, Mỹ coi trọng việc xây dựng cơ sở xã hội, dựa vào các thế lực thù địch, những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, vừa tạo chỗ đứng, tạo thế hợp pháp ở bên trong để che giấu bộ mặt thực dân, vừa tích cực tổ chức huấn luyện đội quân viễn chinh, lập các căn cứ, khối liên minh quân sự ở bên ngoài... Khi tất cả các thủ đoạn không đạt được mục tiêu đề ra, hoặc kém hiệu quả, Mỹ đẩy tới hành động quân sự, dùng biện pháp chiến tranh là chủ yếu. Tháng 2-1962, Mỹ thành lập Bộ tư lệnh viện trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam, đến tháng 7-1965, đổi thành Bộ Tư lệnh lục quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, trực tiếp chỉ huy đội quân viễn chinh Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đồng minh trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỹ đã tiêu tốn vào cuộc chiến 676 tỷ USD; cử 6,6 triệu lượt quân tham chiến; huy động 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân; trên 72 nghìn quâncác nước đồng minh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với những vũ khí mới nhất, với khối lượng lớn bom đạn, chất độc hóa học, chất độc da cam, quân đội Mỹ đã tiến hành càn quét, đốt phá, và giết hại nhiều dân thường. Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học. Cùng với việc đưa quân vào miền Nam, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt đối với miền Bắc Việt Nam.

Đế quốc Mỹ áp đặt phương thức thống trị thực dân kiểu mới, giấu mặt, cai trị trá hình, nuôi dưỡng và dựng lên chính quyền bù nhìn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Từ năm 1955 đến năm 1961, đế quốc Mỹ đã viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam 7 tỷ USD. Những năm 1955 - 1956, Mỹ chi 414 triệu USD xây dựng các lực lượng thường trực quân đội Việt Nam Cộng hòa gồm 170.000 người và lực lượng cảnh sát với 75.000 người. 80% ngân sách quân sự của chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ viện trợ. Trong giai đoạn 1962 - 1974, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa 21.336 triệu USD (bao gồm cả viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự).

Một thực tế rõ ràng là, tuy Mỹ coi lực lượng tay sai ở miền Nam Việt Nam là những người “quốc gia chủ nghĩa”, nhưng chưa bao giờ thực sự coi trọng những lực lượng này. Mỹ chỉ xem họ như những quân cờ trên bàn cờ chiến lược của mình. Một khi quân cờ nào không còn hữu dụng nữa thì Mỹ sẵn sàng thay thế, vứt bỏ họ. Một học giả Mỹ đánh giá: “Quan hệ đồng minh Mỹ - Diệm là một sản phẩm của tính toán địa chính trị của Mỹ thời chiến tranh lạnh”, và “việc Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương xuất phát từ các quan ngại về sự bành trướng Xô-viết”. Ngay những quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn cũng nhận thức được thân phận làm tay sai cho Mỹ của mình, và nhận ra cuộc chiến này là cuộc chiến của người Mỹ chống lại Nhân dân Việt Nam: “Ông Mỹ luôn luôn đứng ra làm sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”. Giới chóp bu của chế độ Sài Gòn chỉ được tự do trong giới hạn mà Mỹ cho phép. Cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng hòa” là chính quyền do người Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng và điều khiển để phục vụ cho chiến tranh xâm lược. Ngay cả sau năm 1973, khi quân đội Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, thì mục tiêu phục vụ cho quyền lợi của người Mỹ của chính quyền và quân đội Sài Gòn ở miền Nam vẫn không hề thay đổi. Tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu - lực lượng tưởng chừng được Mỹ ủng hộ nhất quán nhất, cuối cùng cũng cay đắng thừa nhận trong phát biểu từ chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 21-4-1975, rằng: Mỹ là một đồng minh “thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc”. Một nghiên cứu nước ngoài chỉ rõ:“Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, thật khó có thể tưởng tượng rằng miền Nam Việt Nam đã ra đời hoặc nếu có thì sẽ tồn tại được bao lâu”.

Từ tất cả những điều đã trình bày trên đây, có thể thấy rõ rằng, đế quốc Mỹ đã chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, chống lại tất cả những ai ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và mong muốn độc lập, hòa bình, thống nhất của Việt Nam. Rõ ràng, đế quốc Mỹ đã chà đạp luật pháp quốc tế, trắng trợn xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, và vì thế, trở thành đối tượng đấu tranh trước hết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam.

Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân Việt Nam

Cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 là cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đồng thời đấu tranh nhằm loại bỏ những thế lực đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc và nguyện vọng nhân dân. Trên bình diện quốc tế, đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nhằm khẳng định và bảo vệ quyền tự quyết của dân tộc mình. Trong bối cảnh của cuộc “chiến tranh lạnh”, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đối đầu quyết liệt giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa.

Nhằm đạt mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam đã nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Các yêu cầu đàm phán với chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên trì nêu lên, nhưng đều bị từ chối.

Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp dã man các phong trào hòa bình, bắt bớ, truy bức, giết hại những người yêu nước ở khắp miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1959, 466.000 người cộng sản và người yêu nước bị bắt, 400.000 người bị tù đày và có 68.000 người bị giết hại. Một báo cáo của Việt Nam Cộng hòa năm 1960 đưa ra con số những người cộng sản bị bắt giữ từ năm 1954 là 48.200 người; một công bố năm 1961 ghi nhận tổng số người bị bắt giữ và thiệt mạng dưới bàn tay lực lượng an ninh chính quyền Sài Gòn lên tới trên 60.000 người.

Đối diện với tình hình trong nước, quốc tế vô cùng khó khăn, phức tạp, những năm 1954 - 1959, Đảng Lao động Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định hòa bình, thống nhất nước nhà là nguyện vọng tha thiết, phải tranh thủ mọi thời cơ để thống nhất một cách hòa bình. Đấu tranh vũ trang chỉ buộc phải thực hiện khi không còn con đường nào khác. Quyết tâm thực hiện thống nhất đất nước được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960): “Dân tộc ta là một, nước Việt Nam là một. Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và thực hiện kỳ được “thống nhất đất nước, Nam, Bắc một nhà”.

Ở miền Nam, năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Tháng 6-1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đây là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất đại diện cho cách mạng miền Nam, là thể hiện ý chí của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho ý chí, nguyện vọng thống nhất của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Chính phủ có nhiệm vụ đoàn kết nhân dân miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, lật đổ chính quyền tay sai, đưa miền Nam Việt Nam phát triển theo con đường độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới thống nhất đất nước. Chính phủ cách mạng lâm thời là một đối trọng với chính quyền Sài Gòn tại Hội nghị Pa-ri, làm thất bại âm mưu xưng danh “đại diện hợp pháp duy nhất” cho miền Nam của Mỹ và chính quyền tay sai. Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Chính phủ cách mạng lâm thời, các phong trào vận động nhân dân, trí thức đã kết thành một sức mạnh rộng lớn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, vì một mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến cuối năm 1972, Chính phủ cách mạng lâm thời được 30 nước trên thế giới chính thức công nhận, với tư cách là đại diện chân chính, hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam.

Dù phải chịu tác động bởi mâu thuẫn, bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khi đó, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; xử lý các mối quan hệ một cách đúng đắn, mềm dẻo; coi trọng, kiên trì vấn đề đoàn kết quốc tế. Quan điểm nhất quán của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ cao nhất của các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng không lôi kéo các nước xã hội chủ nghĩa vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Từ khoảng giữa năm 1972, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam đều bị cắt giảm mạnh. Việt Nam nhận thức được sự chuyển dịch trong quan hệ tam giác giữa ba cường quốc là Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Trong khi khai thác mặt tích cực của các nước ủng hộ công cuộc kháng chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn đề cao cảnh giác, hạn chế tối đa mặt tiêu cực trong mối quan hệ đó. Vì thế, khi hai nước lớn giảm dần sự viện trợ, Việt Nam vẫn kiên quyết giữ vững mục tiêu của mình.

Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù được che giấu dưới mọi hình thức, để thức tỉnh lương tri nhân loại tiến bộ. Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, hình thành từ cuối năm 1964, đã nhanh chóng mở rộng, phát triển mạnh mẽ từ khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam và tiến hành dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Đó là lực lượng chính trị hùng hậu, đã tác động sâu sắc đến chính sách và thái độ hiếu chiến của nhiều chính phủ trên thế giới đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam. Chưa bao giờ trên thế giới xuất hiện một phong trào ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của một dân tộc lại có quy mô rộng lớn như phong trào quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước.

Việc Mỹ áp đặt chế độ thống trị thuộc địa kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, gây chiến tranh tàn phá đất nước Việt Nam, là cuộc chiến tranh xâm lược đối với một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nguồn gốc chiến tranh là mưu đồ chính trị và trực tiếp là từ hành động xâm lược Việt Nam của chính giới Mỹ, chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc Việt Nam.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO NGANG TẦM NHIỆM VỤ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Khắc ghi lời Bác dạy

Bàn về vai trò của công tác tuyên giáo và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đội ngũ cán bộ tuyên giáo và công tác tuyên truyền được xem như là một mặt trận tư tưởng chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu và ủng hộ cái mới, cái tốt, cái tiến bộ, khơi dậy ý chí và động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân, làm cho “Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng”.

Phương pháp, tác phong của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm bồi dưỡng. Người căn dặn cán bộ tuyên giáo phải biết rõ mục đích tuyên truyền của mình, trước khi định công tác ở đâu phải đặt rõ kế hoạch, phải biết chịu kham khổ, biết nhẫn nại. Đồng thời, Người chỉ rõ công tác tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động; phải phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ta, của dân tộc.

Tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi (ngày 31-8-1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tính Đảng là nguyên tắc và nền tảng của công tác tuyên giáo, nó bảo đảm cho các hoạt động tuyên giáo của Đảng giữ vững lập trường giai cấp công nhân, phục vụ nhân dân; tính khoa học của công tác tuyên giáo phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, từ quy luật phát triển của xã hội, lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhân dân hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó, họ hành động tự giác, có hiệu quả. Người yêu cầu cán bộ tuyên giáo phải có phong cách đi sâu, đi sát cơ sở, đến những mũi nhọn của mặt trận sản xuất và chiến đấu, nơi có phong trào khá và cả những nơi có phong trào kém, phát hiện và giải đáp được những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Vì theo Người, chỉ có đi sâu vào thực tiễn đời sống xã hội thì mới tìm hiểu, đánh giá đúng thực chất tình hình công tác tuyên giáo của địa phương, đơn vị, mới phát hiện được những vấn đề mới, nhân tố mới, những điển hình tốt, người tốt việc tốt để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng, đồng thời vạch ra những hiện tượng, những biểu hiện sai trái để phê phán, uốn nắn nhằm đẩy mạnh việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vừa hồng, vừa chuyên:

Thứ nhất, cán bộ tuyên giáo phải có bản lĩnh chính trị, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, phải có “tâm” và “tầm”.

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu của người cán bộ tuyên giáo. Là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, là người gieo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, vì vậy bản thân các cán bộ làm công tác tuyên giáo phải thực sự là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, sự kiên định vững vàng và đạo đức, lối sống để nâng cao tính đảng, tính chiến đấu và tính thuyết phục của công tác tuyên giáo. Cán bộ làm công tác tuyên giáo không được xa rời quan điểm của Đảng, luôn thấm nhuần quan điểm của Đảng, lập trường giai cấp để giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu biết đúng đắn những hiện tượng và sự kiện của đời sống xã hội; đứng trước khó khăn của cách mạng không bị tác động, ảnh hưởng của những cám dỗ từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; không bị tác động bởi các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; dù ở đâu, làm gì, mỗi bài viết, bài nói đều phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng để tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội; làm tăng niềm tin, thúc đẩy hành động để tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách.

Cái “tâm” của cán bộ tuyên giáo thể hiện rõ trong sự kiên định với lý tưởng, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Đó thực chất là bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ của cơ chế thị trường, dũng cảm trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống quan điểm sai trái, thù địch; trong sáng, lành mạnh trong lối sống. Còn cái “tầm” của cán bộ tuyên giáo lại thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc, ở trình độ chuyên môn khoa học, được đào tạo cơ bản trên một nền tảng văn hóa vững chắc. Cái tầm của người cán bộ tuyên giáo ngày nay thể hiện sự nhạy bén, chủ động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh; dám nghĩ, dám làm trong đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo; sự thông thạo trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào công việc một cách hiệu quả; có nhãn quan dự báo tình hình và nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm trạng xã hội.

Thứ hai,cán bộ tuyên giáo phải là người biết nêu gương, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, kịp thời tham mưu làm tốt công tác tư tưởng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Trong khi các thế lực thù địch đang đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, kích động, gây bất ổn an ninh chính trị, điều này đặt ra cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải am hiểu cả về lý luận và thực tiễn để vận dụng vào công tác của mình một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực dự báo, định hướng tuyên truyền kịp thời. Chủ động nghiên cứu, tham mưu có hiệu quả việc tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết; phân tích, lý giải về những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới từ thực tiễn cuộc sống ở cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận của Nhân dân. Tích cực, chủ động đổi mới phương thức hoạt động; vận dụng sáng tạo phương thức hoạt động theo nhóm để có nhiều sáng kiến dự báo, giải pháp xử lý các tình huống tư tưởng; sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đi sâu, sát thực tiễn, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận và tâm trạng xã hội để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc nổi lên trên địa bàn mà dư luận xã hội quan tâm.

Thứ ba,cán bộ tuyên giáo phải là người say mê, tâm huyết và luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng nói, viết để nâng cao năng lực công tác.Công tác tuyên giáo hiện nay có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, phức tạp. Trong điều kiện đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cần có lòng say mê, tận tụy và tâm huyết nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bởi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tuyên giáo là tuyên truyền thông qua nói, viết để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đồng thời, quan trọng hơn là thông qua đó làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đó. Theo đó, cần thực hiện đúng chỉ dẫn của Người là: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Cán bộ tuyên truyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?”.

Thứ tư,cán bộ tuyên giáo phải luôn hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với nhân dân.Đội ngũ cán bộ tuyên giáo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phương pháp lãnh đạo, phong cách quản lý, cách tổ chức, cách đặt kế hoạch phải phù hợp với quần chúng; phải luôn hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Có như vậy, cán bộ tuyên giáo mới nắm bắt được tình hình, những diễn biến tư tưởng, những “điểm nóng”, tình huống tư tưởng nảy sinh, mới có thể dự báo, kịp thời tham mưu được các giải pháp đúng đắn. Đồng thời, việc gắn bó mật thiết với nhân dân sẽ giúp người cán bộ tuyên giáo đúc rút được nhiều kinh nghiệm hay; đồng thời gắn với thực tiễn cũng chính là để phát hiện, đánh giá hiệu quả các nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống như thế nào, có gì cần tham mưu, đề xuất khắc phục, sửa chữa những chỗ chưa hợp lý. Đồng thời cổ vũ nhân tố mới, những kinh nghiệm hay để tổng kết, đánh giá và phổ biến, nhân rộng.

Thứ năm,phảicó phong cách làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả.

Đối với công tác tuyên giáo, người cán bộ cần có phương pháp, tác phong làm việc khoa học, tư duy, độc lập, sáng tạo; tránh xa lối giáo điều, vay mượn, mà tự mình tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cái đúng, phù hợp thực tiễn. Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động định hướng thông tin tuyên truyền của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Triển khai mạnh mẽ, rộng rãi thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, nhất là thông qua Giải báo chí về xây dựng Đảng (mang tên “Búa liềm vàng”) và Giải “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.Do vậy, hoạt động này cần được đặc biệt coi trọng và tiến hành thường xuyên, liên tục theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra là: “Hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa, thông tin lành mạnh góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xu hướng phát triển xã hội, đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng xã hội an ninh, an toàn, dân chủ, tiến bộ”. Đồng thời, thực hiện chủ trương: “Xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông chủ lực đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng thông tin tuyên truyền thiết yếu, làm chủ mặt trận thông tin”.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững mạnh, nhất là về năng lực, trình độ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị ngang tầm nhiệm vụ là nội dung vô cùng quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản, thường xuyên, lâu dài của Đảng ta.

Ban Biên tập

CỰU CHIẾN BINH LÀM THEO LỜI BÁC

Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh những năm qua luôn được cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thiệu Toán tích cực hưởng ứng. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động tại địa phương, là tấm gương sáng để cán bộ, hội viên CCB và nhân dân học tập. Một trong những tấm gương đó là ông Dương Đình Tùng, Chủ tịch Hội CCB, xã Thiệu Toán.

Ở cương vị nào, ông Tùng cũng luôn giữ vững phẩm chất của người lính cụ Hồ,phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động cũng như các phong trào thi đua của Hội, của địa phương, làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực...Nhờ vậy, trong thời gian qua, Hội CCB xã Thiệu Toán luôn là nòng cốt trong mọi phong trào hoạt động ở địa phương; được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong xã tín nhiệm và nhiệt tình ủng hộ.Trên cương vị là Chủ tịch Hội CCB xã,ông Dương Đình Tùng luôn nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Hội cấp trên,bám sát tình hình thực tiễn ở địa phương, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện nhiều giải pháp,đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên góp phần xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh ngay từ cơ sở.Vận động hội viên tích cực tham gia các phong trào như: Phong trào"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"phong trào"Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu hiếu thảo", bình xét hàng năm kết quả có 95% gia đình hội viên đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp hội từ chi hội đến Hội xã đã đăng ký với ban chỉ đạo và cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện tốt tiêu chí 17 về môi trường, 18 về giữ vững ổn định chính trị, tiêu chí 19 về an ninh trật tự. Ngoài 3 tiêu chí trên tùy theo khả năng, điều kiện, hội đã tự nguyện nhận một phần việc trong các tiêu chí đăng ký của địa phương. Trong những năm qua nhiều chi hội, gia đình hội viên tự nguyện đóng góp ngày công, tiền xây dựng nhà văn hóa, bê tông hóa đường nhánh cụm dân cư, hiến đất mở đường giao thông liên thôn. Quỹ đền ơn đáp nghĩa quỹ khuyến học tặng quà cho thanh niên lên đương nhập ngũ.v.v… trị giá trên 100 triệu đồng. Năm 2017, ông đã vận động Hội viên trong toàn xã ủng hộ số tiền 31.500.000 đồng, mua được 147 thùng chứa rác thải ngoài đồng ruộng, xây được 03 thùng đốt các đồ của người quá cố khi qua đời. Thực hiện chương trình Nông thôn mới, đến nay Hội đã vận động Hội viên ủng hộ mua 05/05 tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa các thôn, hội đã chỉnh trang 05/05 nhà văn hóa thôn đảm bảo ngăn nắp, sạch đẹp. Năm 2021, ông vận động hội viên tiếp tục thực hiện mô hình quét vôi, ve các trục đường chính trong toàn xã và các nhà văn hóa các thôn.

Với phẩm chất của người lính Cụ Hồ,ông Dương Đình Tùngkhông những làm tốt vai trò trách nhiệm các mặt công tác Hội, mà còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương, góp sức xây dựng quê hương ngày thêm giàu, đẹp. Từ những đóng góp của bản thân,ông Dương Đình Tùng đã được các cấp, các ngành trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, năm 2021, ông vinh dự được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2021.

Đỗ Thị Lan

CV Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Sáu tháng đầu năm 2022, công tác triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện diễn ra trong điều kiện người dân trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, do mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu tăng lên từ ngày 01/01/2022 (Do tăng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp của các tổ chức chính trị, phòng, ban và các Đại lý thu; cùng với nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động BHXH huyện Thiệu Hóa, chính sách BHXH tự nguyện đang dần trở thành nền tảng quan trọng thực hiệnmục tiêu BHXH toàn dântheo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH.

Kết quả, tính đến hết tháng 5/2022, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện đạt 3.408 người, tăng 133 người so với 31/12/2021, tăng 419 người so với cùng kỳ năm trước; đạt 74,74% kế hoạch giao. Kết quả này cao hơn 0,89% so với tỷ lệ bình quân toàn tỉnh; cao hơn 17,54% bình quân chung toàn quốc.

Tuy nhiên, số người tham gia vẫn còn thấp so với số người thuộc diện tham gia, mới đạt 6,81%. Nhất là số người thuộc nhóm hộ gia đình nghèo, cận nghèo mặc dù được ngân sách nhà nước hỗ trợ cao hơn nhưng số người tham gia BHXH tự nguyện, chỉ chiếm 1,38% so với tổng số người đang tham gia BHXH tự nguyện.

Để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa; hoàn thành chỉ tiêu BHXH tỉnh giao năm 2022 và hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách BHXH. Bảo hiểm xã hội huyện Thiệu Hóa xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, như sau:

Một là,tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; nghiên cứu, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất, đặc thù của từng nhóm đối tượng, theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được giao lấy tháng 5, tháng 7 hằng năm là tháng cao điểm thực hiện công tác truyên truyền về BHXH, BHYT; trên cơ sở đó, tổ chức lễ phát động, lễ ra quân, góp phần lan tỏa chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Hai là,Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2022, đặc biệt là các chỉ tiêu, kế hoạch do BHXH tỉnh giao; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 21/10/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

Ba là,tham mưu UBND huyện Ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 135/KH-UBND của UBND tỉnh vềthực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN năm 2022;Báo cáo, tham mưu UBND huyện họp đánh giá và kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT cấp huyện. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện thực hiện ký Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT.

Bốn là,tiếp tục kiện toàn, mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ thu BHXH tự nguyện; kịp thời chấn chỉnh nếu có sai phạm; có giải pháp khuyến khích các đơn vị có cách làm hay trong vận động, phát triển BHXH tự nguyện.

Năm là,phân tích nhóm tiềm năng chưa tham gia, tập trung vào nhóm có khả năng tài chính như: Hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ tại các chợ, người lao động đang trong độ tuổi lao động. Chú trọng vận động Hội viên của các hội tham gia BHXH tự nguyện cho các thành viên trong gia đình và cho người thân.

Sáu là,nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm trong phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính; đảm bảo giải quyết các chế độ cho người tham gia đầy đủ, kịp thời; tiếp tục triển khai cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số trên nền tảng thiết bị di động (VssID) để người tham gia tra cứu quá trình tham gia BHXH, tra cứu địa chỉ cơ quan BHXH… mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia BHXH tự nguyện.

Nguyễn Minh Phương

BHXH huyện Thiệu Hóa

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN MÔ HÌNH“PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI HỘ GIA ĐÌNHTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA”

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Thiệu Hóa quan tâm, có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được hướng dẫn phân loại, xử lý triệt đểdẫn đến lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều. Công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp. Trong khi đó công tác phân loại rác tại nguồn và tận dụng các loại rác thải hữu cơ (lượng rác thải hữu cơ chiếm trên 60% tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày) để tạo thành phân bón vi sinh phục vụ cho nông nghiệp là một giải pháp rất hữu ích nhưng chưa được người dân biết đến rộng rãi và áp dụng vào thực tế.

Vì vậy, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để chế biến thành phân bón vi sinh nếu được triển khai rộng rãi, sẽ giảm được một lượng lớn rác thải hữu cơ cần xử lý tập trung và giảm tải cho các bãi chôn lấp trên địa bàn các xã, thị trấn. Từ những vấn đề trên, xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN các cấp với mong muốn góp phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phù hợp với định hướng phát triển môi trường bền vững của huyện; đồng thời thực hiện tốt Cuộc vận động“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”gắn với Cuộc vận động“Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hội LHPN huyện Thiệu Hóa xây dựng đề án“Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt.

Sau khi tiếp thu các nội dung của đề án, các đơn vị được lựa chọn làm điểm đã báo cáo cấp ủy, tổ chức Hội nghị Ban chấp hành triển khai nhiệm vụ, cách thức thực hiện. Công tác tuyên truyền đề án được các cơ sở Hội quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, như: thông qua hệ thống đài phát thanh của xã, thông qua Pano, Apphích trên đường làng, ngõ xóm, thông qua họp chi hội, họp thôn, kết hợp với việc nêu gương các hộ tích cực trong việc thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình...

Từ tháng 2 đến tháng 4/2022, BTV Hội LHPN huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng KHCN thuộc Trường Đại học Hồng Đức tổ chức 07 lớp tập huấn về phân loại và xử lý rác thải cho các hộ tại 6 xã tham gia đề án.

Kết quả, 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị đã tiến hành vận động chị em phụ nữ và người dân trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà nhằm góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách làm cụ thể là mỗi gia đình tự phân loại và đựng rác thải vào các thùng riêng biệt. Đối với rác thải hữu cơ các hộ xử lý làm phân bón cho cây trồng (đối với hộ có diện tích đất vườn thì Hội vận động xây bề chứa rác hữu cơ và xử lý thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng, đối với các hộ không có vườn thì mua thùng chứa rác để xử lý rác hữu cơ); rác tái chế: chai lọ nhựa, giấy, kim loại… được bỏ riêng để thực hiện mô hình “Đổi rác thải lấy cây xanh”; rác thải còn lại được tập kết để đội thu gom của xã đưa về bãi chôn lấp theo quy định.

Tham gia đề án, mỗi hộ dân sẽ được hộ trợ men vi sinh, nắp đậy hố xử lý rác hữu cơ, thùng chứa rác hữu cơ.

Mục tiêu và các bước thực hiện của đề án là triển khai trong năm 2022: 6 tháng đầu năm 2022 triển khai thí điểm tại 06 xã đăng ký xây dựng xã NTM nâng cao, 11 thôn đăng ký thôn NTM kiểu mẫu năm 2022, mỗi thôn chọn 05 hộ tham gia thực hiện mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình và xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở luôn thực hiện giám sát, đôn đốc từng hộ dân trong việc phân loại rác thải và áp dụng quy trình xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón. Với sự tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết, qua 5 tháng triển khai, mô hình đã mang lại những hiệu quả bước đầu, được các hộ dân tích cực hưởng ứng, đã có trên 500 hộ thực hiện mô hình. Tiểu biểu, có đơn vị xã Thiệu Phú, Thiệu Nguyên. Các đơn vị đã tổ chức thực hiện Đề án nhân thấy: việc triển khai mô hình đã mang lại lợi ích cho cả người dân và chính quyền địa phương; các hộ dân có nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng đảm bảo an toàn, còn với địa phương giảm áp lực trong việc thu gom rác thải và giảm chi phí dành cho công tác bảo vệ môi trường.

Với kết quả ban đầu, những lợi ích thiết thực của dự án mang lại, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện sẽ tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng việc thực hiện Đề án phân loại rác thải tại hộ gia đình đến các xã, thị trấn trong huyện, nhằm thực hiện tốt tiêu chí môi trường, góp phần tích cực xây dựng xã, thôn Nông thôn mới.

Tạ Thị Thúy

Chủ tịch Hội LHPN huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

LĂNG MỘ NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU

Theo gia phả họ Lê, Lê Văn Hưu“Mặt mày đầy đặn”tư chất nhanh sáng, lên 9 tuổi theo học ông thầy họ Nguyễn, người xã Phúc Triền học ngày càng tiến, được thầy học yêu khen. Đến năm 11 tuổi thì Lê Văn Hưu thông minh xuất chúng và nổi tiếng thần đồng.

Năm vua Trần mở khoa thi tại kinh đô Thăng Long thì Lê Văn Hưu vừa tròn 17 tuổi“Đó là năm Đinh Mùi 1247”mùa thi đó Lê Văn Hưu đậu bảng nhãn (Tiến sỹ cập đệ nhị danh) còn Nguyễn Hiền 13 tuổi thì đậu Trạng nguyên.

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322) hưởng thọ 93 tuổi, mộ táng tại xứ Mả Giòm tọa quý hướng đinh (Tây - Bắc - Đông - Nam) được ban 5 sào đất để mộ.

Năm 1993, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban nhân dân huyên Đông Sơn thống nhất chủ trương tôn tạo lại khu mộ của Lê Văn Hưu (tại khu đất cũ). Tháng 3 năm 2005, được khởi công xây dựng, đến tháng 8 năm 2005, công trình khu lăng mộ đã hoàn thành khang trang như ngày hôm nay.

Khu lăng mộ Lê Văn Hưu có diện tích là 1.396,9m², chủ yếu là đất ruộng và vườn. Không gian lăng được thiết kế theo nguyên tắc cao dần từ ngoài vào trong nhằm mục đích tăng thêm vẻ tôn nghiêm và trang trọng cho khu di tích. Mặt khác, các hạng mục công trình như hồ bán nguyệt, bậc thềm mây, nhà che bia, hệ thống sân, tượng chầu, tất cả đều nằm theo trục thần đạo, đã tạo ra những không gian khác nhau nhưng vẫn thống nhất hài hòa với tổng thể toàn khu vực. Điều đó sẽ đem lại cho ta cảm giác linh thiêng và tĩnh tại. Các không gian này còn có ý nghĩa tượng trưng cho các thực thể địa lí thiên nhiên, đó là các yếu tố sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ, huyền thủy minh đường,... Các thực thể này hoặc gần hoặc xa, hoặc thiên nhiên hoặc nhân tạo... nhưng phối hợp chặt chẽ theo nguyên tắc trái phải, trên dưới, trước sau.

Cổng chính nằm ở phía Tây khu lăng mộ, cổng được thiết kế theo hình thức tứ trụ tạo thành “tam quan” và được trang trí các hoa văn, họa tiết rất tinh tế. Qua cánh cửa cổng này, chúng ta đi men theo con đường lát gạch sẽ nhìn thấy cổng thứ hai. Đây là lớp cổng trong, cũng được thiết kế theo kiểu “tam quan” với tứ trụ. Cánh cổng này có mái kép được trang trí bờ nóc, bờ chảy và những con vật linh thiêng được đặt nên tứ trụ: phượng, nghê - là lối kiến trúc cổ truyền của đình, đền Việt Nam. Mái cổng được lợp ngói mũi hài phục chế. Phần dưới là bậc tam cấp lắp ghép bằng vật liệu đá nguyên khối được chạm khắc hình vân mây theo mẫu thềm mây truyền thống.

Phía trước cổng chính là sân ngoài (bao quanh hồ bán nguyệt) đây là nơi sắp lễ, sửa soạn y phục để vào thắp hương tế lễ. Sân có độ cao bằng độ cao đường vào và được lát gạch chỉ kích thước (300 mm x 200mm x 60mm). Ngoài ra còn có hồ bán nguyệt được trồng hoa súng, hoa sen...

Phía sau cổng chính là sân trong có cao độ hơn sân ngoài là 0,54m. Sân lát gạch bát phục chế có kích thước (300mm x 300mm x 60mm). Khu vực sân này là nơi hành lễ dâng hương, là không gian tưởng niệm thờ cúng linh thiêng. Diện tích sân khá rộng nối liền thềm bậc mây cho tới bức bình phong (hậu chẩm).

Qua cổng chính (bậc thềm mây) là đến nhà che bia. Bia gốc có tên là “Bảng nhãn Lê tiên sinh thần bi”, được phục chế lại toàn bộ bằng đá, theo mẫu hoa văn họa tiết cùng thời với bia. Nhà che bia được xây trên trục thần đạo, ở giữa cổng chính, bậc thềm mây với mộ ông Hưu. Công trình này phỏng theo thức kiến trúc cổ truyền, vật liệu chính bằng bê tông, cốt thép được đắp trát và sơn màu giả gỗ, mái cong lợp ngói mũi hài phục chế. Bia mộ Lê Văn Hưu (còn gọi là Bảng nhãn Lê tiên sinh thần bi) cao 0,95m, rộng 0,50m, được đặt dựng trước lăng mộ Lê Văn Hưu. Mũi bia hình lá sen cách điệu, giữa là búp sen.

Tiếp đến là mộ cụ Lê Văn Hưu. Thân mộ hình vuông có kích thước (3,6m x 3,6m) chiều cao là (1.65m). Đỉnh mộ để hở lộ thiên (có huyệt thông âm - dương) và được thiết kế hình tròn có đường kính là (1,4m), tượng trưng cho trời tròn, đất vuông theo quan niệm dân gian. Vòng bao quanh mộ là dải đất trồng cỏ (phần đất còn lại của mộ xây dựng năm 1993 có kích thước là 4,1m x 4,1m). Dải đất này có ý nghĩa vừa bảo tồn nguyên vẹn được phạm vi đất mộ, vừa tôn thêm vẻ đẹp. Đồng thời đây là dải phân cách mềm bảo vệ cho mộ. Vòng ngoài cùng là sân lát gạch hoa cúc, (phiên bản mẫu gạch thời Trần, kích thước gạch là 350mm x 350mm x 70mm). Sân có kích thước là (9m x 9m) có cao độ hơn sân lăng là 0,15m.

Hình thức kiến trúc với lối hoa văn chủ yếu phỏng theo lối kiến trúc thời nhà Trần (tháp Phổ Minh ở Nam Định). Bệ mộ được chạm khắc hoa văn đường viền hình sóng nước và đài sen (hoa văn chạm khắc phổ biến thời Lý - Trần). Các trang trí bao quanh phần thân và mái mộ gồm những họa tiết mang tính dân gian như ô chữ thọ, cuốn thư và bút lông được cuốn dải lụa, rồi hoa cúc, hoa sen (là hình ảnh quen thuộc trang trí chạm khắc của đình, đền Việt Nam).

Cuộc đời Lê Văn Hưu sống trọng gần một thế kỷ, đó là thời kỳ hào hùng nhất của tinh thần quật cường dân tộc - Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam và thế giới.

“Trích: Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Đền - Lăng mộ Lê Văn Hưu”

Ban Biên tập

QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - TỔ QUỐC VIỆT NAM

Có một nơi chan chứa những yêu thương

Mẹ bảo đó là quê hương yêu dấu

Nơi đầy ắp kỉ niệm thời thơ ấu

Bên gia đình nơi bến đậu bình yên.

Có một nơi triệu trái tim gọi tên

Bố bảo nhớ không được quên đất nước

Bao xương máu lớp ông cha đi trước

Đuổi xâm lăng mới có được hôm nay.

Có một nơi tự hào bóng cờ bay

Triệu khối óc bàn tay cùng xây dựng

Là Tổ quốc luôn hiên ngang đứng vững

Trang sử hồng thầy cô giảng dạy em.

Ôi quê hương, ôi Tổ quốc Việt Nam

Ôi đất nước bốn ngàn năm văn hiến

Bao xương máu những chặng đường chinh chiến

Bao gian nan khi kiến thiết dựng xây.

Một Việt Nam rạng rỡ của hôm nay

Luôn bất khuất kiên cường đầy nhân ái

Yêu Tổ quốc yêu quê hương yêu mãi

Giữ non sông đất nước mãi vẹn nguyên.

Vũ Bình Minh
07-03.png

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan