Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ tháng 11 năm 2021

Đăng lúc: 02/12/2021 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

11-01.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾT LUẬN SỐ 39-KL/HU NGÀY 05/9/2021

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Tại Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy ngày 26/8/2021, sau khi nghe UBND huyện báo cáo Đề án hỗ trợ cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thảo luận và thống nhất kết luận như sau:

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học trên địa bàn. Do vậy, cơ sở vật chất và các điều kiện phát triển giáo dục ngày càng được củng cố, tăng cường; đến nay, đã có 93,67% trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định, chất lượng giáo dục các cấp học có bước phát triển, bước đầu đáp ứng được yêu cầu về đổi mới về giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn số ít trường, lớp học bán kiên cố có nguy cơ mất an toàn; một số trường được đầu tư xây dựng từ lâu, nay đã hư hỏng, xuống cấp và thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị dạy và học; diện tích khuôn viên, hạ tầng kỹ thuật, phòng, lớp học không còn phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định mới.

Để thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 100%, giáo dục huyện Thiệu Hóa đứng trong nhóm dẫn đầu của tỉnh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra và để phù hợp với tình hình thực tiễn, xu thế phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn mới, cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

I. TÊN GỌI, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Tên gọi của Đề án:“Hỗ trợ đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025”.

2. Đối tượng, phạm vi áp dụng: các trường Mầm non; trường Tiểu học; trường Tiểu học và THCS, công lập trên địa bàn huyện.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:Đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học là nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định trong thực hiện các mục tiêu nâng cao chất giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu đổi mới giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kinh phí hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao trách nhiệm của các xã, thị trấn trong huy động các nguồn lực đầu tư tại các địa phương. Mục tiêu đầu tư xây dựng đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu đến năm 2025 có 100% trường học đạt chuẩn quốc gia và từng bước xây dựng tiêu chí trường học thông minh.

2. Mục tiêu

- Đảm bảo các phòng, lớp học đạt tiêu chuẩn đủ 1 phòng học/1 lớp; đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng và các hạng mục, công trình phụ trợ khác; không còn phòng, lớp học bán kiên cố.

- Mua sắm, thay thế, bổ sung trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hệ thống trường học; ưu tiên cho các cấp học, lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình.

III. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ, MỨC HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc hỗ trợ

- Nhóm 1: Các trường thiếu phòng học hoặc có phòng học đã bị xuống cấp, hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn trong sử dụng.

- Nhóm 2: Các trường chưa đảm bảo điều kiện giảng dạy, học tập và làm việc; từng bước hoàn thiện các yêu cầu về tiêu chuẩn, tiêu chí trường chuẩn quốc gia theo quy đinh.

- Nhóm 3: Các trường cần nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu theo quy định.

- Nhóm 4: Các trường hướng đến đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao, xây dựng trường học thông minh, hiện đại.

2. Mức hỗ trợ:Căn cứ vào nguồn lực huy động của từng địa phương, cấp có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ đối với từng dự án cho phù hợp, trên cơ sở đề xuất của UBND huyện theo nguyên tắc như sau:

- Đối vớiNhóm 1huyện hỗ trợ không quá 80% tổng mức đầu tư của dự án;

- Các nhóm còn lại hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

Đối với các trường không có trong danh mục ưu tiên thì khuyến khích các xã, thị trấn huy động, bố trí nguồn vốn hợp pháp để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị của các trường lớp học trên địa bàn và phải đảm bảo trình tự đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

3. Kinh phí thực hiện:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 dự ước 246,77 tỷ đồng; bao gồm: vốn ngân sách huyện hỗ trợ khoảng 140,48 tỷ đồng (chiếm 57%); vốn ngân sách các xã, thị trấn và các nguồn huy động hợp pháp khác 106,290 tỷ đồng (chiếm 43%). Trong đó:

- Năm 2021: Tổng nhu cầu vốn dự ước 32,600 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện 20,980 tỷ đồng (chiếm 64%).

- Giai đoạn 2022-2025: Tổng nhu cầu vốn dự ước là 214,17 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện 119,5 tỷ đồng (chiếm 56%).

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Đề án đề ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên và Nhân dân về vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo, nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác giáo dục và đào tạo, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp trường học

Tiếp tục rà soát, sắp xếp hệ thống trường, lớp học theo lộ trình của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, định hướng phát triển giáo dục đào tạo của huyện để làm cơ sở cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh việc lập, trình phê duyệt, cũng như công khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền. Trong đó, quy hoạch bố trí đảm bảo đủ quỹ đất để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đạt chuẩn, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài; khắc phục tình trạng trường học có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục.

3. Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

Hằng năm, trên cơ sở các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, kiểm kê, theo dõi và đánh giá chi tiết hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện có, đề xuất danh mục các công trình cần đầu tư, nâng cấp và nhu cầu vốn cần để đầu tư cho năm tiếp theo. Tăng cường công tác quản lý, bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học theo đúng quy trình, hướng dẫn; tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng sai mục đích, hạn chế hỏng hóc,.

4. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống trường, lớp học

Triển khai có hiệu quả Đề án khai thác có hiệu quả nguồn lực từ đất đai để đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng trọng điểm về kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Bố trí hợp lý, thỏa đáng nguồn lực của huyện, của xã để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học trên địa bàn. Đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các thành phần ngoài nhà nước đầu tư xây dựng các trường mầm non, phổ thông liên cấp tư thục có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường công lập theo quy định để huy động cao nhất mọi nguồn lực trong Nhân dân, phụ huynh, các nhà hảo tâm góp phần giải quyết các khó khăn trong nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học; ưu tiên bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dạy tin học, ngoại ngữ; đầu tư mua sắm trang thiết bị theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gắn với định hướng phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch các dự án, danh mục được đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị hàng năm của các địa phương trên để các tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân được biết và tham gia giám sát theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.UBND huyện khẩn trương hoàn chỉnh, ban hành Đề án để triển khai thực hiện; chỉ đạo các phòng, ban ngành, đơn vị liên quan hằng năm xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Đề án, nhất là kế hoạch về huy động nguồn lực, bố trí các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo mục tiêu đề ra; trước mắt, trong tháng 9/2021, khẩn trương đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND huyện thông qua chủ trương đầu tư nâng cấp một số trường xuống cấp nghiêm trọng thuộc Nhóm 1.

2. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia ủng hộ các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục; tăng cường công tác giám sát phản biện xã hội trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Đề án.

3.Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện ủy, các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo về Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH,CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2021

Tình hình kinh tế - xã hội:Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Sản xuất nông nghiệp được mùa ở cả 3 vụ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 2.124 tỷ đồng, tăng 4,81% so với CK. Tổng diện tích trồng trọt là 20.375 ha, tăng 0,5% KH; sản lượng cây lương thực có hạt đạt 113,2 nghìn tấn, tăng 2,3% so với CK. Xây dựng vùng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa đạt 1.051,9 ha tăng 75 ha so với CK; chuyển đổi được 146,4 ha đất nông nghiệp sang sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đạt 91,5% KH; duy trì phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 33ha, tăng 03ha so với CK; xây dựng thêm 24.000m2 nhà màng và nhà lưới sản xuất rau củ, quả an toàn và hoa, lũy kế đến nay là 105.000m2. Chăn nuôi đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phát triển khá; tổng giá trị sản xuất ước đạt 71,84 tỷ đồng, tăng 6,3% so với CK.

Huyện đã hoàn thành các tiêu chí và được đoàn thẩm định Trung ương tổ chức kiểm tra, trình Hội đồng thẩm định, Ban chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương xét công nhận huyện đạt huyện NTM. Chỉ đạo các xã, thị trấn, hướng dẫn các Chủ thể xây dựng được 05 sản phẩm OCOP đạt 125% KH.

- Công nghiệp - xây dựng: Công nghiệp duy trì tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.248 tỷ đồng, tăng 15,9% so với CK. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 3.057 tỷ đồng tăng 1,9% KH. Công tác giải ngân vốn đầu tư công của huyện được xếp thứ 3/27 huyện thị, thuộc tốp đầu các đơn vị có số giải ngân cao. Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2040. Trình phê duyệt hồ sơ điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2035; mở rộng đô thị Hậu Hiền đến năm 2040; bổ sung cụm công nghiệp Hậu Hiền vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quy mô 25 ha tại xã Minh Tâm. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với Tập đoàn Hua Li đầu tư vào Cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa.

-Dịch vụ, thương mại: tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của Nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 4.856 tỷ đồng, tăng 14,6% so với CK. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9,9 triệu USD, tăng 5,3% so với CK. Hàng hóa lương thực, hàng tiêu dùng giá cả ổn định, được kiểm soát chặt chẽ. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đạt khối lượng 7.630 nghìn tấn, tăng 8,9% so với CK. Trung tâm thương mại đóng trên địa bàn hoạt động có hiệu quả. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã huy động vốn lũy kế đạt 2.013 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.527 tỷ đồng.

- Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thành lập mới được 61 doanh nghiệp, đạt 132,6% so với KH tỉnh giao, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 586 (trong đó 315 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động thường xuyên).

- Công tác quản lý ngân sách nhà nước: Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là: 1.120,2 tỷ đồng, đạt 151% dự toán huyện giao, bằng 157% dự toán tỉnh giao. Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước nội địa là: 433,8 tỷ đồng, đạt 144 % dự toán huyện giao, bằng 158% dự toán tỉnh giao. Tổng chi ngân sách huyện: 1.038 tỷ đồng, đạt 140% dự toán năm.

- Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường: Đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ 2021. Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2020 đối với 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; trình HĐND tỉnh danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất các dự án đầu tư công. Đã cấp 571 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, 128 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tồn đọng kéo dài; tích cực, chủ động tham vấn ý kiến các ngành liên quan để tìm giải pháp giải quyết đất đai cho các hộ dân vùng kinh tế mới tại xã Thiệu Giang. Tăng cường công tác quản lý khai thác cát đối với các xã, thị trấn dọc sông Chu, sông Mã.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và phối hợp tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh kế hoạch, chương trình giáo dục và chỉ đạo tổng kết năm học 2020 -2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Triển khai thực hiện Đề án “xây dựng trường THCS thị trấn Vạn Hà thành trường trọng điểm về chất lượng, giai đoạn 2021-2025” và Đề án tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học trên địa bàn toàn huyện.

- Lĩnh vực Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền về các ngày lễ kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, trọng tâm là tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh, của huyện, các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; phòng, chống dịch Covid-19; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác xây dựng huyện NTM... Công nhận 03 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nâng tổng số lên 25/25 xã, thị trấn được công nhận đạt tỷ lệ 100%.

- Lĩnh vực Y tế: Tiếp tục thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn; chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống thích ứng an toàn với các cấp độ của dịch Covid-19. Thực hiện nghiêm túc cách ly tập trung đối với công dân từ các vùng có nguy cơ cao trở về địa phương. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, công tác quản lý dược, hành nghề y tế tư nhân được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91,02%, tăng 3,86%, có thêm 9 xã đạt xã ATTP. Tổ chức tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội: Công tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm lãnh đạo; các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên đán Tân Sửu; ngày Thương binh liệt sỹ 27/7; các ngày kỷ niệm của Đảng bộ tỉnh, huyện, ngày lễ lớn của đất nước. Xây dựng được 30 nhà tình nghĩa trị giá 900 triệu đồng. Thực hiện nghiêmNghị quyết số 68/NQ-CP ngày 02/7/2021 của Chính phủ; đã giải quyết việc làm cho 3.150 lao động, đạt 105% KH; Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện khá tốt, còn 988 hộ nghèo đạt tỷ lệ 2,16% (theo tiêu chí mới).

Công tác quốc phòng - an ninh:Tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức 3 lớp tập huấn cho cán bộ cơ quan, Ban Chỉ huy quân sự, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, trưởng tự vệ, thôn đội trưởng các xã, thị trấn. Tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2021 và lễ giao nhận quân đủ số lượng 188 công dân (175 quân nhân, 13 công an nghĩa vụ); đón nhận 185 công dân xuất ngũ trở về địa phương. Tổ chức Hội thi nhận thức pháp luật về Dân quân tự vệ và diễn tập chiến đấu phòng thủ đạt kết quả tốt; phối hợp mở lớp cập nhật kiến thức QPAN cho 93 cán bộ đối tượng 3. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện vận hành các khu cách ly tập trung cấp huyện và xã phục vụ công tác phòng, chống Covid-19.

- Lực lượng công an tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp quyết liệt các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; ra quân xử lý xe quá tải trọng, cơi nới thành thùng; tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép các loại pháo, vũ khí, chất gây nổ; bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; giữ vững an ninh chính trị, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 theo quy định. Đến hết tháng 11/2021 đã thu nhận hơn 107.000 hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử, đạt 74,1% KH. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời. Thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra 30 cuộc, hoàn thành 24/30 cuộc đạt tỷ lệ 80%.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổ chức tổ chức tốt các hội nghị học tập, quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; kiện toàn báo cáo viên cấp huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng cho 167 phó bí thư chi bộ thôn, tiểu khu; 05 lớp cảm tình đảng cho 253 quần chúng ưu tú và 02 lớp đảng viên mới với 130 đồng chí; tổ chức kiểm tra nhận thức về đảng cho 110 đồng chí; mở 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra cho cán bộ UBKT cơ sở; 04 lớp bồi dưỡng chuyên đề toàn khóa học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM về ý chí tự lực, tự cường, phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc. Hàng tháng, đã sưu tầm, biên tập phát hành 750 cuốn BTNB, đảm bảo hình thức, nội dung, cấp phát kịp thời phục vụ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, Duy trì nghiêm túc Hội nghị báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội, triển khai định hướng công tác thông tin, tuyên truyền đến cấp ủy cơ sở.

Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo thực hiện quy trình nhân sự, công khai nhân sự ứng cử, tổ chức bầu Phó Bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND huyện, nhiệm kỳ 2016-2021; phân công lại nhiệm vụ đối với 2 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, phân công giữ chức Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện. Thống nhất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động 68 cán bộ thuộc diện quản lý. Lãnh đạo, chỉ đạo thành lập 25 chi bộ công an xã, thị trấn; Lãnh đạo Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và cơ sở; đại hội Hội Người cao tuổi; Hội Khuyến học huyện nhiệm kỳ 2021-2026 thành công. Tập trung giải quyết số công chức dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đã bố trí công tác mới cho 16 đồng chí. Trao Huy hiệu Đảng cho 647 đảng viên, kết nạp 110 quần chúng ưu tú vào Đảng (đạt 110% KH). Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với cán bộ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.

Tiến hành kiểm tra đối với 61 lượt tổ chức đảng và giám sát đối với 71 tổ chức đảng trong toàn huyện. Tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay từ cơ sở đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định.

Tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân, tình hình cơ sở; tiếp tục phát huy hiệu quả của phong trào thi đua dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo hệ thống dân vận sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2015-2020; Chủ động nắm chắc tình hình Nhân dân, công nhân lao động, tình hình tôn giáo và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm phát sinh ngay từ cơ sở.

Tăng cường đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức tổng kết nhiệm kỳ của HĐND huyện. Phối hợp với ủy ban nhân dân và ủy ban MTTQ triển khai các bước của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác quản lý tổ chức bộ máy; quản lý công chức, viên chức; xây dựng chính quyền; chính sách cán bộ.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của ngành dọc để tổ chức thực hiện; trọng tâm tuyên truyền, vận động, phối hợp triển khai các chỉ thị, nghị quyết Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia ủng hộ quỹ phòng, chống Covid-19 được trên 2 tỷ đồng tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu trị giá trên 3 tỷ đồng; thực hiện tốt cuộc vận động “Vì người nghèo” đã thu được 1,05 tỷ đồng; triển khai kế hoạch lấy phiếu xin ý kiến của người dân đánh giá sự hài lòng về huyện nông thôn mới với tỷ lệ 98,5%. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan khuôn viên nông thôn, đô thị.

Trịnh Văn Đệ

HUV, CVP Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHÒNG CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN

TIÊU CỰCTRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

(Tiếp theo Số 46 - tháng 10/2021)

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong nhiệm kỳ là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Cần nhận rõ, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trước hết thuộc phạm trù ý thức, nhưng có cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó. Vì vậy, để khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cần một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện, coi trọng cả lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cả lĩnh vực kinh tế - xã hội và pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng Đảng và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, loại bỏ những yếu tổ chủ quan và khách quan sản sinh ra nó. Trong thời gian tới, để phòng, chống những biểu hiện tiêu cực trong cán bộ đảng viên, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò rất quan trọng. Bởi chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng thì mới có sự kiên định trong mọi hoàn cảnh, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, chuyển đổi kinh tế số và bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi mỗi đảng viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ và kiến thức; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, bè phái, nói không đi đôi với làm. Chính vì thế, cần đặt lên hàng đầu việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, lấy việc xây dựng nhân cách con người làm trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa, chăm lo xây dựng con người một cách toàn diện, cụ thể, thiết thực, kiên quyết đấu tranh mọi hiện tượng tiêu cực làm tha hóa con người.

Thứ hai, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa XIII.

Để việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải gắn với chức trách, nhiệm vụ, vị trí việc làm cụ thể, không chung chung. Nội dung học tập có thể chung, giống nhau, nhưng liên hệ và việc làm cần phải cụ thể, gắn với nhiệm vụ của từng người. Cấp ủy, tổ chức đảng phải hướng dẫn và tổ chức đăng ký làm theo Bác của mỗi cán bộ, đảng viên, phù hợp với công việc của họ, có kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng kịp thời… Cùng với tăng cường giáo dục nhận thức về những giá trị đạo đức, văn hóa cho cán bộ, đảng viên, công chức, cần nâng cao tính cảnh tỉnh, răn đe đối với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực, đồng thời khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của nhân dân, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, đổi mới, tăng cường công tác quản lý phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng.

Cần xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới để quản lý và giáo dục cán bộ, đảng viên. Phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách.

Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Cần triển khai thật tốt các công việc như tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, điều lệ Đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về nêu gương, những điều đảng viên không được làm, việc thực hiện nhiệm vụ chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương cụ thể của các cấp ủy. Trong kiểm tra, giám sát, cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng, tiếp nhận ý kiến của mặt trận, đoàn thể nhân dân nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện, khắc phục những khuyết điểm khi mới manh nha. Coi trọng phát hiện các nhân tố tích cực, việc làm tốt, điển hình tốt để giúp cấp ủy tổng kết, rút ra những kinh nghiệm hay, bồi dưỡng và nhân rộng.

Thứ tư, những giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ về số lượng và đạt về chất lượng để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật và luật. Các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng cán bộ, đảng viên lợi dụng khe hở của luật pháp để trục lợi, suy thoái về đạo đức, lối sống. Việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý xã hội cũng góp phần phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, góp phần hạn chế những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đổi mới cơ chế quản lý, lành mạnh hóa môi trường sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở cho giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống mới. Thực hiện công bằng, dân chủ trong chính sách phân phối, chính sách tiền lương, trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công. Xóa bỏ cơ chế xin - cho, các hình thức đặc quyền đặc lợi đang có rất nhiều biến thể hiện nay để đảm bảo công bằng.

Xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật và quản lý hành chính về văn hóa, xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, lối sống lành mạnh. Kiên quyết ngăn chặn, khắc phục, xử lý nghiêm mọi biểu hiện của thương mại hóa báo chí, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, gây hậu quả xấu. Kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi, tiến tới quét sạch các tệ nạn xã hội.

Thứ năm, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội hằng năm đối với cán bộ, đảng viên. Kết hợp liên thông ba nhiệm vụ: giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và nhân dân; công khai các chỉ số hài lòng, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm, nhân dân đang bức xúc, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò của dư luận xã hội để giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên; đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có những việc làm vì lợi ích chung của cộng đồng, hạn chế những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

Thứ sáu, hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tình hình, nhiệm vụ cách mạng hiện nay và hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị đối với cách mạng nước ta hiện nay để nâng cao sức đề kháng, “miễn dịch” với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc.

Tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức lối sống đã len lỏi vào đất nước ta và ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, như chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống cá nhân, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan… Vì vậy, cần có các biện pháp để khắc phục, hạn chế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ bảy, phát huy vai trò tự giác, tích cực của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mỗi cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là trực tiếp góp phần khắc phục sự tự diễn biến trong cán bộ, đảng viên.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với nhân dân, phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; thực hiện đúng nguyên tắc: Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Điều này thể hiện ở việc cán bộ, đảng viên tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực hoạt động tiễn, tham gia vào các quá trình xây dựng, triển khai thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với cộng đồng, gia đình và xã hội. Duy trì thực hiện các truyền thống tốt đẹp, các chuẩn mực đạo đức trong gia đình, có lối sống mực thước, nêu gương trong học tập, lao động, sản xuất, công tác. Cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên đều có trách nhiệm xây dựng cộng đồng, cơ quan mình trong sạch, vững mạnh.

Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân cán bộ, đảng viên trên lĩnh vực công tác. Mọi công việc được làm đến nơi đến chốn, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.

Ban Biên tập

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC BẢN CHẤT CÁCH MẠNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam trong hơn bảy thập kỷ qua không chỉ khẳng định về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng quân đội cách mạng-quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc, đánh đổ phong kiến, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới mà còn khẳng định QĐND Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã hội mới.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì miếng cơm, manh áo và lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng khi không được cung cấp đủ lợi ích... Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Lịch sử 77 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng định, QĐNDViệt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH), vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã sẵn sàng lên đường chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp: Độc lập dân tộc và CNXH.

QĐNDViệt Nam là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân trong thực hiện vai trò là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho quần chúng nhân dân đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của cách mạng. Quân đội ta là lực lượng nòng cốt, cùng toàn dân tiến hành đấu tranh và đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ và tham gia vào công cuộc kiến thiết, xây dựng CNXH ở miền Bắc. Là lực lượng nòng cốt, cùng đồng bào hai miền Nam, Bắc tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN), tham gia khắc phục hậu quả sau chiến tranh, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ XHCN; SSCĐ, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân là vấn đề thuộc về bản chất của QĐNDViệt Nam, quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngay trong khói lửa của những cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, biết bao cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích cao nhất là giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để huấn luyện, SSCĐ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo; tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Cùng với việc giáo dục, rèn luyện để QĐNDViệt Nam luôn luôn là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân; trong điều kiện hòa bình,vớisự phát triển toàn diện của đất nước do thắng lợi của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng hết sức quan tâm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Bằng sự quan tâm sâu sắc, với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, Đảng và Nhà nước thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhất là chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin… tạo việc làm cho những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về các cơ quan, địa phương làm việc…

Sự quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những năm qua của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân đối với quân đội, không chỉ khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, của Nhà nước và nhân dân trong quá trình xây dựng QĐNDcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho QĐNDViệt Nam mãi mãi là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ an tâm xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Trong điều kiện tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong 35 năm đổi mới, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới; nhân dân ta, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Vì vậy, sự quan tâm bảo đảm về vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà cán bộ, chiến sĩ quân đội lại suy giảm bản chất của quân đội cách mạng. Ngược lại, càng trong khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng sáng ngời bản chất cách mạng, sáng ngời bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Những giọng điệu mà kẻ xấu tán pháttrên mạng không phải là do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đúng đắn về bản chất của QĐNDViệt Nam mà thực ra họ đang cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam, kích động chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sâu xa hơn là "phi chính trị hóa" quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.

Trong thời kỳ mới, cùng với đấu tranh phản bác những giọng điệu nguy hiểm ấy, chúng ta cần tập trung xây dựng bảo đảm cho quân đội luôn luôn là công cụ bạo lực, lực lượng chính trị trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, SSCĐ, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.

Để làm được điều ấy, trước hết cần thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện, tăng cường bản chất cách mạng của quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Xây dựng lòng trung thành của quân đội trong thời kỳ mới thực chất là tiếp tục tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, làm cho quân đội kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Làm cho quân đội tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với đó, cần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có trí tuệ, tinh thông kỹ, chiến thuật, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, có lòng yêu nước, yêu CNXH và tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Mặt khác, cần thường xuyên quan tâm bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của cán bộ, chiến sĩ quân đội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, của quân đội. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, cống hiến với hưởng thụ, thể hiện bản chất của quân đội cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong quân đội cũng phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam trong tình hình mới.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC,PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn thống nhất quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ đó, thời gian qua, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Do đó, thời gian tới cần tích cực thực hiện đồng bộ một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên cơ sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới.

Thứ nhất,tăng cường học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, coi đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Gắn kết, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong việc ban hành các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục và đào tạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người nhấn mạnh giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục sẽ đem lại lợi ích bền vững cho dân tộc, góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Với quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến một trong những nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ là diệt giặc dốt bởi khi đó hơn 90% đồng bào ta mù chữ. Trong Thư gửi các học sinh trong năm học đầu tiên khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (tháng 9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là “một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Đó là một nền giáo dục mang tính nhân dân sâu sắc, thực học, không chạy theo bằng cấp, không chạy theo khối lượng kiến thức mà cần chú trọng nâng cao chất lượng, là nền giáo dục độc lập, tiến bộ, dân tộc, thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện, một nền giáo dục vì con người, cho con người phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, làm rạng danh non sông. Người từng khẳng định: “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Chính vì mục tiêu cao cả và vai trò to lớn của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra yêu cầu cần có tầm nhìn dài hạn trong chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia, phải coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

Thứ hai,chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân, phát huy giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh cần xác định nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với thực tiễn đất nước. Nội dung giáo dục phải toàn diện nhằm phát triển con người cả tài và đức, cụ thể gồm: “Thể dục: Để làm thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung. Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp. Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công”. Nội dung của giáo dục cần phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học. Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31-10-1955, Người căn dặn: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương pháp giáo dục đúng đắn, hiệu quả là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, việc học tập phải xuất phát từ yêu cầu thực tế thiết thực, không phô trương, hình thức, phải học cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu sắc đến bản chất vấn đề. Người chỉ rõ: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”… “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế”.

Thứ ba,nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Thống nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục. Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hệ thống giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đoàn thể, sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: “Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”… “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp ủy đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa”. Hoạt động quản lý giáo dục luôn rất cần có sự phối hợp của các cấp, ngành và toàn xã hội. Người chỉ rõ, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa nhà trường với Nhân dân, chú trọng các phong trào thi đua để tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp.

Thứ tư,chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục - lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Họ, người mang sứ mệnh cao cả là đào tạo lớp người kế cận cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh... nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo cần phải có đạo đức, trí tuệ, tài năng, phải không ngừng trau dồi kiến thức, là tấm gương tốt cho các thế hệ học sinh noi theo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

Thứ năm,đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo trên cơ sở quản lý thống nhất của Nhà nước, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động giáo dục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý Nhà nước. Tổ chức tốt, thực chất công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt. Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG HẢO TÂM VÌ CỘNG ĐỒNG

Anh Lê Văn Thao, sinh ra và lớn lên ở làng Kiến Hưng, thuộc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Những năm qua, anh liên tục đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất và chăn nuôi giỏi", được cấp trên tặng giấy khen, bằng khen và nhiều phần thưởng khác, khẳng định sự nỗ lực vươn lên từ đồng ruộng quê nhà, không những đạt được danh hiệu trên, anh còn được nhân dân trong thị trấn ca ngợi là một người có tấm lòng vì cộng đồng.

Năm 1990, tuy mới 18 tuổi, anh đã có chí hướng làm ăn lớn, mở lò gạch để sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, công việc này đã thu hút 30 lao động có công ăn việc làm suốt nhiều năm, với mức thu nhập ổn định. Song song với việc sản xuất gạch, anh còn mở thêm dịch vụ xe khách đường dài để phục vụ nhân dân trong địa phương và các vùng lân cận, sắm xe ô tô tải chuyên chở các loại hàng hóa tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Năm 2006, được sự hỗ trợ đất và vốn dự án của cấp trên, cộng với sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương và thôn Trí Cẩn, anh mở trang trại nuôi lợn nái theo hình thức qui mô lớn. Trang trại của anh lúc nào cũng có 100 đầu lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 2.000 lợn con giống siêu nạc thu về 600 triệu đồng lợi nhuận cho gia đình, ngoài ra trang trại của anh cũng tạo công ăn việc làm cho 05 lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng mỗi người một tháng.

Với nguồn thu nhập khá, anh đã xây cho gia đình mình một ngôi nhà 3 tầng khang trang đẹp đẽ và một số phương tiện, cũng như nội thất đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống gia đình.

Khi hỏi về lòng hảo tâm của anh đối với cộng đồng, anh khiêm tốn trả lời tôi rằng: "Về sự giàu có thì em chưa thấm vào đâu so với nhiều người, nhưng quan trọng là tấm lòng đối với quê hương, nên em cũng có chút đóng góp gọi là anh ạ". Theo tôi được biết chính gọi là của anh ở đây cũng rất là lớn, cụ thể năm 2012 anh đã đổ bê tông con đường dẫn từ đầu làng ra đồng dài 400m, với kinh phí 200 triệu đồng, con đường được sự giám sát của anh và các cán bộ thôn đến nay vẫn rất chắc chắn và sạch đẹp, đáp ứng việc đi lại của các loại xe phục vụ công việc sản xuất nông nghiệp cho làng Trí Cẩn. Tôi đã làm thơ ca ngợi như sau:

"Mỗi ngày hai bữa ra đồng

Xe bon trên thảm bê tông mịn màng

Giao thông qua lại dễ dàng

Không còn có cảnh đâm quàng ổ trâu

Hỏi rằng kinh phí ở đâu

Đáp rằng tiền ấy anh Thao cho làng".

Năm 2018, anh lại vận động một số anh em khác, ủng hộ làng Trí Cẩn đổ bê tông và trồng cây con đường trước làng với kinh phí rất lớn, riêng anh ủng hộ 50 triệu đồng. Đình làng Trí Cẩn cũng được anh cung tiến 60 triệu để tân trang lại gồm lát đá 5 bậc thềm và lát gạch màu trong đình, ngoài ra mỗi đợt vận động quyên góp các phong trào, như: Vì người nghèo, Vì miền trung lũ lụt, vì dịch bệnh Covid - 19, anh đều là người có số ủng hộ cao nhất.

Anh Thao thật xứng đáng là tấm gương sáng về sản xuất kinh doanh, một người công dân có tấm long hảo tâm vì cộng đồng.

Lê Văn Huấn

Hội viên Hội thơ Đường Việt Nam

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THIỆU HÓA

ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN

Là bệnh viện hạng 2 đóng trên địa bàn Thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa với nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện và các huyện lân cận. Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 18/01/2019 về tự chủ tài chính, với tổng giường bệnh 240 giường (120 giường KH, 120 giường tự chủ) thực kê 342 giường với tổng số cán bộ hiện có 216 trong đó có 56 Bác sỹ (Tỷ lệ Bác sỹ có trình độ trên đại học là 40%).

Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, đồng thời phải đảm bảo tự chủ tài chính 80%. Đây là thách thức lớn đối với Bệnh viện. Mặc dù trong 2 năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác KCB tại Bệnh viện. Trong bối cảnh đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng trang thiết bị bệnh viện, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân thụ hưởng, lấy Người bệnh làm trung tâm, mọi hoạt động của Bệnh viện đều hướng tới sự hài lòng của người dân khi đến KCB. Đến nay, qua nhiều lần khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với công tác KCB đều đạt trên 95%. Năm 2019- 2020, Sở Y tế đánh giá chất lượng Bệnh viện đều đạt loại tốt đứng trong tốp 10 của 53 Bệnh viện toàn tỉnh. Có được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Sở Y tế, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện với sự ủng hộ của nhân dân trong huyện. Những giải pháp của Bệnh viện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đó là:

- Tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc đoàn kết chung tay, xây dựng ban hành Nghị quyết, chủ trương đúng đắn sát thực với điều kiện thực tế để đảm bảo tốt công tác KCB cho nhân dân.

- Tập chung đầu tư xây dựng, sữa chữa cơ sở hạ tầng, chú trọng đến môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến KCB ở trong môi trường sạch đẹp.

- Trong những năm qua, Bệnh viện đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp XQ số hóa, máy siêu âm màu 4D dựng hình thai, máy chụp cắt lớp vi tính, máy sinh hóa miễn dịch sàng lọc dự báo sớm một số bệnh ung thư, bộ phẫu thuật nội soi, các loại máy siêu âm điện xung, các loại máy hiện đại điều trị phục hồi chức năng và nhiều máy trang thiết bị hiện đại khác …

- Bệnh viện thường xuyên chú trọng, quan tâm đến đội ngũ cán bộ, nhân viên; tập chung đào tạo đội ngũ CBNV giỏi chuyên môn, thạo y thuật, luôn nhiệt tình chăm sóc người bệnh, thực hiện tốt khẩu hiệu“Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở; Ở chăm sóc tân tình; Về dặn dò chu đáo”.Đội ngũ Bác sỹ có trình độ chuyên môn sâu theo từng chuyên ngành, hệ thống điều dưỡng hoạt động quy mô đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyên môn, tất cả CBNV đều được tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao thái độ tinh thần phục vụ người bệnh, coi người bệnh như người thân trong gia đình.

- Với đội ngũ thầy thuốc chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại, đến nay Bệnh viện đã triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật mới trên tuyến, một số dịch vụ có sự hỗ trợ của tuyến Tỉnh, Trung ương, như: phẫu thuật nội soi ổ bụng, tán sỏi thận, mổ U xơ tiền liệt tuyến, cắt túi mật, mổ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, kết hợp xương gẫy các loại, phẫu thuật lấy thai vết mổ cũ, tiêm nội khớp, siêu âm tim, xét nghiệm miễn dịch định hướng ung thư, và nhiều dịch vụ kỹ thuật khác.

- Bệnh viện cũng phát triển Công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý KCB, hình thành hệ thống khám chữa bệnh từ xa, kết nối hội chẩn với Bệnh viện tuyến trên qua trực tuyến...

Trong thời gian tới, với nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới, Bệnh viện đa khoa huyện sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, khắc phục hạn chế khó khăn, đặc biệt là thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch, quản lý theo dõi Bệnh nhân F0 Covid-19, vừa đảm bảo thực hiện KCB đạt hiệu quả cao, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 trở thành bệnh viện thông minh.

Lê Lâm

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHÈ ĐÔNG LỖ XÃ THIỆU LONG, HUYỆN THIỆU HÓA

Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống của nhân dân làng Đông Lỗ từ xưa và được nhân dân địa phương phục dựng lại trên nền đất cũ. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

Theo sách “Thanh Hóa Chư thần lục” và bản dịch “Thần tích, thần sắc làng Đông Lỗ Cựu, tổng Mật Vật” đang lưu giữ tại di tích, thì Nghè làng Đông Lỗ là nơi thờ hai vị thần Thành hoàng làng là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần - những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt từ xưa tới nay.

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào ghi chép về việc xây dựng Nghè làng Đông Lỗ, chỉ còn lại thần tích, các đạo sắc phong được các triều đại tặng cho thần và giao cho địa phương thờ phụng. Bản thần tích có ghi việc sau khi ông mất, nhân dân trang bản làm tấu về triều, vua ban sắc phong cho dân ở hai cung của trang Đông Lỗ trùng tu cung sở làm nơi thờ hai ông. Nội dung của thần tích cũng chỉ ghi chép vào thời Lý nhưng không rõ niên hiệu nên chưa xác định được cụ thể niên đại của cung sở cũ - nơi thờ hai ông. Tuy nhiên qua các đạo sắc phong được các triều đại phong kiến ban cho các vị thần từ niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) cho đến niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) có thể khẳng định Nghè làng Đông Lỗ đã có từ thời Hậu Lê. Cũng theo các cụ cao trong làng cho biết: Vào những năm 1958 -1960 thì Nghè làng Cao Lỗ bị phá để làm các công trình công cộng. Đến năm 2014 nhân dân trong làng mới quyên góp công đức để dựng lại Nghè làng trên nền đất cũ của di tích.

Hiện nay, tại di tích vẫn duy trì việc thờ hai vị thần là “Cao Minh Minh Quảng Đức tôn thần” và “Uy Minh Hoàng Đức tôn thần”. Hệ thống thờ tự được đặt ở gian giữa giáp tường hồi phía sau của ngôi nhà gồm một hương án sơn son thếp vàng, có kích thước dài 1,97m; rộng 0,96m. Phía trên đặt hai long ngai và bài vị của thần được thờ. Ngoài ra còn có bát hương, lư hương, hạc thờ, mâm bồng, ống hương, ống hoa, cây đèn, mâm bồng...

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy Nghè làng Đông Lỗ là di tích có giá trị về nhiều mặt.

-Vềmặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống của nhân dân làng Đông Lỗ từ xưa và được nhân dân địa phương trùng phục dựng lại trên nền đất cũ. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

-Vềmặt văn hoá: Nghè làng Đông Lỗ là nơi thờ hai vị thần Thành hoàng làng là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần - những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt từ xưa tới nay.

-Vmỹ thuật: Thông qua kiến trúc mang phong cách của đền thờ truyền thống, cũng như các hiện vật tại di tích như bát hương đá cổ được đục bằng đá xanh nguyên khối hình tròn, thân phình, miệng và đáy đục gờ chỉ, mặt ngoài đục nhám; đặc biệt là chất liệu giấy và các họa tiết hoa văn Rồng mây rất tinh tế và rõ nét được trang trí trên các sắc phong giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Với những giá trị nêu trên, đây là di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện lịch sử, văn hoá, mỹ thuật... Vì vậy, Nghè làng Đông Lỗ là di tích lịch sử cần được bảo vệ và phát huy giá trị và được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 15/11/2016; hiện di tích đang được Chính quyền và nhân dân làng Đông Lỗ giữ gìn bảo vệ, phát huy hiệu quả những giá trị của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của dân tộc.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

Lính thời bình

Cứ ngỡ lâu rồi đất nước bình yên
Nhiệm vụ không nguy nan như thời chiến
Mới hay nơi trận địa không tiếng súng
Hiểm nguy vẫn còn thường trực, bủa vây

Bỏng chát gió Lào, sương muối buốt tay
Hạn rộng, mặn sâu, dập dồn lũ tới
Tội phạm, kẻ thù rình rập đó đây
Bất cứ đâu cần có các anh ngay

Trưa thao trường, đêm biên cương có hay
Vẫn bền gan, lặng thầm anh chiến đấu
Mồ hôi nồng quyện máu thấm đất nâu
Nghe tin anh*lòng đắng ngắt, quặn đau

Ôi, lính thời bình - Tổ quốc vẫn ngợi ca
Màu áo anh hòa màu xanh đất nước
Anh đang gieo mầm thanh bình hạnh phúc
Lính cụ Hồ ngân mãi “Tiến quân ca”!

Phạm Thị Hồng Thu

*: Chiến sĩ hy sinh khi đi làm nhiệm vụ.

BAN BIÊN TẬP
11-02.jpg

Bản tin nội bộ tháng 11 năm 2021

Đăng lúc: 02/12/2021 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

11-01.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH” KẾT LUẬN SỐ 39-KL/HU NGÀY 05/9/2021

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Tại Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy ngày 26/8/2021, sau khi nghe UBND huyện báo cáo Đề án hỗ trợ cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thảo luận và thống nhất kết luận như sau:

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học trên địa bàn. Do vậy, cơ sở vật chất và các điều kiện phát triển giáo dục ngày càng được củng cố, tăng cường; đến nay, đã có 93,67% trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định, chất lượng giáo dục các cấp học có bước phát triển, bước đầu đáp ứng được yêu cầu về đổi mới về giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn số ít trường, lớp học bán kiên cố có nguy cơ mất an toàn; một số trường được đầu tư xây dựng từ lâu, nay đã hư hỏng, xuống cấp và thiếu các phòng chức năng, trang thiết bị dạy và học; diện tích khuôn viên, hạ tầng kỹ thuật, phòng, lớp học không còn phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định mới.

Để thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 100%, giáo dục huyện Thiệu Hóa đứng trong nhóm dẫn đầu của tỉnh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra và để phù hợp với tình hình thực tiễn, xu thế phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn mới, cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

I. TÊN GỌI, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Tên gọi của Đề án:“Hỗ trợ đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025”.

2. Đối tượng, phạm vi áp dụng: các trường Mầm non; trường Tiểu học; trường Tiểu học và THCS, công lập trên địa bàn huyện.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:Đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học là nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định trong thực hiện các mục tiêu nâng cao chất giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu đổi mới giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện. Việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kinh phí hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao trách nhiệm của các xã, thị trấn trong huy động các nguồn lực đầu tư tại các địa phương. Mục tiêu đầu tư xây dựng đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu đến năm 2025 có 100% trường học đạt chuẩn quốc gia và từng bước xây dựng tiêu chí trường học thông minh.

2. Mục tiêu

- Đảm bảo các phòng, lớp học đạt tiêu chuẩn đủ 1 phòng học/1 lớp; đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng và các hạng mục, công trình phụ trợ khác; không còn phòng, lớp học bán kiên cố.

- Mua sắm, thay thế, bổ sung trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hệ thống trường học; ưu tiên cho các cấp học, lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình.

III. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ, MỨC HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc hỗ trợ

- Nhóm 1: Các trường thiếu phòng học hoặc có phòng học đã bị xuống cấp, hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn trong sử dụng.

- Nhóm 2: Các trường chưa đảm bảo điều kiện giảng dạy, học tập và làm việc; từng bước hoàn thiện các yêu cầu về tiêu chuẩn, tiêu chí trường chuẩn quốc gia theo quy đinh.

- Nhóm 3: Các trường cần nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu theo quy định.

- Nhóm 4: Các trường hướng đến đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao, xây dựng trường học thông minh, hiện đại.

2. Mức hỗ trợ:Căn cứ vào nguồn lực huy động của từng địa phương, cấp có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ đối với từng dự án cho phù hợp, trên cơ sở đề xuất của UBND huyện theo nguyên tắc như sau:

- Đối vớiNhóm 1huyện hỗ trợ không quá 80% tổng mức đầu tư của dự án;

- Các nhóm còn lại hỗ trợ không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

Đối với các trường không có trong danh mục ưu tiên thì khuyến khích các xã, thị trấn huy động, bố trí nguồn vốn hợp pháp để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị của các trường lớp học trên địa bàn và phải đảm bảo trình tự đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

3. Kinh phí thực hiện:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 dự ước 246,77 tỷ đồng; bao gồm: vốn ngân sách huyện hỗ trợ khoảng 140,48 tỷ đồng (chiếm 57%); vốn ngân sách các xã, thị trấn và các nguồn huy động hợp pháp khác 106,290 tỷ đồng (chiếm 43%). Trong đó:

- Năm 2021: Tổng nhu cầu vốn dự ước 32,600 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện 20,980 tỷ đồng (chiếm 64%).

- Giai đoạn 2022-2025: Tổng nhu cầu vốn dự ước là 214,17 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện 119,5 tỷ đồng (chiếm 56%).

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Đề án đề ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên và Nhân dân về vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo, nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác giáo dục và đào tạo, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp trường học

Tiếp tục rà soát, sắp xếp hệ thống trường, lớp học theo lộ trình của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, định hướng phát triển giáo dục đào tạo của huyện để làm cơ sở cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh việc lập, trình phê duyệt, cũng như công khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền. Trong đó, quy hoạch bố trí đảm bảo đủ quỹ đất để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đạt chuẩn, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài; khắc phục tình trạng trường học có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục.

3. Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị

Hằng năm, trên cơ sở các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, kiểm kê, theo dõi và đánh giá chi tiết hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện có, đề xuất danh mục các công trình cần đầu tư, nâng cấp và nhu cầu vốn cần để đầu tư cho năm tiếp theo. Tăng cường công tác quản lý, bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học theo đúng quy trình, hướng dẫn; tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng sai mục đích, hạn chế hỏng hóc,.

4. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống trường, lớp học

Triển khai có hiệu quả Đề án khai thác có hiệu quả nguồn lực từ đất đai để đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng trọng điểm về kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Bố trí hợp lý, thỏa đáng nguồn lực của huyện, của xã để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học trên địa bàn. Đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các thành phần ngoài nhà nước đầu tư xây dựng các trường mầm non, phổ thông liên cấp tư thục có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trong các nhà trường công lập theo quy định để huy động cao nhất mọi nguồn lực trong Nhân dân, phụ huynh, các nhà hảo tâm góp phần giải quyết các khó khăn trong nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học; ưu tiên bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dạy tin học, ngoại ngữ; đầu tư mua sắm trang thiết bị theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gắn với định hướng phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch các dự án, danh mục được đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị hàng năm của các địa phương trên để các tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân được biết và tham gia giám sát theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.UBND huyện khẩn trương hoàn chỉnh, ban hành Đề án để triển khai thực hiện; chỉ đạo các phòng, ban ngành, đơn vị liên quan hằng năm xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Đề án, nhất là kế hoạch về huy động nguồn lực, bố trí các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo mục tiêu đề ra; trước mắt, trong tháng 9/2021, khẩn trương đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND huyện thông qua chủ trương đầu tư nâng cấp một số trường xuống cấp nghiêm trọng thuộc Nhóm 1.

2. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia ủng hộ các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục; tăng cường công tác giám sát phản biện xã hội trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Đề án.

3.Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện ủy, các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo về Ban Thường vụ Huyện ủy theo quy định.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH,CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2021

Tình hình kinh tế - xã hội:Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Sản xuất nông nghiệp được mùa ở cả 3 vụ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 2.124 tỷ đồng, tăng 4,81% so với CK. Tổng diện tích trồng trọt là 20.375 ha, tăng 0,5% KH; sản lượng cây lương thực có hạt đạt 113,2 nghìn tấn, tăng 2,3% so với CK. Xây dựng vùng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa đạt 1.051,9 ha tăng 75 ha so với CK; chuyển đổi được 146,4 ha đất nông nghiệp sang sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đạt 91,5% KH; duy trì phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tập trung quy mô 33ha, tăng 03ha so với CK; xây dựng thêm 24.000m2 nhà màng và nhà lưới sản xuất rau củ, quả an toàn và hoa, lũy kế đến nay là 105.000m2. Chăn nuôi đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản phát triển khá; tổng giá trị sản xuất ước đạt 71,84 tỷ đồng, tăng 6,3% so với CK.

Huyện đã hoàn thành các tiêu chí và được đoàn thẩm định Trung ương tổ chức kiểm tra, trình Hội đồng thẩm định, Ban chỉ đạo xây dựng NTM Trung ương xét công nhận huyện đạt huyện NTM. Chỉ đạo các xã, thị trấn, hướng dẫn các Chủ thể xây dựng được 05 sản phẩm OCOP đạt 125% KH.

- Công nghiệp - xây dựng: Công nghiệp duy trì tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 2.248 tỷ đồng, tăng 15,9% so với CK. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 3.057 tỷ đồng tăng 1,9% KH. Công tác giải ngân vốn đầu tư công của huyện được xếp thứ 3/27 huyện thị, thuộc tốp đầu các đơn vị có số giải ngân cao. Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2040. Trình phê duyệt hồ sơ điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2035; mở rộng đô thị Hậu Hiền đến năm 2040; bổ sung cụm công nghiệp Hậu Hiền vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quy mô 25 ha tại xã Minh Tâm. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với Tập đoàn Hua Li đầu tư vào Cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa.

-Dịch vụ, thương mại: tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của Nhân dân trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 4.856 tỷ đồng, tăng 14,6% so với CK. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9,9 triệu USD, tăng 5,3% so với CK. Hàng hóa lương thực, hàng tiêu dùng giá cả ổn định, được kiểm soát chặt chẽ. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đạt khối lượng 7.630 nghìn tấn, tăng 8,9% so với CK. Trung tâm thương mại đóng trên địa bàn hoạt động có hiệu quả. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã huy động vốn lũy kế đạt 2.013 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.527 tỷ đồng.

- Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thành lập mới được 61 doanh nghiệp, đạt 132,6% so với KH tỉnh giao, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 586 (trong đó 315 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động thường xuyên).

- Công tác quản lý ngân sách nhà nước: Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là: 1.120,2 tỷ đồng, đạt 151% dự toán huyện giao, bằng 157% dự toán tỉnh giao. Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước nội địa là: 433,8 tỷ đồng, đạt 144 % dự toán huyện giao, bằng 158% dự toán tỉnh giao. Tổng chi ngân sách huyện: 1.038 tỷ đồng, đạt 140% dự toán năm.

- Công tác quản lýnhà nước về tài nguyên, môi trường: Đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ 2021. Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2020 đối với 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; trình HĐND tỉnh danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất các dự án đầu tư công. Đã cấp 571 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, 128 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tồn đọng kéo dài; tích cực, chủ động tham vấn ý kiến các ngành liên quan để tìm giải pháp giải quyết đất đai cho các hộ dân vùng kinh tế mới tại xã Thiệu Giang. Tăng cường công tác quản lý khai thác cát đối với các xã, thị trấn dọc sông Chu, sông Mã.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và phối hợp tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh kế hoạch, chương trình giáo dục và chỉ đạo tổng kết năm học 2020 -2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022. Triển khai thực hiện Đề án “xây dựng trường THCS thị trấn Vạn Hà thành trường trọng điểm về chất lượng, giai đoạn 2021-2025” và Đề án tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học trên địa bàn toàn huyện.

- Lĩnh vực Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền về các ngày lễ kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, trọng tâm là tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh, của huyện, các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; phòng, chống dịch Covid-19; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác xây dựng huyện NTM... Công nhận 03 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nâng tổng số lên 25/25 xã, thị trấn được công nhận đạt tỷ lệ 100%.

- Lĩnh vực Y tế: Tiếp tục thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn; chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống thích ứng an toàn với các cấp độ của dịch Covid-19. Thực hiện nghiêm túc cách ly tập trung đối với công dân từ các vùng có nguy cơ cao trở về địa phương. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, công tác quản lý dược, hành nghề y tế tư nhân được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91,02%, tăng 3,86%, có thêm 9 xã đạt xã ATTP. Tổ chức tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội: Công tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm lãnh đạo; các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách nhân dịp tết Nguyên đán Tân Sửu; ngày Thương binh liệt sỹ 27/7; các ngày kỷ niệm của Đảng bộ tỉnh, huyện, ngày lễ lớn của đất nước. Xây dựng được 30 nhà tình nghĩa trị giá 900 triệu đồng. Thực hiện nghiêmNghị quyết số 68/NQ-CP ngày 02/7/2021 của Chính phủ; đã giải quyết việc làm cho 3.150 lao động, đạt 105% KH; Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện khá tốt, còn 988 hộ nghèo đạt tỷ lệ 2,16% (theo tiêu chí mới).

Công tác quốc phòng - an ninh:Tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức 3 lớp tập huấn cho cán bộ cơ quan, Ban Chỉ huy quân sự, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, trưởng tự vệ, thôn đội trưởng các xã, thị trấn. Tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2021 và lễ giao nhận quân đủ số lượng 188 công dân (175 quân nhân, 13 công an nghĩa vụ); đón nhận 185 công dân xuất ngũ trở về địa phương. Tổ chức Hội thi nhận thức pháp luật về Dân quân tự vệ và diễn tập chiến đấu phòng thủ đạt kết quả tốt; phối hợp mở lớp cập nhật kiến thức QPAN cho 93 cán bộ đối tượng 3. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện vận hành các khu cách ly tập trung cấp huyện và xã phục vụ công tác phòng, chống Covid-19.

- Lực lượng công an tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp quyết liệt các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; ra quân xử lý xe quá tải trọng, cơi nới thành thùng; tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép các loại pháo, vũ khí, chất gây nổ; bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; giữ vững an ninh chính trị, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 theo quy định. Đến hết tháng 11/2021 đã thu nhận hơn 107.000 hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử, đạt 74,1% KH. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết cơ bản kịp thời. Thanh tra huyện đã tổ chức thanh tra 30 cuộc, hoàn thành 24/30 cuộc đạt tỷ lệ 80%.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tổ chức tổ chức tốt các hội nghị học tập, quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước, các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; kiện toàn báo cáo viên cấp huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác đảng cho 167 phó bí thư chi bộ thôn, tiểu khu; 05 lớp cảm tình đảng cho 253 quần chúng ưu tú và 02 lớp đảng viên mới với 130 đồng chí; tổ chức kiểm tra nhận thức về đảng cho 110 đồng chí; mở 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra cho cán bộ UBKT cơ sở; 04 lớp bồi dưỡng chuyên đề toàn khóa học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM về ý chí tự lực, tự cường, phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc. Hàng tháng, đã sưu tầm, biên tập phát hành 750 cuốn BTNB, đảm bảo hình thức, nội dung, cấp phát kịp thời phục vụ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, Duy trì nghiêm túc Hội nghị báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội, triển khai định hướng công tác thông tin, tuyên truyền đến cấp ủy cơ sở.

Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo thực hiện quy trình nhân sự, công khai nhân sự ứng cử, tổ chức bầu Phó Bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND huyện, nhiệm kỳ 2016-2021; phân công lại nhiệm vụ đối với 2 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, phân công giữ chức Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện. Thống nhất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, điều động 68 cán bộ thuộc diện quản lý. Lãnh đạo, chỉ đạo thành lập 25 chi bộ công an xã, thị trấn; Lãnh đạo Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và cơ sở; đại hội Hội Người cao tuổi; Hội Khuyến học huyện nhiệm kỳ 2021-2026 thành công. Tập trung giải quyết số công chức dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đã bố trí công tác mới cho 16 đồng chí. Trao Huy hiệu Đảng cho 647 đảng viên, kết nạp 110 quần chúng ưu tú vào Đảng (đạt 110% KH). Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với cán bộ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.

Tiến hành kiểm tra đối với 61 lượt tổ chức đảng và giám sát đối với 71 tổ chức đảng trong toàn huyện. Tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay từ cơ sở đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định.

Tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân, tình hình cơ sở; tiếp tục phát huy hiệu quả của phong trào thi đua dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo hệ thống dân vận sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2015-2020; Chủ động nắm chắc tình hình Nhân dân, công nhân lao động, tình hình tôn giáo và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm phát sinh ngay từ cơ sở.

Tăng cường đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức tổng kết nhiệm kỳ của HĐND huyện. Phối hợp với ủy ban nhân dân và ủy ban MTTQ triển khai các bước của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác quản lý tổ chức bộ máy; quản lý công chức, viên chức; xây dựng chính quyền; chính sách cán bộ.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của ngành dọc để tổ chức thực hiện; trọng tâm tuyên truyền, vận động, phối hợp triển khai các chỉ thị, nghị quyết Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia ủng hộ quỹ phòng, chống Covid-19 được trên 2 tỷ đồng tiền mặt và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu trị giá trên 3 tỷ đồng; thực hiện tốt cuộc vận động “Vì người nghèo” đã thu được 1,05 tỷ đồng; triển khai kế hoạch lấy phiếu xin ý kiến của người dân đánh giá sự hài lòng về huyện nông thôn mới với tỷ lệ 98,5%. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan khuôn viên nông thôn, đô thị.

Trịnh Văn Đệ

HUV, CVP Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHÒNG CHỐNG NHỮNG BIỂU HIỆN

TIÊU CỰCTRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

(Tiếp theo Số 46 - tháng 10/2021)

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong nhiệm kỳ là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Cần nhận rõ, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trước hết thuộc phạm trù ý thức, nhưng có cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó. Vì vậy, để khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cần một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện, coi trọng cả lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cả lĩnh vực kinh tế - xã hội và pháp luật, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong xây dựng Đảng và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, loại bỏ những yếu tổ chủ quan và khách quan sản sinh ra nó. Trong thời gian tới, để phòng, chống những biểu hiện tiêu cực trong cán bộ đảng viên, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp như sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò rất quan trọng. Bởi chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng thì mới có sự kiên định trong mọi hoàn cảnh, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, chuyển đổi kinh tế số và bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi mỗi đảng viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ và kiến thức; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, bè phái, nói không đi đôi với làm. Chính vì thế, cần đặt lên hàng đầu việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, lấy việc xây dựng nhân cách con người làm trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa, chăm lo xây dựng con người một cách toàn diện, cụ thể, thiết thực, kiên quyết đấu tranh mọi hiện tượng tiêu cực làm tha hóa con người.

Thứ hai, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa XIII.

Để việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, cần phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải gắn với chức trách, nhiệm vụ, vị trí việc làm cụ thể, không chung chung. Nội dung học tập có thể chung, giống nhau, nhưng liên hệ và việc làm cần phải cụ thể, gắn với nhiệm vụ của từng người. Cấp ủy, tổ chức đảng phải hướng dẫn và tổ chức đăng ký làm theo Bác của mỗi cán bộ, đảng viên, phù hợp với công việc của họ, có kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng kịp thời… Cùng với tăng cường giáo dục nhận thức về những giá trị đạo đức, văn hóa cho cán bộ, đảng viên, công chức, cần nâng cao tính cảnh tỉnh, răn đe đối với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực, đồng thời khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của nhân dân, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, đổi mới, tăng cường công tác quản lý phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng.

Cần xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới để quản lý và giáo dục cán bộ, đảng viên. Phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách.

Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Cần triển khai thật tốt các công việc như tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, điều lệ Đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về nêu gương, những điều đảng viên không được làm, việc thực hiện nhiệm vụ chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương cụ thể của các cấp ủy. Trong kiểm tra, giám sát, cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng, tiếp nhận ý kiến của mặt trận, đoàn thể nhân dân nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện, khắc phục những khuyết điểm khi mới manh nha. Coi trọng phát hiện các nhân tố tích cực, việc làm tốt, điển hình tốt để giúp cấp ủy tổng kết, rút ra những kinh nghiệm hay, bồi dưỡng và nhân rộng.

Thứ tư, những giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ về số lượng và đạt về chất lượng để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật và luật. Các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng cán bộ, đảng viên lợi dụng khe hở của luật pháp để trục lợi, suy thoái về đạo đức, lối sống. Việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý xã hội cũng góp phần phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, góp phần hạn chế những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đổi mới cơ chế quản lý, lành mạnh hóa môi trường sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở cho giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống mới. Thực hiện công bằng, dân chủ trong chính sách phân phối, chính sách tiền lương, trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công. Xóa bỏ cơ chế xin - cho, các hình thức đặc quyền đặc lợi đang có rất nhiều biến thể hiện nay để đảm bảo công bằng.

Xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật và quản lý hành chính về văn hóa, xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, lối sống lành mạnh. Kiên quyết ngăn chặn, khắc phục, xử lý nghiêm mọi biểu hiện của thương mại hóa báo chí, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, gây hậu quả xấu. Kiên quyết đấu tranh, đẩy lùi, tiến tới quét sạch các tệ nạn xã hội.

Thứ năm, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội hằng năm đối với cán bộ, đảng viên. Kết hợp liên thông ba nhiệm vụ: giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và nhân dân; công khai các chỉ số hài lòng, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm, nhân dân đang bức xúc, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò của dư luận xã hội để giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên; đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có những việc làm vì lợi ích chung của cộng đồng, hạn chế những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

Thứ sáu, hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tình hình, nhiệm vụ cách mạng hiện nay và hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị đối với cách mạng nước ta hiện nay để nâng cao sức đề kháng, “miễn dịch” với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc.

Tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức lối sống đã len lỏi vào đất nước ta và ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, như chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống cá nhân, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan… Vì vậy, cần có các biện pháp để khắc phục, hạn chế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thứ bảy, phát huy vai trò tự giác, tích cực của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mỗi cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là trực tiếp góp phần khắc phục sự tự diễn biến trong cán bộ, đảng viên.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với nhân dân, phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; thực hiện đúng nguyên tắc: Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Điều này thể hiện ở việc cán bộ, đảng viên tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực hoạt động tiễn, tham gia vào các quá trình xây dựng, triển khai thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với cộng đồng, gia đình và xã hội. Duy trì thực hiện các truyền thống tốt đẹp, các chuẩn mực đạo đức trong gia đình, có lối sống mực thước, nêu gương trong học tập, lao động, sản xuất, công tác. Cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên đều có trách nhiệm xây dựng cộng đồng, cơ quan mình trong sạch, vững mạnh.

Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân cán bộ, đảng viên trên lĩnh vực công tác. Mọi công việc được làm đến nơi đến chốn, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.

Ban Biên tập

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC BẢN CHẤT CÁCH MẠNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam trong hơn bảy thập kỷ qua không chỉ khẳng định về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng quân đội cách mạng-quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc, đánh đổ phong kiến, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới mà còn khẳng định QĐND Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã hội mới.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì miếng cơm, manh áo và lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng khi không được cung cấp đủ lợi ích... Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Lịch sử 77 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng định, QĐNDViệt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH), vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã sẵn sàng lên đường chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp: Độc lập dân tộc và CNXH.

QĐNDViệt Nam là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân trong thực hiện vai trò là lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho quần chúng nhân dân đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của cách mạng. Quân đội ta là lực lượng nòng cốt, cùng toàn dân tiến hành đấu tranh và đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ và tham gia vào công cuộc kiến thiết, xây dựng CNXH ở miền Bắc. Là lực lượng nòng cốt, cùng đồng bào hai miền Nam, Bắc tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN), tham gia khắc phục hậu quả sau chiến tranh, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ XHCN; SSCĐ, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân là vấn đề thuộc về bản chất của QĐNDViệt Nam, quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngay trong khói lửa của những cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, biết bao cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích cao nhất là giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để huấn luyện, SSCĐ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo; tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Cùng với việc giáo dục, rèn luyện để QĐNDViệt Nam luôn luôn là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân; trong điều kiện hòa bình,vớisự phát triển toàn diện của đất nước do thắng lợi của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng hết sức quan tâm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Bằng sự quan tâm sâu sắc, với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, Đảng và Nhà nước thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhất là chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin… tạo việc làm cho những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về các cơ quan, địa phương làm việc…

Sự quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những năm qua của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân đối với quân đội, không chỉ khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, của Nhà nước và nhân dân trong quá trình xây dựng QĐNDcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho QĐNDViệt Nam mãi mãi là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ an tâm xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Trong điều kiện tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong 35 năm đổi mới, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới; nhân dân ta, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Vì vậy, sự quan tâm bảo đảm về vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà cán bộ, chiến sĩ quân đội lại suy giảm bản chất của quân đội cách mạng. Ngược lại, càng trong khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng sáng ngời bản chất cách mạng, sáng ngời bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Những giọng điệu mà kẻ xấu tán pháttrên mạng không phải là do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đúng đắn về bản chất của QĐNDViệt Nam mà thực ra họ đang cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam, kích động chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sâu xa hơn là "phi chính trị hóa" quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.

Trong thời kỳ mới, cùng với đấu tranh phản bác những giọng điệu nguy hiểm ấy, chúng ta cần tập trung xây dựng bảo đảm cho quân đội luôn luôn là công cụ bạo lực, lực lượng chính trị trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, SSCĐ, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ.

Để làm được điều ấy, trước hết cần thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện, tăng cường bản chất cách mạng của quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Xây dựng lòng trung thành của quân đội trong thời kỳ mới thực chất là tiếp tục tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, làm cho quân đội kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Làm cho quân đội tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với đó, cần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có trí tuệ, tinh thông kỹ, chiến thuật, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, có lòng yêu nước, yêu CNXH và tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Mặt khác, cần thường xuyên quan tâm bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của cán bộ, chiến sĩ quân đội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, của quân đội. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, cống hiến với hưởng thụ, thể hiện bản chất của quân đội cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong quân đội cũng phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc bản chất cách mạng của QĐNDViệt Nam trong tình hình mới.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC,PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn thống nhất quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ đó, thời gian qua, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Do đó, thời gian tới cần tích cực thực hiện đồng bộ một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên cơ sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới.

Thứ nhất,tăng cường học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, coi đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Gắn kết, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong việc ban hành các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò, mục tiêu của giáo dục và đào tạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người nhấn mạnh giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục sẽ đem lại lợi ích bền vững cho dân tộc, góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Với quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến một trong những nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ là diệt giặc dốt bởi khi đó hơn 90% đồng bào ta mù chữ. Trong Thư gửi các học sinh trong năm học đầu tiên khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (tháng 9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là “một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Đó là một nền giáo dục mang tính nhân dân sâu sắc, thực học, không chạy theo bằng cấp, không chạy theo khối lượng kiến thức mà cần chú trọng nâng cao chất lượng, là nền giáo dục độc lập, tiến bộ, dân tộc, thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện, một nền giáo dục vì con người, cho con người phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, làm rạng danh non sông. Người từng khẳng định: “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Chính vì mục tiêu cao cả và vai trò to lớn của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra yêu cầu cần có tầm nhìn dài hạn trong chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia, phải coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

Thứ hai,chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân, phát huy giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh cần xác định nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với thực tiễn đất nước. Nội dung giáo dục phải toàn diện nhằm phát triển con người cả tài và đức, cụ thể gồm: “Thể dục: Để làm thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung. Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp. Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công”. Nội dung của giáo dục cần phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học. Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31-10-1955, Người căn dặn: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương pháp giáo dục đúng đắn, hiệu quả là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, việc học tập phải xuất phát từ yêu cầu thực tế thiết thực, không phô trương, hình thức, phải học cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu sắc đến bản chất vấn đề. Người chỉ rõ: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”… “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế”.

Thứ ba,nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Thống nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục. Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hệ thống giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đoàn thể, sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: “Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”… “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp ủy đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa”. Hoạt động quản lý giáo dục luôn rất cần có sự phối hợp của các cấp, ngành và toàn xã hội. Người chỉ rõ, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phát huy dân chủ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa nhà trường với Nhân dân, chú trọng các phong trào thi đua để tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp.

Thứ tư,chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục - lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Họ, người mang sứ mệnh cao cả là đào tạo lớp người kế cận cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh... nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo cần phải có đạo đức, trí tuệ, tài năng, phải không ngừng trau dồi kiến thức, là tấm gương tốt cho các thế hệ học sinh noi theo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

Thứ năm,đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo trên cơ sở quản lý thống nhất của Nhà nước, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động giáo dục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý Nhà nước. Tổ chức tốt, thực chất công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh thi đua dạy tốt, học tốt. Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG HẢO TÂM VÌ CỘNG ĐỒNG

Anh Lê Văn Thao, sinh ra và lớn lên ở làng Kiến Hưng, thuộc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Những năm qua, anh liên tục đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất và chăn nuôi giỏi", được cấp trên tặng giấy khen, bằng khen và nhiều phần thưởng khác, khẳng định sự nỗ lực vươn lên từ đồng ruộng quê nhà, không những đạt được danh hiệu trên, anh còn được nhân dân trong thị trấn ca ngợi là một người có tấm lòng vì cộng đồng.

Năm 1990, tuy mới 18 tuổi, anh đã có chí hướng làm ăn lớn, mở lò gạch để sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, công việc này đã thu hút 30 lao động có công ăn việc làm suốt nhiều năm, với mức thu nhập ổn định. Song song với việc sản xuất gạch, anh còn mở thêm dịch vụ xe khách đường dài để phục vụ nhân dân trong địa phương và các vùng lân cận, sắm xe ô tô tải chuyên chở các loại hàng hóa tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Năm 2006, được sự hỗ trợ đất và vốn dự án của cấp trên, cộng với sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương và thôn Trí Cẩn, anh mở trang trại nuôi lợn nái theo hình thức qui mô lớn. Trang trại của anh lúc nào cũng có 100 đầu lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 2.000 lợn con giống siêu nạc thu về 600 triệu đồng lợi nhuận cho gia đình, ngoài ra trang trại của anh cũng tạo công ăn việc làm cho 05 lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng mỗi người một tháng.

Với nguồn thu nhập khá, anh đã xây cho gia đình mình một ngôi nhà 3 tầng khang trang đẹp đẽ và một số phương tiện, cũng như nội thất đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống gia đình.

Khi hỏi về lòng hảo tâm của anh đối với cộng đồng, anh khiêm tốn trả lời tôi rằng: "Về sự giàu có thì em chưa thấm vào đâu so với nhiều người, nhưng quan trọng là tấm lòng đối với quê hương, nên em cũng có chút đóng góp gọi là anh ạ". Theo tôi được biết chính gọi là của anh ở đây cũng rất là lớn, cụ thể năm 2012 anh đã đổ bê tông con đường dẫn từ đầu làng ra đồng dài 400m, với kinh phí 200 triệu đồng, con đường được sự giám sát của anh và các cán bộ thôn đến nay vẫn rất chắc chắn và sạch đẹp, đáp ứng việc đi lại của các loại xe phục vụ công việc sản xuất nông nghiệp cho làng Trí Cẩn. Tôi đã làm thơ ca ngợi như sau:

"Mỗi ngày hai bữa ra đồng

Xe bon trên thảm bê tông mịn màng

Giao thông qua lại dễ dàng

Không còn có cảnh đâm quàng ổ trâu

Hỏi rằng kinh phí ở đâu

Đáp rằng tiền ấy anh Thao cho làng".

Năm 2018, anh lại vận động một số anh em khác, ủng hộ làng Trí Cẩn đổ bê tông và trồng cây con đường trước làng với kinh phí rất lớn, riêng anh ủng hộ 50 triệu đồng. Đình làng Trí Cẩn cũng được anh cung tiến 60 triệu để tân trang lại gồm lát đá 5 bậc thềm và lát gạch màu trong đình, ngoài ra mỗi đợt vận động quyên góp các phong trào, như: Vì người nghèo, Vì miền trung lũ lụt, vì dịch bệnh Covid - 19, anh đều là người có số ủng hộ cao nhất.

Anh Thao thật xứng đáng là tấm gương sáng về sản xuất kinh doanh, một người công dân có tấm long hảo tâm vì cộng đồng.

Lê Văn Huấn

Hội viên Hội thơ Đường Việt Nam

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THIỆU HÓA

ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NHÂN DÂN

Là bệnh viện hạng 2 đóng trên địa bàn Thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa với nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện và các huyện lân cận. Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 18/01/2019 về tự chủ tài chính, với tổng giường bệnh 240 giường (120 giường KH, 120 giường tự chủ) thực kê 342 giường với tổng số cán bộ hiện có 216 trong đó có 56 Bác sỹ (Tỷ lệ Bác sỹ có trình độ trên đại học là 40%).

Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, đồng thời phải đảm bảo tự chủ tài chính 80%. Đây là thách thức lớn đối với Bệnh viện. Mặc dù trong 2 năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác KCB tại Bệnh viện. Trong bối cảnh đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng trang thiết bị bệnh viện, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân thụ hưởng, lấy Người bệnh làm trung tâm, mọi hoạt động của Bệnh viện đều hướng tới sự hài lòng của người dân khi đến KCB. Đến nay, qua nhiều lần khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với công tác KCB đều đạt trên 95%. Năm 2019- 2020, Sở Y tế đánh giá chất lượng Bệnh viện đều đạt loại tốt đứng trong tốp 10 của 53 Bệnh viện toàn tỉnh. Có được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Sở Y tế, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện với sự ủng hộ của nhân dân trong huyện. Những giải pháp của Bệnh viện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đó là:

- Tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc đoàn kết chung tay, xây dựng ban hành Nghị quyết, chủ trương đúng đắn sát thực với điều kiện thực tế để đảm bảo tốt công tác KCB cho nhân dân.

- Tập chung đầu tư xây dựng, sữa chữa cơ sở hạ tầng, chú trọng đến môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến KCB ở trong môi trường sạch đẹp.

- Trong những năm qua, Bệnh viện đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp XQ số hóa, máy siêu âm màu 4D dựng hình thai, máy chụp cắt lớp vi tính, máy sinh hóa miễn dịch sàng lọc dự báo sớm một số bệnh ung thư, bộ phẫu thuật nội soi, các loại máy siêu âm điện xung, các loại máy hiện đại điều trị phục hồi chức năng và nhiều máy trang thiết bị hiện đại khác …

- Bệnh viện thường xuyên chú trọng, quan tâm đến đội ngũ cán bộ, nhân viên; tập chung đào tạo đội ngũ CBNV giỏi chuyên môn, thạo y thuật, luôn nhiệt tình chăm sóc người bệnh, thực hiện tốt khẩu hiệu“Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở; Ở chăm sóc tân tình; Về dặn dò chu đáo”.Đội ngũ Bác sỹ có trình độ chuyên môn sâu theo từng chuyên ngành, hệ thống điều dưỡng hoạt động quy mô đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyên môn, tất cả CBNV đều được tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao thái độ tinh thần phục vụ người bệnh, coi người bệnh như người thân trong gia đình.

- Với đội ngũ thầy thuốc chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại, đến nay Bệnh viện đã triển khai nhiều dịch vụ kỹ thuật mới trên tuyến, một số dịch vụ có sự hỗ trợ của tuyến Tỉnh, Trung ương, như: phẫu thuật nội soi ổ bụng, tán sỏi thận, mổ U xơ tiền liệt tuyến, cắt túi mật, mổ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, kết hợp xương gẫy các loại, phẫu thuật lấy thai vết mổ cũ, tiêm nội khớp, siêu âm tim, xét nghiệm miễn dịch định hướng ung thư, và nhiều dịch vụ kỹ thuật khác.

- Bệnh viện cũng phát triển Công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý KCB, hình thành hệ thống khám chữa bệnh từ xa, kết nối hội chẩn với Bệnh viện tuyến trên qua trực tuyến...

Trong thời gian tới, với nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới, Bệnh viện đa khoa huyện sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa thành tích đã đạt được, khắc phục hạn chế khó khăn, đặc biệt là thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch, quản lý theo dõi Bệnh nhân F0 Covid-19, vừa đảm bảo thực hiện KCB đạt hiệu quả cao, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 trở thành bệnh viện thông minh.

Lê Lâm

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGHÈ ĐÔNG LỖ XÃ THIỆU LONG, HUYỆN THIỆU HÓA

Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống của nhân dân làng Đông Lỗ từ xưa và được nhân dân địa phương phục dựng lại trên nền đất cũ. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

Theo sách “Thanh Hóa Chư thần lục” và bản dịch “Thần tích, thần sắc làng Đông Lỗ Cựu, tổng Mật Vật” đang lưu giữ tại di tích, thì Nghè làng Đông Lỗ là nơi thờ hai vị thần Thành hoàng làng là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần - những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt từ xưa tới nay.

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào ghi chép về việc xây dựng Nghè làng Đông Lỗ, chỉ còn lại thần tích, các đạo sắc phong được các triều đại tặng cho thần và giao cho địa phương thờ phụng. Bản thần tích có ghi việc sau khi ông mất, nhân dân trang bản làm tấu về triều, vua ban sắc phong cho dân ở hai cung của trang Đông Lỗ trùng tu cung sở làm nơi thờ hai ông. Nội dung của thần tích cũng chỉ ghi chép vào thời Lý nhưng không rõ niên hiệu nên chưa xác định được cụ thể niên đại của cung sở cũ - nơi thờ hai ông. Tuy nhiên qua các đạo sắc phong được các triều đại phong kiến ban cho các vị thần từ niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) cho đến niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) có thể khẳng định Nghè làng Đông Lỗ đã có từ thời Hậu Lê. Cũng theo các cụ cao trong làng cho biết: Vào những năm 1958 -1960 thì Nghè làng Cao Lỗ bị phá để làm các công trình công cộng. Đến năm 2014 nhân dân trong làng mới quyên góp công đức để dựng lại Nghè làng trên nền đất cũ của di tích.

Hiện nay, tại di tích vẫn duy trì việc thờ hai vị thần là “Cao Minh Minh Quảng Đức tôn thần” và “Uy Minh Hoàng Đức tôn thần”. Hệ thống thờ tự được đặt ở gian giữa giáp tường hồi phía sau của ngôi nhà gồm một hương án sơn son thếp vàng, có kích thước dài 1,97m; rộng 0,96m. Phía trên đặt hai long ngai và bài vị của thần được thờ. Ngoài ra còn có bát hương, lư hương, hạc thờ, mâm bồng, ống hương, ống hoa, cây đèn, mâm bồng...

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy Nghè làng Đông Lỗ là di tích có giá trị về nhiều mặt.

-Vềmặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống của nhân dân làng Đông Lỗ từ xưa và được nhân dân địa phương trùng phục dựng lại trên nền đất cũ. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

-Vềmặt văn hoá: Nghè làng Đông Lỗ là nơi thờ hai vị thần Thành hoàng làng là Cao Minh Quảng Đức tôn thần và Uy Minh Hoằng Đức tôn thần - những người đã có công giúp nước, bảo vệ và che chở cho dân, có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt từ xưa tới nay.

-Vmỹ thuật: Thông qua kiến trúc mang phong cách của đền thờ truyền thống, cũng như các hiện vật tại di tích như bát hương đá cổ được đục bằng đá xanh nguyên khối hình tròn, thân phình, miệng và đáy đục gờ chỉ, mặt ngoài đục nhám; đặc biệt là chất liệu giấy và các họa tiết hoa văn Rồng mây rất tinh tế và rõ nét được trang trí trên các sắc phong giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Với những giá trị nêu trên, đây là di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện lịch sử, văn hoá, mỹ thuật... Vì vậy, Nghè làng Đông Lỗ là di tích lịch sử cần được bảo vệ và phát huy giá trị và được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 15/11/2016; hiện di tích đang được Chính quyền và nhân dân làng Đông Lỗ giữ gìn bảo vệ, phát huy hiệu quả những giá trị của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của dân tộc.

Trần Ngọc Tùng

Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung

Lính thời bình

Cứ ngỡ lâu rồi đất nước bình yên
Nhiệm vụ không nguy nan như thời chiến
Mới hay nơi trận địa không tiếng súng
Hiểm nguy vẫn còn thường trực, bủa vây

Bỏng chát gió Lào, sương muối buốt tay
Hạn rộng, mặn sâu, dập dồn lũ tới
Tội phạm, kẻ thù rình rập đó đây
Bất cứ đâu cần có các anh ngay

Trưa thao trường, đêm biên cương có hay
Vẫn bền gan, lặng thầm anh chiến đấu
Mồ hôi nồng quyện máu thấm đất nâu
Nghe tin anh*lòng đắng ngắt, quặn đau

Ôi, lính thời bình - Tổ quốc vẫn ngợi ca
Màu áo anh hòa màu xanh đất nước
Anh đang gieo mầm thanh bình hạnh phúc
Lính cụ Hồ ngân mãi “Tiến quân ca”!

Phạm Thị Hồng Thu

*: Chiến sĩ hy sinh khi đi làm nhiệm vụ.

BAN BIÊN TẬP
11-02.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan