Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ Tháng 02 Năm 2022

Đăng lúc: 01/03/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

02-01.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”HƯỚNG DẪN SỐ 05-HD/HU

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Ngày 27/01/2022 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 05-HD/HU về “Tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”, Bản tin nội bộ huyện trích nội dung chủ yếu của Hướng dẫn như sau:

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 143-KH/TU, ngày 26/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa “triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”; Hướng dẫn số 01-HD/TU, ngày 28/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 05-HD/HU ngày 27/01/2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thống nhất tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng để làm trong sạch đội ngũ đảng viên, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, duy trì kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng.

2. Việc rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng phải thực hiện thường xuyên; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, minh bạch. Lấy phát hiện, kịp thời giáo dục, giúp đỡ đảng viên là chính; đồng thời, kiên quyết đưa đảng viên có vi phạm đã được giáo dục, giúp đỡ nhưng không tiến bộ ra khỏi Đảng; tuyệt đối không được thành kiến hoặc lợi dụng để trù dập đảng viên vì động cơ cá nhân.

3. Đề cao ý thức tự giác của đảng viên; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, sự chủ động, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quổc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong phát hiện, phản ánh với tổ chức đảng nhũng đảng viên vi phạm. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải giữ vững các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, đoàn kết thống nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm đúng quy định của Đảng.

II. ĐỐI TƯỢNG

Đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện, tập trung vào những đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nuớc, đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín trong Nhân dân thấp; đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”; đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, đảng viên không thực hiện đúng chế độ chuyên sinh hoạt đảng.

III. TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÁT HIỆN, GIÁO DỤC, GIÚP ĐỠ, SÀNG LỌC, ĐƯA ĐẢNG VIÊN KHÔNG CÒN ĐỦ TƯ CÁCH RA KHỎI ĐẢNG

1. Tiêu chí phát hiện đảng viên có vi phạm cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng

Đảng viên có vi phạm chưa đến mức phai xóa tên hoặc thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ cần được giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hai năm liên bị xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

- Vi phạm kỷ luật Đảng hoặc pháp luật Nhà nước đã bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật mức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, đang trong thời gian chấp hành kỷ luật lại tiếp tục có vi phạm.

- Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình hoặc qua kiểm tra, giám sát, cấp ủy có thẩm quyền kết luận có suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” hoặc vi phạm về đạo đức, lối sống.

- Vi phạm các quy định của Đảng về thực hiện trách nhiệm nêu gương hoặc những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm hoặc có uy tín thấp trong cơ quan, đơn vị, nơi cư trú mà cấp ủy có thẩm quyền đã kết luận, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và tổ chức đảng nơi sinh hoạt.

2. Quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng

Bước 1: Rà soát, phát hiện đảng viên cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) rà soát theo tiêu chí trên và lấy ý kiến tham gia của ban công tác mặt trận thôn, tiểu khu (đối với đảng viên sinh hoạt đảng tại địa bàn dân cư) hoặc lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp với chi bộ (đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt đảng tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) để dự kiến danh sách đảng viên thuộc diện cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khởi Đảng.

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp về danh sách đảng viên dự kiến cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ để lập danh sách chính thức đưa ra cuộc họp chi bộ.

Chi bộ họp, thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng đảng viên dự kiến cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ (Mẫu 1). Đảng viên nào có hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý thì đưa vào danh sách cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng; báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp phê duyệt danh sách để thực hiện các bước tiếp theo (những nơi có đảng ủy bộ phận thì chi bộ báo cáo đảng bộ bộ phận tập hợp báo cáo đảng ủy cơ sở).

Bước 2: Giáo dục, giúp đỡ đảng viên

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) thông báo ý kiến phê duyệt của cấp ủy cấp trên trực tiếp, trao đổi với từng đảng viên cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ về những vi phạm, phản ánh của các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có) và yêu cầu đảng viên viết bản tự kiểm điểm (Mẫu 2), trong đó cam kết rõ việc sửa chữa, khắc phục vi phạm.

Chi bộ họp để đảng viên kiểm điểm trước chi bộ (có thể kiểm điểm trong buổi sinh hoạt định kỳ) và ra nghị quyết phân công 01 chi ủy viên hoặc 01 đảng viên theo dõi, giúp đỡ 01 đảng viên. Thời gian theo dõi, giúp đỡ là 12 tháng.

Bước 3: Sàng lọc đảng viên đã được chi bộ giáo dục, giúp đỡ

Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ phân công chi ủy viên, đảng viên theo dõi, giúp đỡ, chi bộ họp để đảng viên tự kiểm điểm, nêu rõ kết quả sửa chữa, khắc phục vi phạm theo cam kết (Mẫu 3). Chi ủy viên hoặc đảng viên được nhân công theo dõi, giúp đỡ nhận xét (Mẫu 4). Chi bộ thảo luận, góp ý và bỏ phiếu kín đối với từng trường hợp (bỏ phiếu công nhận sự tiến bộ của đảng viên trước, bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa đảng viên ra khỏi Đảng sau). Chi bộ căn cứ kết quả bỏ phiếu để quyết định.

a) Bỏ phiếu công nhận sự tiến bộ của đảng viên (Mẫu 5)

- Nếu có từ một nửa số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý công nhận sự tiến bộ của đảng viên thì chi bộ ra nghị quyết công nhận sự tiến bộ của đảng viên (Mẫu 6), báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Nếu có dưới một nửa số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý công nhận sự tiến bộ của đảng viên thì chi bộ xem xét, quyết định đưa vào danh sách đảng viên cần được chi bộ tiếp tục giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng và sẽ xem xét lại sau 12 tháng (chi bộ lập danh sách báo cảo cấp ủy cấp trên trực tiếp).

b) Bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng (Mẫu 7)

- Nếu có từ hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng thì chi bộ ra nghị quyết (Mẫu 8), báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

- Nêu có dưới hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng thì chi bộ xem xét, quyết định đưa vào danh sách đảng viên cần được chi bộ tiếp tục giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng và sẽ xem xét lại sau 12 tháng (chi bộ lập danh sách báo cáo cấp ủv cấp trên trực tiếp).

Bước 4: Đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng

Trên cơ sở đề nghị của cấp ủy cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo ủy ban kiêm tra cùng cấp thẩm tra, xác minh, kết luận về vi phạm của từng đảng viên. Căn cứ kết luận thẩm tra, xác minh về vi phạm của từng đảng viên, Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định xóa tên hoặc kỷ luật đảng viên bằng hình thức khai trừ theo đúng quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng.

Đối với đảng viên qua xem xét, chưa đến mức phải xóa tên hoặc kỷ luật bằng hình thức khai trừ thì Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy cấp dưới tiếp tục giáo dục, giúp đỡ đảng viên đó và sẽ xem xét lại sau 12 tháng.

3. Thiết lập hồ sơ lưu trữ (có phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy

Căn cứ Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 143-KH/TU, ngày 26/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Hướng dẫn này, cụ thể hóa tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức đảng thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng và từng đảng viên nhăm thống nhất nhận thức, hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thường xuyên rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

2. Ban Tổ chức Huyện ủy

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và các đơn vị có liên quan, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khởi Đảng; kịp thời tham mưu cho Ban Thưòng vụ Huyện ủy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Định kỳ hằng năm các tố chức cơ sở đảng báo cáo kết quả rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng về Ban Thường vụ Huyện ủy (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) trước ngày 15/12 (có biểu báo cáo định kỳ kèm theo).

Ban Biên tập

02-02.jpg
TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 02 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung chỉ đạo gieo cấy vụ Chiêm xuân toàn huyện đã cấy được 8.000ha (đạt 100% KH); ngô 128,5ha (đạt 47,8%); rau màu các loại 250ha (đạt 24,2%). Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, chống rét trên đàn gia súc, gia cầm. Các địa phương đã tổ chức trồng được 62.000 cây trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

-Công tác xây dựng Nông thôn mới:Ngày 15/02/2022, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 205-QĐ/TTg về việc công nhận huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020. Triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới, chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2022.

-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất ước đạt 139,82 tỷ đồng, tăng 10,3% so với CK. Lãnh đạo, chỉ đạo và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án năm 2022; trong tháng thành lập mới 05 doanh nghiệp.

-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Thu ngân sách tháng 02 là 32,13 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và giải quyết tồn đọng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 213 giấy; Chỉ đạo tổng vệ sinh môi trường trong dịp trước và sau Tết Nhâm Dần năm 2022.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học; thực hiện nghiêm túc kỷ cương, nề nếp dạy học sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch Covid-19, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; mừng Xuân Nhâm Dần 2022; tuyên truyền kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành đền thờ Lê Văn Hưu; kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa; lễ giao nhận quân năm 2022...

-Lĩnh vực Lao động - TBXH:Trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần các ngành, các cấp đã trao29.057suất quà với số tiền13,2 tỷđồng; hỗ trợ 84 người đang điều trị Covid-19 cách ly y tế với số tiền 86,56 triệu đồng...

- Lĩnh vực y tế:Trong tháng đã khám cho 8.388 lượt người, điều trị 1.446 người. Triển khai Phương án quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú trên địa bàn huyện; tăng cường giám sát dịch bệnh đối với công dân trên địa bàn; công tác tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo, trên địa bàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Công tác quốc phòng - an ninh

Tổ chức thành công Lễ giao nhận 170 công dân lên đường nhập ngũ vào quân đội và 18 công dân nhập ngũ vào Công an nhân dân năm 2022 đảm bảo an toàn, trang trọng đạt chỉ tiêu tỉnh giao.

Trong dịp Tết đã tuyên truyền, vận động thu hồi được 112 quả pháo, 0,6kg thuốc nổ, 01 súng tự chế; trong tháng lực lượng công an đã giải quyết 07 vụ liên quan đến an ninh trật tự, giảm 02 vụ so với cùng kỳ.

Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể

-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Nhâm Dần; kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. Tổ chức phát động sâu rộng Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Nhà sử học Lê Văn Hưu”. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, thị trấn; lịch sử truyền thống các ngành.

-Công tác tổ chức,cán bộ:Làm tốt công tác tổ chức cán bộ chuẩn bị các Đại hội: Hội Chữ thập đỏ huyện, Đoàn Thanh niên xã Thiệu Nguyên, Hội Cựu chiến binh thị trấn Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2022-2027; thực hiện quy trình nhân sự bổ nhiệm lại lãnh đạo các trường: trường Mầm non Thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Thịnh, xã Thiệu Châu; trường THCS Thiệu Toán. Ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát:Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định, giữ vững ổn định chính trị.

- Hệ thống dân vậntích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện; vận động Nhân dân cam kết thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải, khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường.

- HĐND-UBND huyệnđẩy mạnh công tác cải cách hành chính; chỉ đạo các địa phương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ đạo gieo trồng vụ Chiêm Xuân; chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

- MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; tập trung nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán; động viên thanh niên lên đường nhập ngũ; Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình, các câu lạc bộ phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường, phân loại rác thải, vệ sinh an toàn thực phẩm....Hội Cựu chiến binh huyệnchỉ đạo chuẩn bị tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở tại thị trấnThiệu Hóa, nhiệm kỳ 2022-2027.Huyện Đoànchỉ đạo tổ chức thành công Đại hội điểm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thiệu Nguyên, nhiệm kỳ 2022-2027; đại hội điểm khối hành chính sự nghiệp - lực lượng vũ trang Chi Đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2022-2024.

Trịnh Văn ĐệHUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM

SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCHVỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG,

CHỈNH ĐỐN ĐẢNGNHẬN DIỆN NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,THÙ ĐỊCH

Thời gian qua, các thế lực thù địch đã ra sức công kích, xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Việt Nam.Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa vấn đề xây dựng Đảng thành vấn đề then chốt nhưng đó chỉ là kiểu “giật gấu vá vai”. Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã”. Chúng hàm hồ dự đoán, tình hình sẽ ngày càng có nhiều sự phản ứng quyết liệt của nhân dân chống lại Đảng. Những suy luận vô căn cứ nhưng rất nguy hiểm vừa nhằm xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vừa nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Ngoài ra, trước những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộthời gian qua; các thế lực thù địch, cơ hộichính trị coi đây là cái cớ không gì thuyết phục hơn để xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các thế lực thù địch cònra sức tuyên truyền,xuyên tạcvà hơn nữa là cổ súy hành động “từ bỏ” Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất và lên tiếng rêu rao “Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”.

Họ tìm cách thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc đời tư của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…, gieo rắc sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân về lòng trung thành, tinh thần tận tụy phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà lúc sinh thời của Hồ Chí Minh cũng như Đảng ta luôn quan tâm xây dựng, củng cố. Theo họ, đó chỉ là những cách Đảng “che mắt thế gian theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”, hay “chỉ dám đánh con tôm, con tép thôi”… Đây là những luận điệu hết sức thâm độc hòng gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đối vớicông tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Không chỉ xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị còn công kích tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên.Từ một số vụ, việc tham nhũng trong thời gian gần đây, nhất là những vụ liên quan đến một số lãnh đạo cấp cao, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa,suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản ViệtNamvới một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Họđã lêntiếngrêu rao rằng“Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”. Tinhvi hơn, với chiêu bài “tung hô thần tượng”, các phần tử cơ hội chính trị đãlấy đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chỉ trích Đảng vìđã “dung túng”, “bao che” cho cán bộ, đảng viêndẫn đến tình trạng cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng.

Gần đây, khi Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) diễn ra, các thế lực thù địch lại được dịp lên tiếng công kích, xuyên tạc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng những luận điệu mang tính quy chụp, suy diễn vô căn cứ.Ngày 06/10/2021, trên trang VOA giật tít dòng chữ: “Điều quan tâm duy nhất là sự sống còn của đảng, của chế độ”. Họ xuyên tạc rằng, đang trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, người lao động ở các tỉnh phía Nam rơi vào cảnhkhó khăn doCovid-19nhưngTrung ương lại tổ chức “họp trong phòng lạnh” để tung hô, khen ngợi các thành tích “vinh quang thuộc về Đảng”,còn “đau thương trút lên đầu nhân dân”.Thậm chí họ còn vu cáo rằng “Đảng không bận tâm về hoạt động phòng, chống dịch Covid-19mà chỉ quan tâm làm sao để Đảng “muôn năm trường trị”…

Những luận điệu xuyên tạc trên vẫn làtrò “rượu cũ bình mới”nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Vẫn là những quan điểm dân túy thường thấy, các thế lực phản động, cơ hội chính trị lấy danh nghĩa đứng về phía nhân dân để chỉ trích Đảng và Nhà nước nhằm kích động một bộ phận nhân dân chống lại những quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch. Mục đích sâu xa của chiêu bài này là bẻ lái dư luận, phủ nhận chế độ của ta, từ đóca ngợi, cổ xúy, hướng lái theo cái họ gọi là giá trị xã hội phương Tây. Bên cạnh đó, thông qua việc bóp méo tình hình Việt Nam, các thế lực thù địch cũng cố tình xuyên tạc bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

GẮN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

VỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót do giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Tuy nhiên, như một thông lệ không thể thiếu, trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua một nhiệm kỳ, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, “tôn trọng hiện thực khách quan”, Đảng ta luôn thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm. Đảng ta coi những sai lầm, khuyết điểm là yêu cầu, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới, nhân dân phải tiếp tục đồng lòng để vượt qua những khó khăn, thử thách. Điều này được khẳng định rõ trong Báo cáo tổng kết chặng đường 30 năm đổi mới của Đảng: “Những hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa”

Nhìn nhận lại những chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua thông qua những nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), có thể nhận thấy tinh thần nghiêm túc trong tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn, giữ vững bản chất cách mạng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Đây không phải là sự “chắp vá”, “giật gấu vá vai” như những luận điệu mà các thế lực thù địch vẫn rêu rao mà nó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng trong việc “tự sửa mình” và đào tạo, huấn luyện cán bộ, đảng viên. Do đó, cần có thái độ khách quan, công tâm khi xem xét những sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Cần tránh cả hai xu hướng xem nhẹ, bỏ qua những khiếm khuyết hoặc tuyệt đối hóa, thổi phồng những khuyết điểm bởi cả hai xu hướng này hoặc là dẫn đến thái độ chủ quan, lơ là; hoặc dẫn đến thái độ cực đoan, bất mãn. Sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thời gian qua là một bài học đắt giá cho công tác xây dựng Đảng nhưng không vì thế mà đánh đồng với đóng góp của biết bao thế hệ đảng viên với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Có thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là thông qua việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Tham nhũng được coi là một loại “giặc nội xâm” luôn được xử lý một cách quyết liệt. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến cả hệ thống chính trị.Đúng như Đại hội XIII nhận định: “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Do đó, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao.

Đặc biệt, để tăng cường kỷ cương, kỷ luật Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cũng được chỉ đạo quyết liệt; tạo nên những bước chuyển biến rõ rệt trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.Trong nhiệm kỳ vừa qua, “cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu”. Điều đó cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời,cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng trong việc phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã và đang giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.

Những năm qua,sở dĩ Đảng ta nhấn mạnh hơn đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vì muốn củng cố, gia tăng thêm sức mạnh cho Đảng; từ đó tiến đến xây dựng cả hệ thống chính trị. Đây là những bước đi thận trọng, chắc chắn, có lộ trình rõ ràng trong từng giai đoạn cụ thể. Thời gian qua, khi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được gia tăng đáng kể nên Đảng ta đã gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị. Điều này đã từng được đặt ra ngay từ chủ đề của Đại hội XIII: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”và đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII lại được nhấn mạnh thêm. Do đó, không thể cố tình phủ nhận, xuyên tạc nỗ lực lớn, quyết tâm chính trị cao của Đảng trong việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay. Đó là những luận điệu của những kẻ cố tình “nhắm mắt làm ngơ”, thiếu thiện chí nên cần phải cảnh giác và kiên quyết đấu tranh phản bác.

Thực tiễn cho thấy, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam thời gian qua được tiến hành đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở, không chỉ góp phần củng cố, gia tăng thêm sức mạnh của Đảng mà còn nâng cao uy tín của Đảng với nhân dân nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Do đó, một trong những điểm mới quan trọng được Đại hội XIII đưa ra là “Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”.Đại hội khẳng định: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới”. Việc phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta thời gian qua, góp phần làm cho Đảng ngày càng trọng sạch, vững mạnh. Do đó,không thể cố tình phủ nhận những quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ban Biên tập

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, ĐẢNG VIÊN

Đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề hết sức quan trọng, coi là một trong mười nhiệm vụ trọng tâm Đại hội XIII của Đảng được phát triển phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

Tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ:

Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ, công chức, đảng viên không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công chức phải đối mặt với nhiều vấn đề mà trước đây không có. Những vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, môi trường làm việc đều được đem ra so sánh với khu vực tư nhân và sự chênh lệch giữa hai khu vực cũng làm cho tư duy về giá trị công vụ, công chức thay đổi. Để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức công chức, đạo đức của người Đảng viên cần có nền tảng đạo đức công chức vững chắc. Nền tảng này cần phải được xây dựng dựa trên hệ thống pháp luật cần thiết để bảo đảm cho các chuẩn mực đạo đức được thi hành và những tiêu chí để đánh giá công chức mang tính truyền thống như trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Đạo đức công vụ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí sau:

Thứ nhất,đạo đức của bản thân người công chức. Chủ thể đạo đức công vụ là người công chức. Với tư cách là công dân, người công chức phải mang trong mình những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội mà trong đó họ sống và hoạt động.

Thứ hai,dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp. Với tư cách là công chức, họ phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực quy định cách ứng xử của người công chức trong hoạt động thực thi công vụ mà không bao giờ được vi phạm đạo đức của nghề công chức.

Nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức là nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tụy với công việc; nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; là thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ; là nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ.

Thực trạng vấn đề đạo đức cán bộ, công chức, đảng viên hiện nay:

Hiện nay, Việt Nam có 2,8 triệu công chức và 5,3 triệu Đảng viên. Nhìn chung, cán bộ công chức, đảng viên Việt Nam có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng; thực hiện tốt lời dạy luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể; có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc; tôn trọng đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Công chức, đảng viên tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

Bên cạnh những ưu điểm đã được khẳng định, vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên yếu cả về năng lực và phẩm chất; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Trong đó, có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý và một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.

Nguyên nhân của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức ở một bộ phận công chức, đảng viên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất,do năng lực, đạo đức của nhiều cán bộ, công chức, đảng viên hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước.Một số cán bộ, công chức, đảng viên có năng lực công tác nhưng phẩm chất đạo đức còn hạn chế trong việc thực hiện nhiêm vụ, công vụ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bộ máy công quyền.

Thứ hai,lãnh đạo cơ quan chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức lối sống và trách nhiệm trong công việc.Sự thiếu quan tâm đúng mức cũng như thiếu sự gương mẫu trong công việc và cuộc sống của quan chức lãnh đạo đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của cấp dưới trong thực thi nhiệm vụ.Các cơ quan, đơn vị chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe, làm gương.

Thứ ba,việc ban hành chính sách pháp luật của Nhà nước của các cơ quan chậm, thiếu quyết liệt trong thực thi nên hiệu quả chưa cao.Thiếu những quy định cụ thể trong các đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ.

Thứ tư,hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, mang tính hình thức.Nhiều cán bộ, công chức, đảng viên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chưanhận thức rõ rằng cán bộ, công chức là đầy tớ của dân, cần hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ:

Bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đan xen hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ đảng viên có chất lượng, toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, đào tạo được lực lượng lao động có chất lượng cao.Để xây dựng, củng cố và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và tuân thủ pháp luật, kỷ luật nhà nước của cán bộ, công chức, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất,hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hành vi vi phạm đạo đức công vụ, cócơ chếxử lý nghiêm khắc vi phạm đạo đức công vụ.Đối với công chức, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá, giám sát hoạt động của công chức, đặc biệt là cơ chế giám sát trực tiếp từ phía nhân dân. Kết quả đánh giá công chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trò tích cực của công chức trong hoạt động quản lý.

Cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ hoặc Luật Đạo đức của công chức. Có chế tài cụ thể hơn về khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật đối với cán bộ công chức, đảng viên. Về nguyên tắc, tất cả công chức vi phạm pháp luật không thể ở lại cơ quan hành chính nhà nước vì như vậy sẽ “tạo ra tấm gương xấu” cho xã hội. Kiên quyết xử lý ngay vi phạm chuẩn mực pháp lý về thực thi công vụ; thi hành pháp luật. Đồng thời có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho những ai “chấp hành nghiêm chỉnh chuẩn mực pháp lý”, bằng cả vật chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, gương mẫu của công chức, đảng viên trong thực thi công vụ.Nhân tố quyết định đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức, đảng viên là hết sức quan trọng được xuất phát từ nhân tố bên trong, từ chủ thể đạo đức (đối tượng được nâng cao) chứ không phải là chủ thể nâng cao.Giáo dục phải lấy người học làm trung tâm thay vì lấy người thầy làm trọng tâm. Do đó, người học phải là chủ thể tích cực, chủ động đối với nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn của người thầy. Mỗi cán bộ, đảng viên tăng cường tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đề cao vai trò gương mẫu trong xây dựng và thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức. Nâng cao đạo đức cho công chức, đảng viên là công việc thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực không chỉ của đội ngũ công chức, đảng viên mà của toàn thể nhân dân. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như toàn xã hội, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, đảng viên Việt Nam sẽ ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới mà cách mạng đặt ra.

Thứ ba,tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, đảng viên và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức công vụ.Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, cần tập trung xây dựng đạo đức của đảng viên, coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng; coi trọng đấu tranh phê phán và biểu dương gương sáng về đạo đức. Cốt lõi của giáo dục đạo đức công vụ, đảng viên là giúp công chức hiểu được giá trị của đạo đức công vụ và tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ, qua đó khơi dậy động cơ đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của cán bộ, công chức, đảng viên. Cần nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của đảng viên. Nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện lệch lạc và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống. Thường xuyên bồi dưỡng về đạo đức công vụ; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho các đối tượng khác nhau. Việc đào tạo, bồi dưỡng không nặng về lý thuyết, coi trọng hơn thực hành đạo đức công vụ, giúp cho người học có khả năng đưa ra lựa chọn hợp lý trong bối cảnh có sự xung đột giữa lợi ích tư và lợi ích công.

Thứ tư,tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ của cán bộ công chức, đảng viên. Đại hội XIII xác định, phải tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.Hoạt động kiểm tra, giám sát về việc thực hiện đạo đức công vụ cần được tiến hành thường xuyên dưới các hình thức báo cáo, kiểm tra đột xuất, lấy ý kiến của người dân… Thông qua kiểm tra, giám sát, lãnh đạo hiểu đạo đức công vụ được thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao, còn hạn chế những gì nhằm bổ sung, sửa đổi, ngăn chặn các nội dung sai lệch với việc thực hiện đạo đức công vụ. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện đạo đức công vụ nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Đại hội XIII nhấn mạnh, phải đổi mới phương pháp, quy trình công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học, chặt chẽ. Tập trung vào cơ chế, biện pháp chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên; có chế tài để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật Đảng.

Thứ năm,đổi mới công tác tuyển chọn đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ.Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, cùng với việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước, thì cần có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân. Bởixây dựng đạo đức công vụ không chỉ dựa vào sự nỗ lực tự giác của mỗi cán bộ, công chức trong phấn đấu, rèn luyện về đức và tài, không chỉ đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, mà phải chấn chỉnh tổ chức, gắn chặt với công tác tổ chức, khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ (cách dùng người). Dùng người không đúng, không công tâm khách quan, không vì sự nghiệp chung sẽ có hại cho dân, cho nước, sẽ suy yếu văn hóa đạo đức. Vì thế, phải cải cách thể chế, đổi mới công tác cán bộ theo hướng đánh giá đúng cán bộ và sử dụng đúng cán bộ, thực hiện dân chủ hóa trong công tác cán bộ, khắc phục hiện tượng bổ nhiệm và sử dụng cán bộ không theo năng lực, yếu kém về phẩm chất. Đây là giải pháp then chốt về xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

Ở CHI BỘTHEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tự phê bình và phê bình trong Đảng. Theo Người, tự phê bình và phê bình giúp xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gột rửa, lọc bỏ những sai lệch. Qua đó, tạo chất kết dính trong nội bộ, là phương thuốc hay nhất để chữa nhiều chứng bệnh, bồi bổ cơ thể của Đảng ngày thêm cường tráng. Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt của mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu dần bị mất đi. Mọi người học tập ưu điểm của nhau, sửa chữa những khuyết điểm, giúp nhau cùng tiến bộ. Nêu ưu điểm trước, vạch khuyết điểm sau và phải tiến hành đồng thời, không được coi nhẹ một mặt nào, “phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của bản thân mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau”.

Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và phê bình phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Vì vậy, phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, mạnh dạn thừa nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, khắc phục. Bác đã dạy: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Mỗi người cần phải có thái độ, phương pháp đúng, trên tình thương yêu giai cấp, tự phê bình mình cũng như phê bình người, phải triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, đồng thời không dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc chứ không phê bình người, kiên quyết chống bệnh tự mãn, kiêu ngạo, ba hoa, phải thực hành khẩu hiệu “chí công vô tư”. Người được phê bình phải cầu thị, nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí mình, phải có ý chí quyết tâm khắc phục sai lầm, khuyết điểm.

Các cấp ủy thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trực thuộc trong sạch vững mạnh, trong đó có lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên tiến hành bồi dưỡng chi ủy, chi bộ các nội dung liên quan đến tự phê bình và phê bình. Nhất là việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nhờ vậy, tự phê bình và phê bình trở thành hoạt động thường xuyên góp phần đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, việc tiến hành tự phê bình ở nhiều cấp ủy, chi bộ vẫn còn những hạn chế, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức; còn nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao... Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nhất là ở cấp chi bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi các chi bộ phải nâng cao hơn nữa chất lượng tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những giải pháp sau:

Mộtlà, nâng cao trách nhiệm bí thư chi bộ,mở rộng dân chủ,duy trì chặt chẽ chế độtự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình là một quy định, nội dung quan trọng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức Đảng nói chung và chi bộ nói riêng. Bí thư, phó bí thư chi bộ nhất thiết phải duy trì có hiệu quả hoạt động này. Song song với tự phê bình và phê bình xoay quanh thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, các chi bộ và từng đảng viên cần phải tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nắm vững 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra. Người chủ trì sinh hoạt phải khéo léo gợi mở vấn đề, khuyến khích các đảng viên mạnh dạn thảo luận, trình bày ý kiến của bản thân, phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Các ý kiến phải được tôn trọng, tổng hợp, xem xét trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, dân chủ phải đặt trong tổ chức, có kỷ luật, kỷ cương. Tuyệt đối không được lợi dụng dân chủ trong sinh hoạt để đả kích, nói xấu nhau, hoặc dân chủ hình thức, mang tính chất xuôi chiều.

Hailà, tự phê bình và phê bình phải trung thực, thẳng thắn, khách quan gắn với xử lý kỷ luật nghiêm minh.

Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức, biện pháp xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Tự phê bình và phê bình phải gắn liền với xử lý nghiêm vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, không nể nang, né tránh, không có vùng cấm.

Ba là, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiệntự phê bình và phê bình.

Công tác kiểm tra, giám sát thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, là nội dung quan trọng bảo đảm nghị quyết của Đảng thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp ủy chi bộ cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể đối với từng chi bộ trong Đảng bộ mình. Nội dung cần gắn chặt kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình với phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước tổ chức Đảng và quần chúng. Việc duy trì nền nếp chế độ, nguyên tắc, thủ tục, nội dung và thực hiện dân chủ trong tự phê bình và phê bình, nhận thức thái độ, động cơ trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình, tính đấu tranh để xây dựng chi bộ… Qua kiểm tra đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, kịp khắc phục những khâu yếu, mặt yếu và đề ra các giải pháp giúp cấp ủy, chi bộ và đảng viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và hoạt động của chi bộ.

Quán triệt và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình ở chi bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực cầm quyền của Đảng ở cơ sở; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tư cách đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng, đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ban Biên tập

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG - BÍ THƯ ĐOÀN XÃ THIỆU GIANG GƯƠNG MẪU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, nhiều năm qua, với vai trò của người đảng viên, anh Nguyễn Văn Trường-Bí thư Đoàn xã Thiệu Giang đã luôn thể hiện sự tận tâm, năng động, sáng tạo trong công việc, triển khai tổ chức thực hiện thành công nhiều công trình thanh niên, gắn với nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trong thời gian qua, anh Trường đã gắn việc “làm theo” với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của của Ban Chấp hành đoàn xã. Anh đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của tổ chức Đoàn. Triển khai các nội dung học tập trong các hoạt động sinh hoạt định kỳ của Đoàn, kết hợp với các phong trào thi đua, các đợt sơ kết, tổng kết. Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo từng năm. Từng cá nhân xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung đăng ký phải sát với chủ đề học tập và chức trách, nhiệm vụ được giao. Lấy kết quả việc học tập và làm theo Bác làm một trong các tiêu chuẩn bình xét, đánh giá, phân loại cuối năm. Là người đứng đầu tổ chức đoàn cơ sở Đoàn, anh luôn nêu cao vai trò chỉ đạo, chủ chốt, gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động. Trong sinh hoạt đoàn, luôn nêu cao ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, có ý thức tự giác cao trong thực hiện nề nếp sinh hoạt. Thường xuyên nêu cao tinh thần “Đoàn kết, xây dựng tổ chức Đoàn trong sạch, vững mạnh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập hợp, giáo dục đoàn kết thanh niên trong dịp vui xuân đón tết cổ truyền hàng năm tại các nhà văn hóa thôn. Phối hợp cùng UBND xã tổ chức cho ĐVTN thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kết quả 7/7 thôn tham gia đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng ĐVTN tụ tập và gây mất ổn định an ninh trong xã, tạo sân vui chơi lành mạnh nâng cao tinh thần giao lưu VHVN - TDTT.

Luôn tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin chính thống; đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, các ngày lể lớn của dân tộc. Thông tin về các hoạt động của Đoàn xã, biểu dương các điển hình tiêu biểu trong các hoạt động của Đoàn xã. Tiếp nhận ý kiến đa chiều về hoạt động của Đoàn xã để từng bước đổi mới phù hợp với xã hội hiện nay. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh covid-19. Trong năm, công tác tuyên truyền và cập nhật diễn biến tình hình của dịch bệnh, thông tin chính thống đến Đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân được anh Trường gương mẫu thực hiện thường xuyên thông qua Đài truyền thanh xã và trang Facebook của cá nhân của từng đồng chí trong BCH cũng như Facebook của đoàn xã. Tuyên truyền đoàn viên thanh niên và nhân dân cài đặt ứng dụng Bluzone theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Ứng dụng NCOVI khai báo y tế trực tuyến.

Trong thời gian qua, Anh đã cùng với BCH đoàn xã phối hợp với UBND xã tổ chức Giải bóng đá và bóng chuyền Đảng, mừng xuân hàng năm, điển hình như tết Canh Tý năm 2020, thu hút gần 160 VĐV tham gia và được sự ủng hộ đông đảo từ nhân dân và đoàn viên thanh niên trong toàn xã. Giải đấu đã thu về tổng cộng gần 100 triệu đồng kinh phí xã hội hóa đến từ bà con nhân dân và các công ty tài trợ. Chỉ đạo tổ chức thành lập đội TNXP bảo vệ môi trường với gần 60 đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong dịp phấn đấu xã về đích Nông thôn mới, các đoàn viên, thanh niên đã cùng với bà con nhân dân trong xã tổ chức ra quân 10 buổi tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực công sở, nhà văn hóa thôn, tượng đài liệt sĩ, nhà truyền thống, nhà di tích cách mạng… phát quang cây cối trên các trục đường liên thôn, hành lang mái đê đã thu hút gần 1.000 lượt ĐVTN và Thiếu nhi tham gia. Bản thân anh Trường vừa hăng say phát triển kinh tế, đồng thời tham gia các hoạt động của đoàn xã; đã tích cực phối hợp tốt với các đoàn thể các thôn đảm nhận nhiều phần việc của thanh niên chung tay vào xây dựng nông thôn mới, tôn tạo sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa. Anh đã xây dựng kế hoạch, kêu gọi ủng hộ từ ĐVTN trong xã và tranh thủ sự hỗ trợ của Huyện Đoàn Thiệu Hóa, cùng với lực lượng của BCH đoàn xã tham gia ngày công lao động, xây dựng một khu vui chơi trẻ em mới, đặt tại khu nhà văn hóa Thôn Đường Thôn với tổng kinh phí đầu tư là gần 40 triệu đồng. Đã tổ chức cho các chi đoàn trong xã tuyên truyền ý nghĩa hoạt động hè cho thiếu niên nhi đồng và vận động đoàn viên thanh niên trong xã tham gia tổ chức sinh hoạt hè cho các em, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Với những nỗ lực, cố gắng của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, với tinh thần trách nhiệm, xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, anh Nguyễn Văn Trường đã được bình chọn là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2021.

Đỗ Thị Lan

CV Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THÔN MINH ĐỨC XÂY DỰNG

THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Thôn Minh Đức, xã Thiệu Long có 452 hộ với 1.611 nhân khẩu; tổng diện tích đất tự nhiên là 159,55ha, trong đó đất nông nghiệp là 106.97ha, chiếm 67% tổng diện tích tự nhiên của thôn. Nhân dân thôn Minh Đức chủ yếu sống bằng nghê nông nghiệp, nhưng có đường Quốc Lộ 45 chạy qua nên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã Thiệu Long về duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng xã NTM nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, cấp ủy và chi bộ thôn Minh Đức đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và phân công các thành viên trong tiểu ban xây dựng nông thôn mới phụ trách thực hiện các tiêu chí thôn nông thôn mới nâng cao. Ngay từ đầu năm, đã kiện toàn tiểu ban xây dựng nông thôn mới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, tham gia mua bảo hiểm y tế, chỉnh trang nhà cửa, quét vôi ve tường rào tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch đẹp.

Bước vào xây dựng nông thôn mới nâng cao tại thôn Minh Đức với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân"lấy sức dân để lo cho dân", "lấy nhân dân làm chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới" và "Nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ".Với quan điểm trên, thôn đã yêu tiên chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, vận động nhân dân đưa cây có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, điển hình có hộ ông Trịnh Văn Diễn chăn nuôi lợn, hộ nhà ông Trịnh Kim Thành trồng bưởi diễn, 25 gia trại tổng hợp ở khu đồng Vước đã mang lại thu nhập cao trong sản xuất.

Nhìn chung các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của chương trình xây dựng NTM, lấy phát triển là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của địa phương, nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, cấp ủy chính quyền và các chi hội đoàn thể và nhân dân trong thôn đã tập trung đóng góp ủng hộ xây dựng các công trình của thôn.

Năm 2021 thôn vận động nhân dân hiến đất, làm đường. Cụ thể đã làm được các tuyến đường sau:

- Vận động nhân dân hiến đất xây dựng, chỉnh trang lề đường, nắp đậy rãnh thoát nước. Thôn đã vận động nhân dân giải phong 820m mặt đường làng, đổ bê tông được 150m3trị giá 160 triệu đồng.

- Hệ thống mương tiêu thoát nước trong khu dân cư được thôn quan tâm vận động nhân dân làm mới được 200m trị giá hơn 60 triệu đồng. Vận động người dân hiến đất là 420m2, hiến tường rào là 450m2.

- Trong năm 2021 nhân dân trong thôn đã đầu tư xây dựng nhà ở và chỉnh trang nhà ở công trình vệ sinh xây mới được từ 12 căn hộ, nâng tỷ lệ nhà mái bằng và nhà từ 2 tầng trở lên chiếm 60% tổng số nhà trong thôn.

- Thực hiện tốt nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- ANTT được đảm bảo tốt, không có khiếu kiện đông người, không có trọng án xảy ra. Tệ nạn xã hội được kiềm chế, không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thôn.

Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, các chi hội đạt khá và vững mạnh, thôn có hương ước hàng năm được sửa đổi, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các hương ước, quy ước của cộng đồng khu dân cư. Đảm bảo và bình đẳng giới phòng chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no.

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM tại thôn Minh Đức, xã Thiệu Long trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Một là:Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn của Đảng và nhà nước có tác động trực tiếp đến lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội của người dân nên phải tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới để người dân tự giác thực hiện.

- Hai là:Cấp ủy chính quyền phải chủ động triển khai và tổ chức thực hiện phải phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra và giám sát” .

- Ba là:Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực ở khu dân cư, kết hợp kêu gọi sự tài trợ, đóng góp của con em là người địa phương tham gia đóng góp xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Bốn là:Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần chủ động tích cực của người dân, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Thôn Minh Đức xác định xây dựng NTM là việc làm thường xuyên và liên tục. Trong năm 2022, mục tiêu phấn đấu là đạt thôn NTM kiểu mẫu, cấp ủy thôn sẽ tiếp tục vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường, huy động nguồn lực, kinh phí đóng góp của nhân dân, chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn hộ, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ban Biên tập

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

GÌN GIỮ ĐIỆU MÚA ĐÈN CHẠY CHỮ Ở THIỆU QUANG

Làng Nhân Cao có tên nôm là làng Ngói, được hình thành cách đây khoảng 600 năm, nằm bên hữu ngạn sông Mã, có ngã Ba Bông nơi “con gà cất tiếng gáy cả 3 huyện đều nghe”. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, cấy lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải và đánh bắt các loại hải sản trên sông nước để sinh sống. Nơi đây có nghè Nhân Cao thờ Thần độc Cước, Đương Cảnh Linh Phù Tôn Thần và Trịnh Gia là các vị thần có công hộ quốc. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, những loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có điệu “múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ”.

Theo nghệ nhân Đàm Văn Sử và các cụ cao niên trong làng: không ai biết điệu múa đèn chạy chữ và hát chèo chải ở Thiệu Quang có từ bao giờ, chỉ biết rằng những thế hệ sau nối tiếp những nghệ nhân trước. Những nghệ nhân múa đèn chạy chữ ở làng Nhân Cao là những thế hệ được truyền dạy trực tiếp từ nghệ nhân ưu tú Đàm Văn Sử và con dâu ông là bà Nguyễn Thị Thủy, người cũng vì lòng yêu tiếng hát chèo chải, không muốn điệu múa đèn xếp chữ truyền thống của quê hương bị mai một, lãng quên, bà luôn miệt mài chỉ dạy cho chị em và các thế hệ con cháu trong thôn các điệu hát, múa. Đối với mỗi thành viên trong đội văn nghệ làng Nhân Cao, hát chèo chải và múa đèn chạy chữ không chỉ để biểu diễn mà còn là trách nhiệm để gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ con cháu mai sau. Không chỉ biểu diễn trong các dịp hội làng, xã, hát chèo chải, múa đèn chạy chữ đã nhiều lần tham gia biểu diễn và đạt giải cao trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện, cấp tỉnh.

Hát múa đèn chạy chữ là sự kết hợp của 2 hình thức hát chèo chải cổ và múa đèn, trong đó hát chèo chải cổ gồm 4 bài là: Hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền, hát giáo chân sào. Nội dung các bài hát trên nhằm ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của Nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc.

Nét độc đáo, đặc sắc trong điệu múa đèn, chạy chữ chính là sự kết hợp hát chèo chải cũng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn. Khi nhạc bắt đầu nổi lên, những cô gái trong đội múa đèn sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát, vừa múa và cuối cùng là xếp các chữ nhất, nhị, tam, tứ và ngũ. Sau khi biểu diễn các chữ theo hình đã xếp, cả đội sẽ nằm xuống, lật người vừa lăn kết thành bông hoa 5 cánh, từ từ chuyển thành hàng ngang. Những động tác khéo léo, uyển chuyển của các thành viên khiến người xem thán phục.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Thiệu Hóa đang đề nghị công nhận trò múa đèn, chạy chữ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đề nghị công nhận bà Nguyễn Thị Thủy là Nghệ nhân dân gian.

Múa đèn chạy chữ là nét văn hóa, đặc sắc, lâu đời của Làng Nhân Cao xã Thiệu Quang mang lại ý nghĩa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, gắn kết tình làng nghĩa xóm, là nơi để mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.Trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay,với trách nhiệm và niềm đam mê những “nghệ sĩ nông dân” ở Thiệu Quang vẫn cần mẫn luyện rèn, trau dồi vốn liếng để tinh hoa nghệ thuật của ông, cha không bị mai một, đểnhững giá trị văn hóa truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thanh Mai

BÔNG HOA CỦA CUỘC ĐỜI

Như bông hoa nở giữa đời

Nhẹ nhàng em đến với người ốm đau

Có cần phép thuật chi đâu

Nàng tiên áo trắng bay vào cõi nhân...

Thương người chẳng quản gian nan

Sớm, khuya giường bệnh ân cần hỏi han

Bàn tay rất đỗi dịu dàng

Em mang đi cả trăm ngàn âu lo.

Bước ra - để lại dặn dò

Bước vào - xóa nỗi buồn lo cho người

Ơi bông hoa của cuộc đời!

"Lương y từ mẫu" như lời Người răn...

Dẫu còn vất vả khó khăn

Không làm phai ánh trăng ngần trong em

Trăm năm sen vẫn là sen

Tấm lòng thầy thuốc - Mẹ hiền, tỏa hương.

Ban Biên tập
02-03.jpg

Bản tin nội bộ Tháng 02 Năm 2022

Đăng lúc: 01/03/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

02-01.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”HƯỚNG DẪN SỐ 05-HD/HU

CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Ngày 27/01/2022 Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 05-HD/HU về “Tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”, Bản tin nội bộ huyện trích nội dung chủ yếu của Hướng dẫn như sau:

Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 143-KH/TU, ngày 26/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa “triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”; Hướng dẫn số 01-HD/TU, ngày 28/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 05-HD/HU ngày 27/01/2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thống nhất tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng để làm trong sạch đội ngũ đảng viên, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, duy trì kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng.

2. Việc rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng phải thực hiện thường xuyên; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, minh bạch. Lấy phát hiện, kịp thời giáo dục, giúp đỡ đảng viên là chính; đồng thời, kiên quyết đưa đảng viên có vi phạm đã được giáo dục, giúp đỡ nhưng không tiến bộ ra khỏi Đảng; tuyệt đối không được thành kiến hoặc lợi dụng để trù dập đảng viên vì động cơ cá nhân.

3. Đề cao ý thức tự giác của đảng viên; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, sự chủ động, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quổc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong phát hiện, phản ánh với tổ chức đảng nhũng đảng viên vi phạm. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải giữ vững các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, đoàn kết thống nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm đúng quy định của Đảng.

II. ĐỐI TƯỢNG

Đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện, tập trung vào những đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nuớc, đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín trong Nhân dân thấp; đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”; đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, đảng viên không thực hiện đúng chế độ chuyên sinh hoạt đảng.

III. TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH RÀ SOÁT, PHÁT HIỆN, GIÁO DỤC, GIÚP ĐỠ, SÀNG LỌC, ĐƯA ĐẢNG VIÊN KHÔNG CÒN ĐỦ TƯ CÁCH RA KHỎI ĐẢNG

1. Tiêu chí phát hiện đảng viên có vi phạm cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng

Đảng viên có vi phạm chưa đến mức phai xóa tên hoặc thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ cần được giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hai năm liên bị xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

- Vi phạm kỷ luật Đảng hoặc pháp luật Nhà nước đã bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật mức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, đang trong thời gian chấp hành kỷ luật lại tiếp tục có vi phạm.

- Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình hoặc qua kiểm tra, giám sát, cấp ủy có thẩm quyền kết luận có suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” hoặc vi phạm về đạo đức, lối sống.

- Vi phạm các quy định của Đảng về thực hiện trách nhiệm nêu gương hoặc những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm hoặc có uy tín thấp trong cơ quan, đơn vị, nơi cư trú mà cấp ủy có thẩm quyền đã kết luận, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và tổ chức đảng nơi sinh hoạt.

2. Quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng

Bước 1: Rà soát, phát hiện đảng viên cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) rà soát theo tiêu chí trên và lấy ý kiến tham gia của ban công tác mặt trận thôn, tiểu khu (đối với đảng viên sinh hoạt đảng tại địa bàn dân cư) hoặc lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp với chi bộ (đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt đảng tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) để dự kiến danh sách đảng viên thuộc diện cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khởi Đảng.

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp về danh sách đảng viên dự kiến cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ để lập danh sách chính thức đưa ra cuộc họp chi bộ.

Chi bộ họp, thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng đảng viên dự kiến cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ (Mẫu 1). Đảng viên nào có hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý thì đưa vào danh sách cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng; báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp phê duyệt danh sách để thực hiện các bước tiếp theo (những nơi có đảng ủy bộ phận thì chi bộ báo cáo đảng bộ bộ phận tập hợp báo cáo đảng ủy cơ sở).

Bước 2: Giáo dục, giúp đỡ đảng viên

Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) thông báo ý kiến phê duyệt của cấp ủy cấp trên trực tiếp, trao đổi với từng đảng viên cần được chi bộ giáo dục, giúp đỡ về những vi phạm, phản ánh của các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có) và yêu cầu đảng viên viết bản tự kiểm điểm (Mẫu 2), trong đó cam kết rõ việc sửa chữa, khắc phục vi phạm.

Chi bộ họp để đảng viên kiểm điểm trước chi bộ (có thể kiểm điểm trong buổi sinh hoạt định kỳ) và ra nghị quyết phân công 01 chi ủy viên hoặc 01 đảng viên theo dõi, giúp đỡ 01 đảng viên. Thời gian theo dõi, giúp đỡ là 12 tháng.

Bước 3: Sàng lọc đảng viên đã được chi bộ giáo dục, giúp đỡ

Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ phân công chi ủy viên, đảng viên theo dõi, giúp đỡ, chi bộ họp để đảng viên tự kiểm điểm, nêu rõ kết quả sửa chữa, khắc phục vi phạm theo cam kết (Mẫu 3). Chi ủy viên hoặc đảng viên được nhân công theo dõi, giúp đỡ nhận xét (Mẫu 4). Chi bộ thảo luận, góp ý và bỏ phiếu kín đối với từng trường hợp (bỏ phiếu công nhận sự tiến bộ của đảng viên trước, bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa đảng viên ra khỏi Đảng sau). Chi bộ căn cứ kết quả bỏ phiếu để quyết định.

a) Bỏ phiếu công nhận sự tiến bộ của đảng viên (Mẫu 5)

- Nếu có từ một nửa số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý công nhận sự tiến bộ của đảng viên thì chi bộ ra nghị quyết công nhận sự tiến bộ của đảng viên (Mẫu 6), báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Nếu có dưới một nửa số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đồng ý công nhận sự tiến bộ của đảng viên thì chi bộ xem xét, quyết định đưa vào danh sách đảng viên cần được chi bộ tiếp tục giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng và sẽ xem xét lại sau 12 tháng (chi bộ lập danh sách báo cảo cấp ủy cấp trên trực tiếp).

b) Bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng (Mẫu 7)

- Nếu có từ hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ trở lên (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng thì chi bộ ra nghị quyết (Mẫu 8), báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

- Nêu có dưới hai phần ba số đảng viên chính thức của chi bộ (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng) bỏ phiếu đề nghị xem xét đưa ra khỏi Đảng thì chi bộ xem xét, quyết định đưa vào danh sách đảng viên cần được chi bộ tiếp tục giáo dục, giúp đỡ trước khi xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đảng và sẽ xem xét lại sau 12 tháng (chi bộ lập danh sách báo cáo cấp ủv cấp trên trực tiếp).

Bước 4: Đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng

Trên cơ sở đề nghị của cấp ủy cơ sở, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo ủy ban kiêm tra cùng cấp thẩm tra, xác minh, kết luận về vi phạm của từng đảng viên. Căn cứ kết luận thẩm tra, xác minh về vi phạm của từng đảng viên, Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định xóa tên hoặc kỷ luật đảng viên bằng hình thức khai trừ theo đúng quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng.

Đối với đảng viên qua xem xét, chưa đến mức phải xóa tên hoặc kỷ luật bằng hình thức khai trừ thì Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy cấp dưới tiếp tục giáo dục, giúp đỡ đảng viên đó và sẽ xem xét lại sau 12 tháng.

3. Thiết lập hồ sơ lưu trữ (có phụ lục kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỤC HIỆN

1. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy

Căn cứ Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kế hoạch số 143-KH/TU, ngày 26/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Hướng dẫn này, cụ thể hóa tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức đảng thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các cấp ủy, tổ chức đảng và từng đảng viên nhăm thống nhất nhận thức, hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thường xuyên rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

2. Ban Tổ chức Huyện ủy

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và các đơn vị có liên quan, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khởi Đảng; kịp thời tham mưu cho Ban Thưòng vụ Huyện ủy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Định kỳ hằng năm các tố chức cơ sở đảng báo cáo kết quả rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng về Ban Thường vụ Huyện ủy (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) trước ngày 15/12 (có biểu báo cáo định kỳ kèm theo).

Ban Biên tập

02-02.jpg
TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 02 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung chỉ đạo gieo cấy vụ Chiêm xuân toàn huyện đã cấy được 8.000ha (đạt 100% KH); ngô 128,5ha (đạt 47,8%); rau màu các loại 250ha (đạt 24,2%). Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, chống rét trên đàn gia súc, gia cầm. Các địa phương đã tổ chức trồng được 62.000 cây trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

-Công tác xây dựng Nông thôn mới:Ngày 15/02/2022, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 205-QĐ/TTg về việc công nhận huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020. Triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới, chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2022.

-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất ước đạt 139,82 tỷ đồng, tăng 10,3% so với CK. Lãnh đạo, chỉ đạo và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án năm 2022; trong tháng thành lập mới 05 doanh nghiệp.

-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Thu ngân sách tháng 02 là 32,13 tỷ đồng; chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và giải quyết tồn đọng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 213 giấy; Chỉ đạo tổng vệ sinh môi trường trong dịp trước và sau Tết Nhâm Dần năm 2022.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học; thực hiện nghiêm túc kỷ cương, nề nếp dạy học sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch Covid-19, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; mừng Xuân Nhâm Dần 2022; tuyên truyền kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành đền thờ Lê Văn Hưu; kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa; lễ giao nhận quân năm 2022...

-Lĩnh vực Lao động - TBXH:Trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần các ngành, các cấp đã trao29.057suất quà với số tiền13,2 tỷđồng; hỗ trợ 84 người đang điều trị Covid-19 cách ly y tế với số tiền 86,56 triệu đồng...

- Lĩnh vực y tế:Trong tháng đã khám cho 8.388 lượt người, điều trị 1.446 người. Triển khai Phương án quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú trên địa bàn huyện; tăng cường giám sát dịch bệnh đối với công dân trên địa bàn; công tác tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo, trên địa bàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Công tác quốc phòng - an ninh

Tổ chức thành công Lễ giao nhận 170 công dân lên đường nhập ngũ vào quân đội và 18 công dân nhập ngũ vào Công an nhân dân năm 2022 đảm bảo an toàn, trang trọng đạt chỉ tiêu tỉnh giao.

Trong dịp Tết đã tuyên truyền, vận động thu hồi được 112 quả pháo, 0,6kg thuốc nổ, 01 súng tự chế; trong tháng lực lượng công an đã giải quyết 07 vụ liên quan đến an ninh trật tự, giảm 02 vụ so với cùng kỳ.

Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể

-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Nhâm Dần; kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. Tổ chức phát động sâu rộng Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Nhà sử học Lê Văn Hưu”. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ xã, thị trấn; lịch sử truyền thống các ngành.

-Công tác tổ chức,cán bộ:Làm tốt công tác tổ chức cán bộ chuẩn bị các Đại hội: Hội Chữ thập đỏ huyện, Đoàn Thanh niên xã Thiệu Nguyên, Hội Cựu chiến binh thị trấn Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2022-2027; thực hiện quy trình nhân sự bổ nhiệm lại lãnh đạo các trường: trường Mầm non Thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Thịnh, xã Thiệu Châu; trường THCS Thiệu Toán. Ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát:Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thời gian theo quy định, giữ vững ổn định chính trị.

- Hệ thống dân vậntích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện; vận động Nhân dân cam kết thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải, khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường.

- HĐND-UBND huyệnđẩy mạnh công tác cải cách hành chính; chỉ đạo các địa phương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ đạo gieo trồng vụ Chiêm Xuân; chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

- MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu; tập trung nắm bắt tình hình đời sống Nhân dân; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hội viên, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán; động viên thanh niên lên đường nhập ngũ; Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình, các câu lạc bộ phát triển kinh tế, vệ sinh môi trường, phân loại rác thải, vệ sinh an toàn thực phẩm....Hội Cựu chiến binh huyệnchỉ đạo chuẩn bị tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở tại thị trấnThiệu Hóa, nhiệm kỳ 2022-2027.Huyện Đoànchỉ đạo tổ chức thành công Đại hội điểm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Thiệu Nguyên, nhiệm kỳ 2022-2027; đại hội điểm khối hành chính sự nghiệp - lực lượng vũ trang Chi Đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2022-2024.

Trịnh Văn ĐệHUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM

SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCHVỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG,

CHỈNH ĐỐN ĐẢNGNHẬN DIỆN NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI,THÙ ĐỊCH

Thời gian qua, các thế lực thù địch đã ra sức công kích, xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Việt Nam.Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa vấn đề xây dựng Đảng thành vấn đề then chốt nhưng đó chỉ là kiểu “giật gấu vá vai”. Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã”. Chúng hàm hồ dự đoán, tình hình sẽ ngày càng có nhiều sự phản ứng quyết liệt của nhân dân chống lại Đảng. Những suy luận vô căn cứ nhưng rất nguy hiểm vừa nhằm xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vừa nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Ngoài ra, trước những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộthời gian qua; các thế lực thù địch, cơ hộichính trị coi đây là cái cớ không gì thuyết phục hơn để xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các thế lực thù địch cònra sức tuyên truyền,xuyên tạcvà hơn nữa là cổ súy hành động “từ bỏ” Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất và lên tiếng rêu rao “Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”.

Họ tìm cách thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc đời tư của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…, gieo rắc sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân về lòng trung thành, tinh thần tận tụy phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà lúc sinh thời của Hồ Chí Minh cũng như Đảng ta luôn quan tâm xây dựng, củng cố. Theo họ, đó chỉ là những cách Đảng “che mắt thế gian theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”, hay “chỉ dám đánh con tôm, con tép thôi”… Đây là những luận điệu hết sức thâm độc hòng gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đối vớicông tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Không chỉ xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị còn công kích tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên.Từ một số vụ, việc tham nhũng trong thời gian gần đây, nhất là những vụ liên quan đến một số lãnh đạo cấp cao, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa,suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản ViệtNamvới một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Họđã lêntiếngrêu rao rằng“Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”. Tinhvi hơn, với chiêu bài “tung hô thần tượng”, các phần tử cơ hội chính trị đãlấy đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chỉ trích Đảng vìđã “dung túng”, “bao che” cho cán bộ, đảng viêndẫn đến tình trạng cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng.

Gần đây, khi Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) diễn ra, các thế lực thù địch lại được dịp lên tiếng công kích, xuyên tạc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng những luận điệu mang tính quy chụp, suy diễn vô căn cứ.Ngày 06/10/2021, trên trang VOA giật tít dòng chữ: “Điều quan tâm duy nhất là sự sống còn của đảng, của chế độ”. Họ xuyên tạc rằng, đang trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, người lao động ở các tỉnh phía Nam rơi vào cảnhkhó khăn doCovid-19nhưngTrung ương lại tổ chức “họp trong phòng lạnh” để tung hô, khen ngợi các thành tích “vinh quang thuộc về Đảng”,còn “đau thương trút lên đầu nhân dân”.Thậm chí họ còn vu cáo rằng “Đảng không bận tâm về hoạt động phòng, chống dịch Covid-19mà chỉ quan tâm làm sao để Đảng “muôn năm trường trị”…

Những luận điệu xuyên tạc trên vẫn làtrò “rượu cũ bình mới”nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Vẫn là những quan điểm dân túy thường thấy, các thế lực phản động, cơ hội chính trị lấy danh nghĩa đứng về phía nhân dân để chỉ trích Đảng và Nhà nước nhằm kích động một bộ phận nhân dân chống lại những quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch. Mục đích sâu xa của chiêu bài này là bẻ lái dư luận, phủ nhận chế độ của ta, từ đóca ngợi, cổ xúy, hướng lái theo cái họ gọi là giá trị xã hội phương Tây. Bên cạnh đó, thông qua việc bóp méo tình hình Việt Nam, các thế lực thù địch cũng cố tình xuyên tạc bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

GẮN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

VỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót do giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Tuy nhiên, như một thông lệ không thể thiếu, trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua một nhiệm kỳ, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, “tôn trọng hiện thực khách quan”, Đảng ta luôn thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm. Đảng ta coi những sai lầm, khuyết điểm là yêu cầu, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới, nhân dân phải tiếp tục đồng lòng để vượt qua những khó khăn, thử thách. Điều này được khẳng định rõ trong Báo cáo tổng kết chặng đường 30 năm đổi mới của Đảng: “Những hạn chế, khuyết điểm đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa”

Nhìn nhận lại những chủ trương của Đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua thông qua những nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), có thể nhận thấy tinh thần nghiêm túc trong tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn, giữ vững bản chất cách mạng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Đây không phải là sự “chắp vá”, “giật gấu vá vai” như những luận điệu mà các thế lực thù địch vẫn rêu rao mà nó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng trong việc “tự sửa mình” và đào tạo, huấn luyện cán bộ, đảng viên. Do đó, cần có thái độ khách quan, công tâm khi xem xét những sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Cần tránh cả hai xu hướng xem nhẹ, bỏ qua những khiếm khuyết hoặc tuyệt đối hóa, thổi phồng những khuyết điểm bởi cả hai xu hướng này hoặc là dẫn đến thái độ chủ quan, lơ là; hoặc dẫn đến thái độ cực đoan, bất mãn. Sai lầm, khuyết điểm của Đảng, nhất là của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong thời gian qua là một bài học đắt giá cho công tác xây dựng Đảng nhưng không vì thế mà đánh đồng với đóng góp của biết bao thế hệ đảng viên với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Có thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, tinh thần chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là thông qua việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Tham nhũng được coi là một loại “giặc nội xâm” luôn được xử lý một cách quyết liệt. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến cả hệ thống chính trị.Đúng như Đại hội XIII nhận định: “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Do đó, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; được dư luận quốc tế đánh giá cao.

Đặc biệt, để tăng cường kỷ cương, kỷ luật Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cũng được chỉ đạo quyết liệt; tạo nên những bước chuyển biến rõ rệt trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.Trong nhiệm kỳ vừa qua, “cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu”. Điều đó cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời,cũng chứng tỏ năng lực, bản lĩnh của Đảng trong việc phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã và đang giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.

Những năm qua,sở dĩ Đảng ta nhấn mạnh hơn đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vì muốn củng cố, gia tăng thêm sức mạnh cho Đảng; từ đó tiến đến xây dựng cả hệ thống chính trị. Đây là những bước đi thận trọng, chắc chắn, có lộ trình rõ ràng trong từng giai đoạn cụ thể. Thời gian qua, khi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được gia tăng đáng kể nên Đảng ta đã gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị. Điều này đã từng được đặt ra ngay từ chủ đề của Đại hội XIII: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”và đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII lại được nhấn mạnh thêm. Do đó, không thể cố tình phủ nhận, xuyên tạc nỗ lực lớn, quyết tâm chính trị cao của Đảng trong việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay. Đó là những luận điệu của những kẻ cố tình “nhắm mắt làm ngơ”, thiếu thiện chí nên cần phải cảnh giác và kiên quyết đấu tranh phản bác.

Thực tiễn cho thấy, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam thời gian qua được tiến hành đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở, không chỉ góp phần củng cố, gia tăng thêm sức mạnh của Đảng mà còn nâng cao uy tín của Đảng với nhân dân nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Do đó, một trong những điểm mới quan trọng được Đại hội XIII đưa ra là “Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”.Đại hội khẳng định: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới”. Việc phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta thời gian qua, góp phần làm cho Đảng ngày càng trọng sạch, vững mạnh. Do đó,không thể cố tình phủ nhận những quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ban Biên tập

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, ĐẢNG VIÊN

Đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề hết sức quan trọng, coi là một trong mười nhiệm vụ trọng tâm Đại hội XIII của Đảng được phát triển phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.

Tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ:

Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ, công chức, đảng viên không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công chức phải đối mặt với nhiều vấn đề mà trước đây không có. Những vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, môi trường làm việc đều được đem ra so sánh với khu vực tư nhân và sự chênh lệch giữa hai khu vực cũng làm cho tư duy về giá trị công vụ, công chức thay đổi. Để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức công chức, đạo đức của người Đảng viên cần có nền tảng đạo đức công chức vững chắc. Nền tảng này cần phải được xây dựng dựa trên hệ thống pháp luật cần thiết để bảo đảm cho các chuẩn mực đạo đức được thi hành và những tiêu chí để đánh giá công chức mang tính truyền thống như trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Đạo đức công vụ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí sau:

Thứ nhất,đạo đức của bản thân người công chức. Chủ thể đạo đức công vụ là người công chức. Với tư cách là công dân, người công chức phải mang trong mình những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội mà trong đó họ sống và hoạt động.

Thứ hai,dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp. Với tư cách là công chức, họ phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực quy định cách ứng xử của người công chức trong hoạt động thực thi công vụ mà không bao giờ được vi phạm đạo đức của nghề công chức.

Nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức là nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tụy với công việc; nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; là thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ; là nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ.

Thực trạng vấn đề đạo đức cán bộ, công chức, đảng viên hiện nay:

Hiện nay, Việt Nam có 2,8 triệu công chức và 5,3 triệu Đảng viên. Nhìn chung, cán bộ công chức, đảng viên Việt Nam có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái độ tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng; thực hiện tốt lời dạy luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể; có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc; tôn trọng đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Công chức, đảng viên tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

Bên cạnh những ưu điểm đã được khẳng định, vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên yếu cả về năng lực và phẩm chất; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Trong đó, có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý và một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.

Nguyên nhân của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức ở một bộ phận công chức, đảng viên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất,do năng lực, đạo đức của nhiều cán bộ, công chức, đảng viên hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước.Một số cán bộ, công chức, đảng viên có năng lực công tác nhưng phẩm chất đạo đức còn hạn chế trong việc thực hiện nhiêm vụ, công vụ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bộ máy công quyền.

Thứ hai,lãnh đạo cơ quan chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức lối sống và trách nhiệm trong công việc.Sự thiếu quan tâm đúng mức cũng như thiếu sự gương mẫu trong công việc và cuộc sống của quan chức lãnh đạo đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của cấp dưới trong thực thi nhiệm vụ.Các cơ quan, đơn vị chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe, làm gương.

Thứ ba,việc ban hành chính sách pháp luật của Nhà nước của các cơ quan chậm, thiếu quyết liệt trong thực thi nên hiệu quả chưa cao.Thiếu những quy định cụ thể trong các đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ.

Thứ tư,hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, mang tính hình thức.Nhiều cán bộ, công chức, đảng viên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chưanhận thức rõ rằng cán bộ, công chức là đầy tớ của dân, cần hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ:

Bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đan xen hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ đảng viên có chất lượng, toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng, đào tạo được lực lượng lao động có chất lượng cao.Để xây dựng, củng cố và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và tuân thủ pháp luật, kỷ luật nhà nước của cán bộ, công chức, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất,hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với hành vi vi phạm đạo đức công vụ, cócơ chếxử lý nghiêm khắc vi phạm đạo đức công vụ.Đối với công chức, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện hệ thống thể chế về đánh giá, giám sát hoạt động của công chức, đặc biệt là cơ chế giám sát trực tiếp từ phía nhân dân. Kết quả đánh giá công chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trò tích cực của công chức trong hoạt động quản lý.

Cần nghiên cứu để xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ hoặc Luật Đạo đức của công chức. Có chế tài cụ thể hơn về khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật đối với cán bộ công chức, đảng viên. Về nguyên tắc, tất cả công chức vi phạm pháp luật không thể ở lại cơ quan hành chính nhà nước vì như vậy sẽ “tạo ra tấm gương xấu” cho xã hội. Kiên quyết xử lý ngay vi phạm chuẩn mực pháp lý về thực thi công vụ; thi hành pháp luật. Đồng thời có cơ chế khen thưởng xứng đáng cho những ai “chấp hành nghiêm chỉnh chuẩn mực pháp lý”, bằng cả vật chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, phát huy tính tích cực, chủ động, gương mẫu của công chức, đảng viên trong thực thi công vụ.Nhân tố quyết định đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức, đảng viên là hết sức quan trọng được xuất phát từ nhân tố bên trong, từ chủ thể đạo đức (đối tượng được nâng cao) chứ không phải là chủ thể nâng cao.Giáo dục phải lấy người học làm trung tâm thay vì lấy người thầy làm trọng tâm. Do đó, người học phải là chủ thể tích cực, chủ động đối với nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn của người thầy. Mỗi cán bộ, đảng viên tăng cường tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đề cao vai trò gương mẫu trong xây dựng và thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức. Nâng cao đạo đức cho công chức, đảng viên là công việc thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực không chỉ của đội ngũ công chức, đảng viên mà của toàn thể nhân dân. Với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như toàn xã hội, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, đảng viên Việt Nam sẽ ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới mà cách mạng đặt ra.

Thứ ba,tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho công chức, đảng viên và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức công vụ.Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, cần tập trung xây dựng đạo đức của đảng viên, coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng; coi trọng đấu tranh phê phán và biểu dương gương sáng về đạo đức. Cốt lõi của giáo dục đạo đức công vụ, đảng viên là giúp công chức hiểu được giá trị của đạo đức công vụ và tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ, qua đó khơi dậy động cơ đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của cán bộ, công chức, đảng viên. Cần nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của đảng viên. Nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện lệch lạc và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống. Thường xuyên bồi dưỡng về đạo đức công vụ; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho các đối tượng khác nhau. Việc đào tạo, bồi dưỡng không nặng về lý thuyết, coi trọng hơn thực hành đạo đức công vụ, giúp cho người học có khả năng đưa ra lựa chọn hợp lý trong bối cảnh có sự xung đột giữa lợi ích tư và lợi ích công.

Thứ tư,tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ của cán bộ công chức, đảng viên. Đại hội XIII xác định, phải tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.Hoạt động kiểm tra, giám sát về việc thực hiện đạo đức công vụ cần được tiến hành thường xuyên dưới các hình thức báo cáo, kiểm tra đột xuất, lấy ý kiến của người dân… Thông qua kiểm tra, giám sát, lãnh đạo hiểu đạo đức công vụ được thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao, còn hạn chế những gì nhằm bổ sung, sửa đổi, ngăn chặn các nội dung sai lệch với việc thực hiện đạo đức công vụ. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện đạo đức công vụ nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Đại hội XIII nhấn mạnh, phải đổi mới phương pháp, quy trình công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học, chặt chẽ. Tập trung vào cơ chế, biện pháp chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên; có chế tài để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật Đảng.

Thứ năm,đổi mới công tác tuyển chọn đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ.Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, cùng với việc tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước, thì cần có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân. Bởixây dựng đạo đức công vụ không chỉ dựa vào sự nỗ lực tự giác của mỗi cán bộ, công chức trong phấn đấu, rèn luyện về đức và tài, không chỉ đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, mà phải chấn chỉnh tổ chức, gắn chặt với công tác tổ chức, khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ (cách dùng người). Dùng người không đúng, không công tâm khách quan, không vì sự nghiệp chung sẽ có hại cho dân, cho nước, sẽ suy yếu văn hóa đạo đức. Vì thế, phải cải cách thể chế, đổi mới công tác cán bộ theo hướng đánh giá đúng cán bộ và sử dụng đúng cán bộ, thực hiện dân chủ hóa trong công tác cán bộ, khắc phục hiện tượng bổ nhiệm và sử dụng cán bộ không theo năng lực, yếu kém về phẩm chất. Đây là giải pháp then chốt về xây dựng đạo đức công vụ ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

Ở CHI BỘTHEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tự phê bình và phê bình trong Đảng. Theo Người, tự phê bình và phê bình giúp xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gột rửa, lọc bỏ những sai lệch. Qua đó, tạo chất kết dính trong nội bộ, là phương thuốc hay nhất để chữa nhiều chứng bệnh, bồi bổ cơ thể của Đảng ngày thêm cường tráng. Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt của mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu dần bị mất đi. Mọi người học tập ưu điểm của nhau, sửa chữa những khuyết điểm, giúp nhau cùng tiến bộ. Nêu ưu điểm trước, vạch khuyết điểm sau và phải tiến hành đồng thời, không được coi nhẹ một mặt nào, “phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của bản thân mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau”.

Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và phê bình phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Vì vậy, phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, mạnh dạn thừa nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, khắc phục. Bác đã dạy: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Mỗi người cần phải có thái độ, phương pháp đúng, trên tình thương yêu giai cấp, tự phê bình mình cũng như phê bình người, phải triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, đồng thời không dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc chứ không phê bình người, kiên quyết chống bệnh tự mãn, kiêu ngạo, ba hoa, phải thực hành khẩu hiệu “chí công vô tư”. Người được phê bình phải cầu thị, nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí mình, phải có ý chí quyết tâm khắc phục sai lầm, khuyết điểm.

Các cấp ủy thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trực thuộc trong sạch vững mạnh, trong đó có lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên tiến hành bồi dưỡng chi ủy, chi bộ các nội dung liên quan đến tự phê bình và phê bình. Nhất là việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nhờ vậy, tự phê bình và phê bình trở thành hoạt động thường xuyên góp phần đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, việc tiến hành tự phê bình ở nhiều cấp ủy, chi bộ vẫn còn những hạn chế, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức; còn nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao... Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nhất là ở cấp chi bộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi các chi bộ phải nâng cao hơn nữa chất lượng tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những giải pháp sau:

Mộtlà, nâng cao trách nhiệm bí thư chi bộ,mở rộng dân chủ,duy trì chặt chẽ chế độtự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình là một quy định, nội dung quan trọng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức Đảng nói chung và chi bộ nói riêng. Bí thư, phó bí thư chi bộ nhất thiết phải duy trì có hiệu quả hoạt động này. Song song với tự phê bình và phê bình xoay quanh thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, các chi bộ và từng đảng viên cần phải tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nắm vững 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra. Người chủ trì sinh hoạt phải khéo léo gợi mở vấn đề, khuyến khích các đảng viên mạnh dạn thảo luận, trình bày ý kiến của bản thân, phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Các ý kiến phải được tôn trọng, tổng hợp, xem xét trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, dân chủ phải đặt trong tổ chức, có kỷ luật, kỷ cương. Tuyệt đối không được lợi dụng dân chủ trong sinh hoạt để đả kích, nói xấu nhau, hoặc dân chủ hình thức, mang tính chất xuôi chiều.

Hailà, tự phê bình và phê bình phải trung thực, thẳng thắn, khách quan gắn với xử lý kỷ luật nghiêm minh.

Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức, biện pháp xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Tự phê bình và phê bình phải gắn liền với xử lý nghiêm vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, không nể nang, né tránh, không có vùng cấm.

Ba là, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiệntự phê bình và phê bình.

Công tác kiểm tra, giám sát thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, là nội dung quan trọng bảo đảm nghị quyết của Đảng thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp ủy chi bộ cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể đối với từng chi bộ trong Đảng bộ mình. Nội dung cần gắn chặt kết quả thực hiện tự phê bình và phê bình với phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trước tổ chức Đảng và quần chúng. Việc duy trì nền nếp chế độ, nguyên tắc, thủ tục, nội dung và thực hiện dân chủ trong tự phê bình và phê bình, nhận thức thái độ, động cơ trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình, tính đấu tranh để xây dựng chi bộ… Qua kiểm tra đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, kịp khắc phục những khâu yếu, mặt yếu và đề ra các giải pháp giúp cấp ủy, chi bộ và đảng viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và hoạt động của chi bộ.

Quán triệt và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình ở chi bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực cầm quyền của Đảng ở cơ sở; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tư cách đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng, đem lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ban Biên tập

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG - BÍ THƯ ĐOÀN XÃ THIỆU GIANG GƯƠNG MẪU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, nhiều năm qua, với vai trò của người đảng viên, anh Nguyễn Văn Trường-Bí thư Đoàn xã Thiệu Giang đã luôn thể hiện sự tận tâm, năng động, sáng tạo trong công việc, triển khai tổ chức thực hiện thành công nhiều công trình thanh niên, gắn với nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trong thời gian qua, anh Trường đã gắn việc “làm theo” với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của của Ban Chấp hành đoàn xã. Anh đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của tổ chức Đoàn. Triển khai các nội dung học tập trong các hoạt động sinh hoạt định kỳ của Đoàn, kết hợp với các phong trào thi đua, các đợt sơ kết, tổng kết. Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo từng năm. Từng cá nhân xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung đăng ký phải sát với chủ đề học tập và chức trách, nhiệm vụ được giao. Lấy kết quả việc học tập và làm theo Bác làm một trong các tiêu chuẩn bình xét, đánh giá, phân loại cuối năm. Là người đứng đầu tổ chức đoàn cơ sở Đoàn, anh luôn nêu cao vai trò chỉ đạo, chủ chốt, gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động. Trong sinh hoạt đoàn, luôn nêu cao ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, có ý thức tự giác cao trong thực hiện nề nếp sinh hoạt. Thường xuyên nêu cao tinh thần “Đoàn kết, xây dựng tổ chức Đoàn trong sạch, vững mạnh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập hợp, giáo dục đoàn kết thanh niên trong dịp vui xuân đón tết cổ truyền hàng năm tại các nhà văn hóa thôn. Phối hợp cùng UBND xã tổ chức cho ĐVTN thi đấu bóng đá, bóng chuyền, kết quả 7/7 thôn tham gia đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng ĐVTN tụ tập và gây mất ổn định an ninh trong xã, tạo sân vui chơi lành mạnh nâng cao tinh thần giao lưu VHVN - TDTT.

Luôn tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin chính thống; đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, các ngày lể lớn của dân tộc. Thông tin về các hoạt động của Đoàn xã, biểu dương các điển hình tiêu biểu trong các hoạt động của Đoàn xã. Tiếp nhận ý kiến đa chiều về hoạt động của Đoàn xã để từng bước đổi mới phù hợp với xã hội hiện nay. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh covid-19. Trong năm, công tác tuyên truyền và cập nhật diễn biến tình hình của dịch bệnh, thông tin chính thống đến Đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân được anh Trường gương mẫu thực hiện thường xuyên thông qua Đài truyền thanh xã và trang Facebook của cá nhân của từng đồng chí trong BCH cũng như Facebook của đoàn xã. Tuyên truyền đoàn viên thanh niên và nhân dân cài đặt ứng dụng Bluzone theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Ứng dụng NCOVI khai báo y tế trực tuyến.

Trong thời gian qua, Anh đã cùng với BCH đoàn xã phối hợp với UBND xã tổ chức Giải bóng đá và bóng chuyền Đảng, mừng xuân hàng năm, điển hình như tết Canh Tý năm 2020, thu hút gần 160 VĐV tham gia và được sự ủng hộ đông đảo từ nhân dân và đoàn viên thanh niên trong toàn xã. Giải đấu đã thu về tổng cộng gần 100 triệu đồng kinh phí xã hội hóa đến từ bà con nhân dân và các công ty tài trợ. Chỉ đạo tổ chức thành lập đội TNXP bảo vệ môi trường với gần 60 đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong dịp phấn đấu xã về đích Nông thôn mới, các đoàn viên, thanh niên đã cùng với bà con nhân dân trong xã tổ chức ra quân 10 buổi tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực công sở, nhà văn hóa thôn, tượng đài liệt sĩ, nhà truyền thống, nhà di tích cách mạng… phát quang cây cối trên các trục đường liên thôn, hành lang mái đê đã thu hút gần 1.000 lượt ĐVTN và Thiếu nhi tham gia. Bản thân anh Trường vừa hăng say phát triển kinh tế, đồng thời tham gia các hoạt động của đoàn xã; đã tích cực phối hợp tốt với các đoàn thể các thôn đảm nhận nhiều phần việc của thanh niên chung tay vào xây dựng nông thôn mới, tôn tạo sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa. Anh đã xây dựng kế hoạch, kêu gọi ủng hộ từ ĐVTN trong xã và tranh thủ sự hỗ trợ của Huyện Đoàn Thiệu Hóa, cùng với lực lượng của BCH đoàn xã tham gia ngày công lao động, xây dựng một khu vui chơi trẻ em mới, đặt tại khu nhà văn hóa Thôn Đường Thôn với tổng kinh phí đầu tư là gần 40 triệu đồng. Đã tổ chức cho các chi đoàn trong xã tuyên truyền ý nghĩa hoạt động hè cho thiếu niên nhi đồng và vận động đoàn viên thanh niên trong xã tham gia tổ chức sinh hoạt hè cho các em, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Với những nỗ lực, cố gắng của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, với tinh thần trách nhiệm, xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, anh Nguyễn Văn Trường đã được bình chọn là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2021.

Đỗ Thị Lan

CV Ban Tuyên giáo Huyện ủy

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

THÔN MINH ĐỨC XÂY DỰNG

THÔN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Thôn Minh Đức, xã Thiệu Long có 452 hộ với 1.611 nhân khẩu; tổng diện tích đất tự nhiên là 159,55ha, trong đó đất nông nghiệp là 106.97ha, chiếm 67% tổng diện tích tự nhiên của thôn. Nhân dân thôn Minh Đức chủ yếu sống bằng nghê nông nghiệp, nhưng có đường Quốc Lộ 45 chạy qua nên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã Thiệu Long về duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng xã NTM nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, cấp ủy và chi bộ thôn Minh Đức đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và phân công các thành viên trong tiểu ban xây dựng nông thôn mới phụ trách thực hiện các tiêu chí thôn nông thôn mới nâng cao. Ngay từ đầu năm, đã kiện toàn tiểu ban xây dựng nông thôn mới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, tham gia mua bảo hiểm y tế, chỉnh trang nhà cửa, quét vôi ve tường rào tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch đẹp.

Bước vào xây dựng nông thôn mới nâng cao tại thôn Minh Đức với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của nhân dân"lấy sức dân để lo cho dân", "lấy nhân dân làm chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới" và "Nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ".Với quan điểm trên, thôn đã yêu tiên chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, vận động nhân dân đưa cây có giá trị thu nhập kinh tế cao vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, điển hình có hộ ông Trịnh Văn Diễn chăn nuôi lợn, hộ nhà ông Trịnh Kim Thành trồng bưởi diễn, 25 gia trại tổng hợp ở khu đồng Vước đã mang lại thu nhập cao trong sản xuất.

Nhìn chung các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của chương trình xây dựng NTM, lấy phát triển là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của địa phương, nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, cấp ủy chính quyền và các chi hội đoàn thể và nhân dân trong thôn đã tập trung đóng góp ủng hộ xây dựng các công trình của thôn.

Năm 2021 thôn vận động nhân dân hiến đất, làm đường. Cụ thể đã làm được các tuyến đường sau:

- Vận động nhân dân hiến đất xây dựng, chỉnh trang lề đường, nắp đậy rãnh thoát nước. Thôn đã vận động nhân dân giải phong 820m mặt đường làng, đổ bê tông được 150m3trị giá 160 triệu đồng.

- Hệ thống mương tiêu thoát nước trong khu dân cư được thôn quan tâm vận động nhân dân làm mới được 200m trị giá hơn 60 triệu đồng. Vận động người dân hiến đất là 420m2, hiến tường rào là 450m2.

- Trong năm 2021 nhân dân trong thôn đã đầu tư xây dựng nhà ở và chỉnh trang nhà ở công trình vệ sinh xây mới được từ 12 căn hộ, nâng tỷ lệ nhà mái bằng và nhà từ 2 tầng trở lên chiếm 60% tổng số nhà trong thôn.

- Thực hiện tốt nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- ANTT được đảm bảo tốt, không có khiếu kiện đông người, không có trọng án xảy ra. Tệ nạn xã hội được kiềm chế, không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thôn.

Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh, các chi hội đạt khá và vững mạnh, thôn có hương ước hàng năm được sửa đổi, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các hương ước, quy ước của cộng đồng khu dân cư. Đảm bảo và bình đẳng giới phòng chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no.

Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM tại thôn Minh Đức, xã Thiệu Long trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Một là:Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn của Đảng và nhà nước có tác động trực tiếp đến lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội của người dân nên phải tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới để người dân tự giác thực hiện.

- Hai là:Cấp ủy chính quyền phải chủ động triển khai và tổ chức thực hiện phải phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra và giám sát” .

- Ba là:Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực ở khu dân cư, kết hợp kêu gọi sự tài trợ, đóng góp của con em là người địa phương tham gia đóng góp xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Bốn là:Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần chủ động tích cực của người dân, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Thôn Minh Đức xác định xây dựng NTM là việc làm thường xuyên và liên tục. Trong năm 2022, mục tiêu phấn đấu là đạt thôn NTM kiểu mẫu, cấp ủy thôn sẽ tiếp tục vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường, huy động nguồn lực, kinh phí đóng góp của nhân dân, chỉnh trang nhà ở, cải tạo vườn hộ, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ban Biên tập

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

GÌN GIỮ ĐIỆU MÚA ĐÈN CHẠY CHỮ Ở THIỆU QUANG

Làng Nhân Cao có tên nôm là làng Ngói, được hình thành cách đây khoảng 600 năm, nằm bên hữu ngạn sông Mã, có ngã Ba Bông nơi “con gà cất tiếng gáy cả 3 huyện đều nghe”. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, cấy lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải và đánh bắt các loại hải sản trên sông nước để sinh sống. Nơi đây có nghè Nhân Cao thờ Thần độc Cước, Đương Cảnh Linh Phù Tôn Thần và Trịnh Gia là các vị thần có công hộ quốc. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, những loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có điệu “múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ”.

Theo nghệ nhân Đàm Văn Sử và các cụ cao niên trong làng: không ai biết điệu múa đèn chạy chữ và hát chèo chải ở Thiệu Quang có từ bao giờ, chỉ biết rằng những thế hệ sau nối tiếp những nghệ nhân trước. Những nghệ nhân múa đèn chạy chữ ở làng Nhân Cao là những thế hệ được truyền dạy trực tiếp từ nghệ nhân ưu tú Đàm Văn Sử và con dâu ông là bà Nguyễn Thị Thủy, người cũng vì lòng yêu tiếng hát chèo chải, không muốn điệu múa đèn xếp chữ truyền thống của quê hương bị mai một, lãng quên, bà luôn miệt mài chỉ dạy cho chị em và các thế hệ con cháu trong thôn các điệu hát, múa. Đối với mỗi thành viên trong đội văn nghệ làng Nhân Cao, hát chèo chải và múa đèn chạy chữ không chỉ để biểu diễn mà còn là trách nhiệm để gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ con cháu mai sau. Không chỉ biểu diễn trong các dịp hội làng, xã, hát chèo chải, múa đèn chạy chữ đã nhiều lần tham gia biểu diễn và đạt giải cao trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện, cấp tỉnh.

Hát múa đèn chạy chữ là sự kết hợp của 2 hình thức hát chèo chải cổ và múa đèn, trong đó hát chèo chải cổ gồm 4 bài là: Hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền, hát giáo chân sào. Nội dung các bài hát trên nhằm ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của Nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc.

Nét độc đáo, đặc sắc trong điệu múa đèn, chạy chữ chính là sự kết hợp hát chèo chải cũng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn. Khi nhạc bắt đầu nổi lên, những cô gái trong đội múa đèn sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát, vừa múa và cuối cùng là xếp các chữ nhất, nhị, tam, tứ và ngũ. Sau khi biểu diễn các chữ theo hình đã xếp, cả đội sẽ nằm xuống, lật người vừa lăn kết thành bông hoa 5 cánh, từ từ chuyển thành hàng ngang. Những động tác khéo léo, uyển chuyển của các thành viên khiến người xem thán phục.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Thiệu Hóa đang đề nghị công nhận trò múa đèn, chạy chữ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đề nghị công nhận bà Nguyễn Thị Thủy là Nghệ nhân dân gian.

Múa đèn chạy chữ là nét văn hóa, đặc sắc, lâu đời của Làng Nhân Cao xã Thiệu Quang mang lại ý nghĩa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, gắn kết tình làng nghĩa xóm, là nơi để mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.Trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay,với trách nhiệm và niềm đam mê những “nghệ sĩ nông dân” ở Thiệu Quang vẫn cần mẫn luyện rèn, trau dồi vốn liếng để tinh hoa nghệ thuật của ông, cha không bị mai một, đểnhững giá trị văn hóa truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thanh Mai

BÔNG HOA CỦA CUỘC ĐỜI

Như bông hoa nở giữa đời

Nhẹ nhàng em đến với người ốm đau

Có cần phép thuật chi đâu

Nàng tiên áo trắng bay vào cõi nhân...

Thương người chẳng quản gian nan

Sớm, khuya giường bệnh ân cần hỏi han

Bàn tay rất đỗi dịu dàng

Em mang đi cả trăm ngàn âu lo.

Bước ra - để lại dặn dò

Bước vào - xóa nỗi buồn lo cho người

Ơi bông hoa của cuộc đời!

"Lương y từ mẫu" như lời Người răn...

Dẫu còn vất vả khó khăn

Không làm phai ánh trăng ngần trong em

Trăm năm sen vẫn là sen

Tấm lòng thầy thuốc - Mẹ hiền, tỏa hương.

Ban Biên tập
02-03.jpg

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan