Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Bản tin nội bộ Tháng 01 Năm 2022

Đăng lúc: 31/01/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/HU

CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN

Ngày 12/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban Nghị quyết số 09-NQ/HU về “Phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết như sau:

I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

* Chỉ tiêu kinh tế:

1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5% trở lên, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,21%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 22,51%; Các ngành dịch vụ tăng 14,12%.

2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng.

3. Tổng sản lượng lương thực giữ mức 108 nghìn tấn.

4. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 130 ha.

5. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 138 triệu đồng.

6. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 4.000 tỷ đồng trở lên.

7. Tăng thu ngân sách 10% so với dự toán tỉnh giao.

8. Số doanh nghiệp mới được thành lập 50 doanh nghiệp.

9. Phấn đấu có 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 21 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu trở lên; 100% số thôn đạt thôn NTM; có thêm 14 sản phẩm OCCOP.

10. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 15,5% trở lên.

11. Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 100%.

* Chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa - xã hội

12. Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,7%.

13. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động đạt 27,5%.

14. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% trở lên.

15. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm đạt 100%.

16. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 97,6%.

17. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) còn 5,8%.

18. Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế trên tổng dân số đạt 92%.

19. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn 88%.

20. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%/năm (theo tiêu chí mới).

21. Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 35%.

* Chỉ tiêu môi trường

22. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,24%.

23. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó được dùng nước sạch là 67%.

24. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 88%.

* Về an ninh trật tự

25. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 80% trở lên.

* Về xây dựng Đảng

26. Kết nạp 100 đảng viên mới trở lên.

27. Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần chủ động, tích cực, không chủ quan lơ là, cũng không cực đoan mất bình tĩnh; làm tốt công tác quản lý cách ly tại cộng đồng, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định phòng chống dịch; nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của các cơ sở y tế địa phương; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vacxin theo từng nhóm đối tượng, phấn đấu trong năm 2022 hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

2.Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh phát triển.

Đẩy nhanh tích tụ đất đai, ứng dụng công nghệ cao để hình thành phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang loại có giá trị kinh tế cao, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ người sản xuất đến người tiêu thụ và tiêu dùng theo cơ chế hợp đồng. Chuẩn bị phương tiện vật tư và điều kiện cần thiết khác để ứng phó kịp thời thiên tai bão. Huy động tối đa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; trọng tâm là cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, tường rào... theo hướng hiện đại, văn minh, tiêu chuẩn đô thị. Xây dựng trình HĐND huyện ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổ chức đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2022. Đẩy mạnh hơn nữa chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm (OCCOP); phấu đấu năm 2022 có thêm 14 sản phẩm được công nhận.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàhạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo sức hấp dẫn mới cho thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Vạn Hà để sớm bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn Huali đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày công suất sử dụng 12.000 công nhân, phấn đấu đi vào hoạt động vào cuối năm 2022; tiếp tục kêu gọi đầu tư mở rộng Cụm CN Vạn Hà thêm 25ha. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh thủ tục chấp thuận thành lập các cụm công nghiệp Hậu Hiền, Ngọc Vũ và thủ tục chấp thuận đầu tư Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh.

Tăng cường quản lý các nguồn thu, có kế hoạch nuôi dưỡng, tạo nguồn thu mới, chống thất thu ngân sách, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công ngay từ đầu năm trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ GPMB, công tác chuẩn bị đầu tư. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách và huy động tối đa các nguồn lực để từng bước hoàn chỉnh, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông như: đường Trung tâm mới huyện Thiệu Hóa, đường Quốc lộ 45 cải dịch, các tuyến đường ngoài hàng rào cụm, Khu công nghiệp...; quan tâm phát triển chỉnh trang hạ tầng nông thôn, đô thị, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học và các công trình văn hóa. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường đặc biệt là quản lý khai thác cát và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Đẩy nhanh giải quyết tồn đọng về đất đai. Tổ chức đấu giá đất các mặt bằng trong năm 2022 theo đúng quy định.

3.Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung đô thị, các quy hoạch chi tiết xây dựng; triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao tỷ lệ đô thị hóa.

Chỉ đạo sớm hoàn thành lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Giang Quang đến năm 2045, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 5/2022; tiến hành thủ tục lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ngọc Vũ đến năm 2045, phấn đấu trình UBND tỉnh phê duyệt tháng 7/2022; triển khai các Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn, nhất là các khu đô thị tạo điểm nhấn kiến trúc diện mạo đô thị như: Khô đô thị Phú Hưng, Khu đô thị Đông đô, khu đô thị Cổ đô.... Xây dựng trình UBND tỉnh Đề án công nhận Đô thị Hậu Hiền đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5; trên cơ sở đó, rà soát các tiêu chí để xây dựng Đề án thành lập thị trấn Hậu Hiền. Trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Phú. Sớm nghiên cứu Phương án di dời, phương án thiết kế Trụ sở khối cơ quan Huyện ủy, UBND, đoàn thể theo quy hoạch đã được duyệt.

4.Nâng cao chất lượng toàn diện các lĩnh vực văn hoá, giáo dục; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp năm học 2021-2022; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phấn đấu thành tích trong nhóm các huyện dẫn đầu trong tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án Xây dựng Trường THCS thị trấn Vạn Hà trở thành trường trọng điểm về chất lượng. Tăng cường nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp học đạt chuẩn theo quy định. Tăng cường bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Thiệu Hóa đến năm 2030; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tốt Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu. Huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng trên địa bàn như: Đền thờ Trà Đông, Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho, Lăng mộ Vua Lê Ý Tông….

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các chính sách hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tích cực theo dõi, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động kết nối từng bước khôi phục, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan tâm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; kêu gọi các nguồn vốn đầu tư nâng cấp củng cố hệ thống y tế huyện và xã như: Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện, trạm xá các xã, thị trấn…

5.Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch, phương án củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; hoàn thành công tác tuyển quân, huấn luyện kỹ, chiến thuật, nghiệp vụ, giáo dục quốc phòng; tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời triển khai các biện pháp xử lý, giải quyết sớm tình hình vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, điểm nóng phức tạp; đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, phạm pháp hình sự, nhất là các tội phạm có tổ chức, ma tuý, tín dụng đen, can dự vào hoạt động khai thác khoáng sản, đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. Đấu tranh xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ để kích động lôi kéo khiếu kiện đông người, gây mất an ninh trật tự.

Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường đối thoại, xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc, bất bình trong Nhân dân. Kiên trì đối thoại, đề xuất với tỉnh để tìm hướng giải quyết dứt điểm đề nghị của 37 hộ dân xã Thiệu Giang.

6.Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, hiệu quả hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngang tầm nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tiếp tục triển khai chuyên đề toàn khóa về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Triển khai quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng 2025-2030; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, bố trí chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn không phải là người địa phương; thực hiện tinh giản biên chế, kết hợp với sắp xếp bố trí cán bộ, công chức dôi dư, không đủ tuổi tái cử, bổ nhiệm lại và không đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, bổ sung Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ huyện theo Quy chế mẫu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xây dựng ban hành Quy chế mẫu của Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn để thống nhất thực hiện trong toàn Đảng bộ. Tăng cường công tác quản lý, rà soát, sàng lọc đảng viên theo Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí thư. Quan tâm bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình kiểm tra, giám sát, chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tập trung kiểm tra giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết, phong trào trì trệ kéo dài và có nhiều đơn thư khiếu kiện. Chủ động nắm chắc tình hình, tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước. Tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân. Nâng cao chất lượng tổ chức và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội; Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Chỉ đạo thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên và Đại hội Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nâng cao chất lượng các kỳ họp, các cuộc giám sát, chất lượng thẩm tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của HĐND các cấp cũng như chất lượng tiếp xúc cử tri; năng lực quản lý, điều hành của UBND các cấp, khả năng thể chế hoá các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, HĐND, đề án, quy hoạch, kế hoạch, sớm đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, HĐND vào cuộc sống. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong tất cả các lĩnh vực.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH,

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 01 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo thu hoạch cây trồng vụ Đông với tổng diện tích 1.603,9ha, đạt 79% kế hoạch. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân gieo cấy vụ Chiêm xuân 2022 đúng lịch thời vụ, đã cấy 1.500ha; cây rau màu khác đã gieo trồng 273ha. Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, chống rét trên đàn gia súc, gia cầm.

- Công tác xây dựng Nông thôn mới: Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới năm 2022 theo Kế hoạch đã được duyệt. Tiếp tục thực hiện chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường sáng, xanh, sạch đẹp.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại: Giá trị sản xuất ước đạt 156,33 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Trong tháng 01 thành lập mới 05 doanh nghiệp, đạt 9,1% kế hoạch.

Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai, tổ chức kiểm tra, xử lý gian lận trong thương mại; nhìn chung hàng hóa những ngày giáp Tết khá phong phú về chủng loại, đảm bảo chất lượng, giá một số mặt hàng thiết yếu ổn định.

- Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường: Thu ngân sách tháng 01 ước thực hiện 90,2 tỷ đồng, đạt 26% dự toán huyện giao; đạt 40% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Trong tháng cấp 108 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản; công tác tổng vệ sinh môi trường.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Tổ chức cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh, kết quả: toàn huyện đạt 55 giải, xếp thứ 11/27 huyện, thị, thành phố, trong đó: 10 giải Nhì, 28 giải Ba, 17 giải Khuyến khích. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch Covid-19, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; việc tổ chức đón Tết nguyên đán Nhâm Dần; tuyên truyền về phong tục tập quán tốt đẹp trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và gương người tốt, việc tốt.

- Lĩnh vực y tế: Tập trung chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến nay, đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 101.221 người; kêu gọi các công ty, doanh nghiệp các nhà hảo tâm, các cá nhân và Nhân dân tham gia ủng hộ mua vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19, đến nay đã nhận hỗ trợ kit test nhanh kháng nguyên, khẩu trang, quần áo bảo hộ và tiền mặt, số tiền ủng hộ ước 1,1 tỷ đồng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Tết Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022.

- Lĩnh vực Lao động - TBXH: Nắm bắt, kiểm tra tình hình đời sống Nhân dân, chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các hộ chính sách, người có công, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn với 21.067 suất quà trị giá 5,3 tỷ đồng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập 11 đoàn công tác đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà Người và gia đình có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn huyện; dâng hoa, dâng hương Nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia liệt sỹ huyện.

Công tác quốc phòng - an ninh

Tổ chức đón 180 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương. Tập trung công tác tuyển quân để chuẩn bị giao quân năm 2022.

Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Trong tháng có 09 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) và mừng xuân Nhâm Dần. Tổ chức phát động Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Nhà sử học Lê Văn Hưu”, (1230 - 1322).

- Công tác tổ chức, cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất chủ trương giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã Thiệu Thịnh, nhiệm kỳ 2021-2026; giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thiệu Hợp, xã Thiệu Duy nhiệm kỳ 2017-2022; kiện toàn chức danh Chủ tịch MTTQ xã Thiệu Tiến. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy; Phó Chánh Văn Phòng HĐND&UBND huyện; Phó Chánh Thanh tra huyện; Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện. Chỉ đạo kiện toàn cấp ủy viên, bí thư chi bộ Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Thiệu Hóa. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên năm 2021 theo đúng quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp đảng cho 22 quần chúng ưu tú; hoàn thiện hồ sơ tặng huy hiệu đảng đợt 03/02/2022.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Chỉ đạo công bố quyết định kỷ luật đối với đảng viên vi phạm theo quy định. Thẩm định nhân sự để giới thiệu bổ nhiệm một số chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay tại cơ sở đảm bảo quy tắc, quy trình, thời gian theo quy định.

- Hệ thống dân vận tích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Ban chỉ đạo XDCS&THQCDC huyện phê duyệt Kế hoạch xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; kế hoạch quốc phòng - an ninh các xã, thị trấn năm 2022.

- HĐND - UBND huyện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; chỉ đạo quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ đạo thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân đảm bảo đúng lịch thời vụ, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án đang thi công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, vận động Nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực chăm lo, thăm hỏi các đối tượng, đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dịp Tết Nhâm Dần. Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Tết sum vầy - Xuân bình an và trao 175 suất quà trị giá 227,7 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lao động về quê do bị mất việc làm. Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai xây dựng Đề án Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện. Huyện Cựu chiến binh, Huyện Đoàn chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Điểm, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Trịnh Văn ĐệHUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BỆNH QUAN LIÊU, VÔ CẢM

VỚI NHÂN DÂN CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân:

Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Cán bộ, đảng viên đặc biệt là những người lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”. Bệnh quan liêu không chỉ là sự sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền, là hệ quả của sự suy thoái lập trường tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”.

Bên cạnh đó, là khuynh hướng lãnh đạo cứng nhắc, trì trệ, thụ động; bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, gây phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng. Với những cán bộ, đảng viên mắc bệnh vô cảm, họ thờ ơ với việc chung, “chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí”, “không phê bình, không tự phê bình”, “sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì thôi”.

Với tác hại to lớn như vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải”. Để chữa bệnh, Người đã kê ra một “đơn thuốc” với “cách chữa bệnh ấy gồm có một nguyên tắc là:Theo đúng đường lối nhân dânvà 6 điều là: Đặt lợi íchnhân dânlên trên hết; Liên hệ chặt chẽ vớinhân dân; Việc gì cũng bàn vớinhân dân, giải thích chonhân dânhiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trướcnhân dân, và hoan nghênhnhân dânphê bình mình; Sẵn sàng học hỏinhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, đểnhân dânnoi theo”. Bản thân Hồ Chí Minh là mẫu mực của lãnh tụ thương dân, gần dân, hiểu dân, kính dân, trọng dân, một người trọn đời thực hiện nhất quán nguyên tắc “theo đúng đường lối nhân dân”.

Để chống bệnh quan liêu, xa dân, Người còn căn dặn: phải đồng tâm hiệp lực phải kiên trì, quyết tâm chống đến cùng, phải làm có tổ chức, làm từ trên xuống dưới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, hoạt động theo tinh thần “chú trọng thực tế, nỗ lực làm việc, phụng sự nhân dân”. Bên cạnh giáo dục tư tưởng, rèn luyện đạo đức, khuyến khích cán bộ, đảng viên tận tụy phục vụ nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hành kỷ luật nghiêm minh, xử lý bằng pháp luật đối với những người vi phạm; phải phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu…

Vận dụng trong công tác đấu tranh phòng, chống căn bệnh quan liêu, vô cảm:

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống bệnh quan liêu, trước yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, Đảng ta xác định đây là một trong những vấn đề mang tính cấp bách, nội dung quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác phòng, chống quan liêu nói riêng, phòng chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức nói riêng như: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khóa VIII); Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Gần đây, ngày 28-10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu từ sự yếu kém, suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, căn bệnh quan liêu, vô cảm đến nay vẫn là căn bệnh mãn tính trong Đảng và bộ máy công quyền. Với tinh thần tự phê thẳng thắn, nghiêm túc, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”.

Trên thực tế, có thể thấy hiện nay căn bệnh này diễn ra xảy ra ở hầu hết các cấp, các ngành, các địa phương, với những mức độ khác nhau. Nhiều chính sách ban hành viễn vông, xa rời thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trì trệ, vô trách nhiệm “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền cấp một số địa phương quan liêu, thiếu sâu sát, vô cảm trước khó khăn, nỗi đau của nhân dân nên đã xảy ra một số sai phạm phải xử lý…

Để đấu tranh chống căn bệnh này, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức để mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thương dân, hiểu dân, gần dân, trọng dân, phụng sự dân; thực sự để "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Mỗi cán bộ, đảng viên tự giác, tự nhận thức về trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, đồng cảm, trăn trở với cuộc sống của dân cũng như biết trọng “liêm sỉ, danh dự” để giữ mình trước cám dỗ của lợi ích không chính đáng, không phản bội lại lợi ích của dân, của Đảng.

- Để trị “bệnh vô cảm”, rất cần tạo dựng môi trường xã hội nhân văn, tiến bộ, lành mạnh để tiếp tục vun đắp và không ngừng nhân lên những giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống nhân ái của dân tộc. Trước hết, cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên để lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong xã hội. Hiện nay, Đảng đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên như Quy định số 101- QÐ/TW của Ban Bí thư, Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quy định số 08-QĐi/TW của Bộ Chính trị, trong đó đặt ra yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu là phải thật sự nêu gương trước Đảng và nhân dân, phải kiên quyết chống lại các biểu hiện “Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân”. Có thể nói, đề cao việc nêu gương, làm cho cái tốt lấn át cái xấu, cái thiện thắng cái ác, cái chân thực lấn át cái giả dối sẽ là liều thuốc đặc trị chữa “tận gốc” căn bệnh quan liêu, vô cảm đang khá phổ biến hiện nay.

- Bên cạnh công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng rất cần có quy định pháp luật cụ thể để phòng chống căn bệnh quan liêu, vô cảm - nhất là khi căn bệnh này đã ăn sâu trong một số bộ phận của bộ máy công quyền và những người có chức, có quyền. Hiện nay, Đảng ban hành quy định về những điều đảng viên không được làm, Nhà nước ban hành bộ quy tắc về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy định pháp lý về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, của cán bộ, công chức. Theo đó, đối với cán bộ đảng viên khi mắc căn bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân, thì đó không chỉ là sự vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, trong thời gian tới, công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ hiện đại, xây dựng nhà nước liêm chính, tinh gọn, có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, phụng sự nhân dân, cần tiếp tục triển khai sâu rộng hơn với những mục tiêu, biện pháp, lộ trình cụ thể, bởi một khi cả hệ thống tổ chức và vận hành một cách chặt chẽ, khoa học sẽ buộc cán bộ, công chức phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nếu không muốn bị đào thải.

- Trong thực hiện nhiệm vụ công, cầnthực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân, xác định rõ, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, từng chức danh trong bộ máy nhà nước, nhất là người đứng đầu, từ đó quy trách nhiệm, khắc phục tình trạng tranh công, đổ tội, khắc phục căn bệnh chây ì, lười biếng, vô trách nhiệm trước nhân dân.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, trên mọi cấp độ, trên mọi lĩnh vực nhằm kịp thời phát hiện sai lầm, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của mỗi cán bộ đảng viên dù bất kỳ chức vụ công tác nào để kịp thời sửa chữa, xử lý. Vấn đề bao trùm hơn là đưa quyền lực vào “lồng kiểm soát”, xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, quy định cụ thể, không để có khoảng trống pháp lý, kẽ hở để cán bộ, công chức vi phạm. Những bản án, những quyết định kỷ luật nghiêm khắc với cán bộ, đảng viên vi phạm trong thời gian qua đã góp phần răn đe, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước.

- Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại và dân chủ hiện nay, việc tăng cường đối thoại với nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân.

Thực hiện được những giải pháp trên sẽ là liều thuốc “đặc trị” căn “bệnh mãn tính” quan liêu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, đảng viên; xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Đảng với dân.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN LÀM THEO LỜI BÁC

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ở Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện tạo động lực để mỗi cán bộ, hội viên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị tư tưởng; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong các cuộc vận động, phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; “CCB giúp nhau làm kinh tế giỏi”; “Nghĩa tình đồng đội”...

Hội đưa việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành các tiêu chuẩn của người cán bộ hội, xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng viên, trong học tập và làm theo, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong thực hiện NQ02/NQ-CCB của BCH hội CCB tỉnh về nâng cao chất lượng tổ chức hội cơ sở. Cụ thể hóa các nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW thành các tiêu chuẩn của phong trào thi đua “CCB gương mẫu” làm cơ sở đánh giá bình xét thi đua khen thưởng, trong sơ kết, tổng kết công tác hội hằng năm. Hội đã gắn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của hội và của địa phương, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” lựa chọn việc làm theo của cán bộ, hội viên là hiến kế, hiến đất, hiến công, ủng hộ tiền, chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, và thực hiện các mô hình thiết thực như “Chỉnh trang nhà văn hóa, xây dựng tủ sách pháp luật” “Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình CCB với công tác phòng chóng tai tệ nạn xã hội, cảm hóa những người lầm lỗi .v.v... góp phần cùng địa phương hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong chỉ đạo thực hiện, Hội CCB huyện đã lựa chọn 3 nội dung đột phá là:

- Một là: Kiên định về chính trị tư tưởng, chống công thần, suy thoái “Tự diễn biến” “tự chuyển hóa trong nộ bộ, bảo vệ Đảng, Chính quyền, chế độ xã Hội chủ nghĩa và bảo vệ nhân dân.

- Hai là: Giúp nhau giảm nghèo bền vững làm kinh tế giõi và làm tốt công tác tình nghĩa trong hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Ba là: Đổi mới nội dung phương thực hoạt động nâng cao chất lượng tổ chức hội TSVM, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hội trong thời kỳ mới. Trên cơ sở 3 đột phá trên để các cấp hội căn cứ thực hiện tại đơn vị, địa phương lựa chọn các nội dung đột phá cho phù hợp, đạt chất lượng hiệu quả.

Với những việc làm trên, qua 5 năm học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đại đa số cán bộ hội viên trong huyện tiếp tục giữ gìn, phát huy tốt bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Hội, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động của địa phương và đã có 264 tập thể cá nhân điển hình tiên tiến được các cấp hội biểu dương khen thưởng. Riêng Hội CCB huyện được tặng 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1cờ thi đua của TW Hội CCB Việt Nam, 1 cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh, 2 bằng khen của TW Hội, 2 bằng khen của Hội CCB tỉnh và nhiều giấy khen của các ngành Công an, Quân sự tỉnh và của Huyện ủy - UBND huyện.

Bằng trách nhiệm và tình cảm của những người lính đã được tôi luyện trong quân đội, đã từng đổ mồ hôi, xương máu trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dan tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay trên trận tuyến mới, được học tập và rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, với tinh thần “Trung thành đoàn kết gương mẫu đổi mới” Hội Cựu chiến binh huyện tiếp tục đem sức lực trí tuệ của mình cùng các đoàn thể và nhân dân trong huyện, góp phần trung tay xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, KT-XH, QP-AN ở địa phương.

Ban Biên tập

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Do đó, Người luôn dành sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân và coi đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với xây dựng đời sống mới, con người mới có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao

Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng trước hết đến xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Ngày 4-3-1946, Người ra Sắc lệnh 44/SL về “Đời sống mới” và phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Thực hiện nhiệm vụ đó, ngày 3-4-1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương ra đời.

Ngày 20-3-1947, Hồ Chí Minh cho xuất bản tác phẩm “Đời sống mới” nhằm huy động tạo nguồn lực về vật chất, tinh thần góp phần cho kháng chiến thắng lợi và xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mục đích của việc xây dựng đời sống mới là: “Làm thế nào cho đời sống của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. “Đời sống mới không phải là cái gì cao xa, khó khăn mà chỉ là sửa lại những việc cần thiết trong đời sống hàng ngày đó là cách ăn, cách ở, cách mặc, cách đi lại, cách làm việc”... Những lời chỉ dạy của Bác trong tác phẩm Đời sống mới là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ngày nay.

Để xây dựng thành công nông thôn mới, theo Hồ Chí Minh, trước hết mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình, từ đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cộng đồng. Người cho rằng, xây dựng đời sống mới là sức mạnh tổng hợp của nhiều người: “Do nhiều người nhóm lại mà thành Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người tốt, thì Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường”. Tháng 5-1955, nói chuyện với các đại biểu trước khi Hội nghị đổi công toàn quốc bế mạc, Hồ Chí Minh căn dặn, muốn xây dựng nông thôn mới thành công cần phải đánh thông tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, làm cho ai cũng hiểu thấu rằng: Hiện nay chỉ có tổ đổi công tốt, sản xuất mới có thể tăng gia, kinh tế nông thôn mới có thể phát triển, đời sống nhân dân mới có thể ấm no, mọi việc khác mới có thể thi hành.

Tại Hội nghị giảm tô và cải cách ruộng đất ngày 31-10-1955, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong khi tiến hành cải cách ruộng đất phải chú trọng vận động quần chúng sản xuất, phải thật sự săn sóc đến đời sống của nông dân…” và phát động phong trào Tết trồng cây Mùa xuân Kỷ Hợi năm 1959 với mong muốn làm cho “phong cảnh nước ta ngày càng tươi đẹp” và là sự chuẩn bị cho công cuộc xây dựng nông thôn mới: “Tết trồng cây là một việc quan trọng chuẩn bị cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nay mai”, “Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy, thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ một việc đó đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây”.

Luôn trăn trở về cuộc sống của nhân dân, nên trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao đời sống nông dân. Người căn dặn: “Trong bao năm kháng chiến chống Pháp, tiếp đến chống Đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và đời sống văn hóa mới cho nhân dân

Một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới là việc chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và đời sống văn hóa mới cho nông dân. Đây là vấn đề nòng cốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì người nông dân (vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới), nên phải siêng năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, có tinh thần làm chủ, chủ động, sáng tạo trong lao động, sống có tinh thần, trách nhiệm, có tình, có nghĩa, luôn thương yêu, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”... Trong nông thôn, người nông dân phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái, không tham lam, ích kỷ, không tư lợi dù là cây kim sợi chỉ của chung. Hồ Chí Minh khẳng định: Khi xây dựng “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ, cái gì cũng làm mới mà cái gì cũ mà xấu thì bỏ (tính lười biếng, tham lam...); cái gì cũ, không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý (cưới hỏi quá xa xỉ...); cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm (tương thân, tương ái, tận trung với nước, hiếu với dân...); cái mới mà hay, thì phải làm (ăn ở hợp vệ sinh, làm việc ngăn nắp)”.

Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức cho nông dân, Người chủ trương trong xây dựng đời sống mới ở nông thôn phải coi trọng văn hóa và coi đó là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi xây dựng nông thôn mới về văn hóa là “phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân”, về phong tục “phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình thành một làng “phong thuần tục mỹ”. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Do đó, khi xây dựng nông thôn mới cần chú ý nâng cao nhận thức cho người dân về văn hóa để các giá trị của văn hóa thấm sâu vào tâm trí, tư duy của mỗi người dân, từ đó người dân không ngừng nâng cao nhận thức về văn hóa.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần phát huy vai trò của tổ chức Đảng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính phủ cần phải chuẩn bị kế hoạch xây dựng nông thôn mới và kiểu mẫu xây dựng nhà cho nông dân làm theo”. Để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng đời sống mới ở nông thôn, theo Hồ Chí Minh cần coi trọng công tác vận động, tuyên truyền, giải thích và làm gương để phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành hành động thiết thực. Người nhấn mạnh: “Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào... Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Làm như vậy, nhân dân càng tín nhiệm Đảng, chính quyền càng nêu cao tinh thần tập thể, tinh thần làm chủ, tinh thần chủ động và càng hăng hái lao động sản xuất. Bên cạnh vai trò của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới là xây dựng con người mới lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần để hình thành người nông dân có phẩm chất đạo đức, nhân cách; kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được nâng cao. Quá trình đó gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới hiện nay

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và coi nông thôn là địa bàn chiến lược quan trọng góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên cả nước. Do đó, ngày 5-8-2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, về “Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, 19 tiêu chí. Chính phủ xác định rõ mục tiêu của Chương trình là: “Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Phấn đấu đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới; năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sau hơn 10 năm (2010-2021), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng: Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện... Nông nghiệp trở thành trụ đỡ của để nền kinh tế quốc dân vượt qua suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn mỗi năm một tăng. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới về đích trước gần 2 năm so với kế hoạch. Đến hết năm 2020, cả nước có 62,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 12,4% so với mục tiêu đặt ra của Chương trình đến năm 2020 là 50%); đến tháng 7-2021, tăng lên 64,6% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 04 tỉnh đã được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 3,25 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn năm 2020 còn khoảng 7,1%, giảm 4,7% so với năm 2016… Những thành tựu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là những tiền đề quan trọng để hướng tới mục tiêu xây dựng “Nông nghiệp thịnh vượng, Nông dân giàu có, Nông thôn văn minh, hiện đại” và là minh chứng sống động làm thất bại các luận xuyên tạc của các thế lực thù địch về công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tuy còn những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới như: sự phát triển từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ở các vùng miền có khoảng cách chênh lệch khá cao; thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp và bấp bênh; môi trường sống ở nông thôn còn ô nhiễm; văn hóa nông thôn và một số giá trị truyền thống có nguy cơ mai một,… nhưng những thành tựu đạt được trong xây dựng nông thôn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua là cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông dân, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, đáp ứng ước nguyện của Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nông dân, làm cho người nông dân ấm no, hạnh phúc.

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG SẢN PHẨM OCOP - HƯỚNG ĐI

CẦN THIẾT CHO SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA HUYỆN

Thiệu Hóa có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhiều làng nghề độc đáo gắn với bản sắc văn hóa của từng cơ sở, đơn vị. Có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ tại thị trường trong huyện, trong tỉnh, ít sản phẩm vươn ra được thị trường lớn trong nước và quốc tế.

Thực hiện Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Thiệu Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu OCOP, như: Xây dựng kế hoạch, tập huấn kiến thức, chu trình xây dựng sản phẩm; ban hành chính sách hỗ trợ sản phẩm khi được xếp hạng cấp tỉnh (sản phẩm 3 sao được hỗ trợ 100 triệu đồng, sản phẩm 4 sao được hỗ trợ 200 triệu đồng)...

Để phát triển sản phẩm, huyện đã lựa chọn các sản phẩm có ưu thế của huyện để định hướng xây dựng sản phẩm OCOP, những sản phẩm này vốn đã nổi tiếng với các làng nghề: Đúc đồng Trà Đông, bánh đa Đắc Châu, tơ nhiễu Hồng Đô, nem giò Cổ Đô vv... và một số sản phẩm của nghề mới được du nhập và phát triển, như: Cơm cháy, bánh đa nem Tân Châu, chế biến nông sản, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao,... nên các sản phẩm được lựa chọn để xây dựng sản phẩm OCOP rất phong phú, với giá trị truyền thống và văn hóa riêng của người Thiệu Hóa.

Xác định sản phẩm xây dựng phải được Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm đạt tiêu chuẩn sao hạng cao, năm 2020 huyện đã lựa chọn các sản phẩm trống đồng để xây dựng sản phẩm OCOP. Với số lượng thành viên làng nghề đúc đồng truyền thống nhiều, các nghệ nhân đúc đồng đã được ghi nhận và đạt nhiều giải thưởng cao trong và ngoài tỉnh, sản phẩm trống đồng đã được tiêu thụ số lượng lớn trên cả nước, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đã họp triển khai và lựa chọn hai doanh nghiệp là: Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông do Nghệ nhân Ưu tú Lê Bá Châu làm Giám đốc và Công ty TNHH phục hồi nghề đúc đồng thủ công truyền thống làng Trà Đông do Nghệ nhân Đặng Ích Hoàn làm Giám đốc tham gia xây dựng sản phẩm OCOP trồng đồng. Với tư duy của các Nghệ nhân đúc đồng, sản phẩm trống đồng là sản phẩm truyền thống nên khi xây dựng sản phẩm OCOP gặp rất nhiều khó khăn từ việc xác định nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, chứng nhận, tự công bố, ... và hoàn thiện câu chuyện sản phẩm… Nhưng với sự giúp đỡ của Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện, xã Thiệu Trung, tháng 6 năm 2021, các sản phẩm trống đồng Quý Châu và Toàn Linh đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh xếp hạng 4 sao.

Về xây dựng sản phẩm OCOP trong nông nghiệp, với lợi thế đất đai, khí hậu thuận lợi, những năm gần đây, vùng rau an toàn thị trấn Thiệu Hóa ngày càng được mở rộng, nhiều hộ là thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đến giữa năm 2021,vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp trong nhà màng được mở rộng lên 4,1 ha, đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất dưa vàng hàng hóa cung ứng cho thị trường. Xác định dưa vàng là sản phẩm thế mạnh có thể xây dựng sản phẩm OCOP, HTX DVNN Thiệu Hưng đã đăng ký xây dựng sản phẩm dưa vàng Vạn Hà là sản phẩm OCOP năm 2021, sau khi được Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện hướng dẫn, hồ sơ dưa vàng Vạn Hà được hoàn tất và đã được Tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá xếp hạng tỉnh chấm đạt 4 sao.

Trong năm tới, xác định hàng hóa OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp. Việc triển khai chương trình OCOP đã tạo thêm động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương mình, từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn nhiều thị trường khác nhau gắn với việc hình thành và phát triển các hình thức sản xuất nông thôn phù hợp. Bên cạnh đó, tham gia Chương trình OCOP, các cơ sở sản xuất còn được hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, đặc biệt là tìm kiếm các kênh phân phối, kết nối, mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm được hỗ trợ đưa lên kệ hàng tiêu thụ tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh.

Qua tổng kết của Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh, các sản phẩm OCOP đã được công nhận có thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều sản phẩm có mặt tại các gian hàng của siêu thị như Coopmart, Big C, ... giá trị và sản lượng đều có sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện vẫn còn chậm, nhiều xã chưa quan tâm đến việc phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, nhiều chủ thể có sản phẩm tiềm năng (Bánh đa, nem, giò, ...) chưa đầu tư cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu, bao bì, mẫu mã sản phẩm,... để tham gia chương trình OCOP.

Để chương trình mỗi xã một sản phẩm đi vào cuộc sống, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực của huyện, Ban thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch về sản xuất nông nhiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022; theo đó, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có trên 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có từ 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá, truyền thông mạnh mẽ để mọi người dân hiểu về lợi ích của việc xây dựng sản phẩm OCOP, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Hoàng Anh TuấnHUV, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THIỆU THỊNH

Sau 10 năm thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, tháng 10/2020 Xã Thiệu Thịnh được công nhận đạt chuẩn NTM. Không dừng lại ở thành tích đã đạt được, hơn một năm qua, cán bộ và nhân dân trong xã đã phấn đấu hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM. Với mục tiêu xây dựng ngay từ cơ sở, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Thịnh đã và đang chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí ở các thôn, phấn đấu cả 3 thôn trong xã đều đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021.

Để đạt được mục tiêu đề ra, cấp ủy Đảng Thôn Đương Phong đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, chỉ đạo ban phát triển NTM xây dựng phương án trình UBND xã phê duyệt, thường xuyên giao ban, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Bên cạnh đó Thôn còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, lồng ghép qua các buổi sinh hoạt tập thể, hội nghị,các cuộc họp khu dân cư, trên hệ thống loa truyền thanh, bằng khẩu hiệu, băng zôn, pa nô tại các trục đường chính ở khu dân cư. Từ đó đã làm cho người dân trong thôn nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện NTM với phương châm” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. Vì vậy thôn Đương Phong đã nâng cấp được 197m đường làng ngõ xóm, xây mới 880m cống rãnh thoát nước có nắp đậy đảm bảo vệ sinh môi trường. Đầu tư mua sắm các trang thiết bị thông tin, tuyên truyền, xây dựng bãi xử lý rác thải, thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, xây lát 300m kênh mương nội đồng nâng cấp nhà ở, cải tạo công trình chuồng trại gia súc… với tổng kinh phí đầu tư 37 tỷ 340 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong thôn đạt gần 47 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%,Công tác y tế và giáo dục đào tạo được quan tâm đúng mức, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được nhân rộng và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an ninh - quốc phòng luôn giữ vững.

Cùng với Thôn Đương phong. Cán bộ và nhân dân thônThống Nhất cũng đã đoàn kết chung sức, quyết tâm xây dựng nông thôn mới. Kết quả đạt được trong 2 năm qua, thôn Thống Nhất đã bê tông hóa được gần 1km đường làng ngõ xóm, xây mới và đậy nắp 600m cống rãnh thoát nước. Đầu tư mua sắm các thiết chế văn hóa. Xây dựng bãi xử lý rác thải, 70 thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, xây lát 300m kênh mương nội đồng, nâng cấp 65 nhà ở, cải tạo công trình chuồng trại gia súc các công trình nước sạch , nhà tiêu hợp vệ sinh… với số tiền đầu tư trên 44 tỷ đồng đồng. Thôn Thống Nhất đã quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào trồng như: mía, ngô sinh khối…Mở rộng ngành nghề, tìm kiếm việc làm thường xuyên.Vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người trong thôn năm 2020 đạt trên 46 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%. Kinh tế phát triển thôn Thống nhất luôn quan tâm đến công tác y tế và giáo dục đào tạo được, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, diện mạo nông thôn thêm phần khởi sắc.

Đối với thôn Quyết Thắng, khi đề ra chủ chương sát đúng, xây dựng kế hoạch cụ thể, được bàn bạc kỷ lưỡng thấu đáo. Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn đã thấy rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và hưởng thụ nên việc xây dựng nông thôn mới ở thôn Quyết Thắng đã thành công. Đến năm 2020 thu nhập đầu người trong thôn đạt 46,37 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%, Trong hai năm qua thôn đã đầu tư gần 48 tỷ đồng, xây mới nhà văn hóa,khu thể thao, mua sắm các trang thiết bị, thiết chế văn hóa. Nâng cấp 300m đường làng ngõ xóm, trên 500m cống rạnh thoát nước, bê tông hóa 250m đường ra bải rác thải, 300 kênh mương nội đồng, lắp đặt 70 thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Nhân dân trong thôn đã đầu tư xây dựng mới 67 ngôi nhà, nhiều gia đình đầu tư từ 3-5 tỷ đồng đã góp phần tạo cạnh quan môi trường trong thôn khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác y tế và giáo dục đào tạo, an sinh xã hội cũng được đẩy mạnh.Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng đến gia đình và đến từng người dân. An ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. Chi bộ Đảng luôn đạt trong sạch, vững mạnh. Các đoàn thể, chính trị, xã hội luôn đạt xuất sắc.

Với nhưng kết quả đạt được, cho thấy sự nỗ lực, cố gắng vượt mọi khó khăn của cán bộ, đảng viên và nhân dân ba thôn: Quyết Thắng, Thống Nhất và Đương Phong (xã Thiệu Thịnh) trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trong thời gian tới 3 thôn cần phải tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, quy hoạch vùng sản xuất, duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Quản lý tốt các công trình, trang thiết bị, các nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Đẩy mạnh việc trồng hoa, cây cảnh dọc đường giao thông, hạn chế chăn nuôi trong khu dân cư, không thả trâu bò ra đường làng, ngõ xóm. Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền vận động nhân dân tu bổ nhà ở xuống cấp, không để có đơn thư khiếu kiện, thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự, đảm bảo chỉ tiêu giao. Tranh thủ các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động tạo nguồn lực cho các nhà máy và khu công nghiệp… góp phần xây dựng xã Thiệu Thịnh ngày thêm giàu đẹp văn minh.

Phạm Thanh AnTrung tâm VH, TT, TT& DL

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐÔI NÉT VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP

NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU

Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần (1230) tại giáp Thần Hậu (nay là làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung). Thân phụ là Lê Văn Minh, cháu sáu đời Trấn Quốc Bộc xạ Lê Lương. Thân mẫu là con gái cụ Đỗ Tất Bình, một người từng theo Nho học, tinh tường thuật phong thủy (địa lý) ở thôn Phúc Chữ (nay là làng Phủ Lý Trung). Theo gia phả họ Lê Lương và truyền thuyết làng Kẻ Rỵ, thì thân phụ Lê Văn Hưu bị ốm chết từ khi thân mẫu mới mang thai ông được bốn tháng. Sống trong cảnh góa bụa và son trẻ, bà Đỗ thị ước ao con mình sẽ là con trai nối dõi gia đình họ Lê, làm rạng rỡ tổ tông, đáp ứng lòng mong mỏi của tổ tiên (đời thứ 5); “phật đạo hư vô, nhà ta nhiều đời chuyên coi trọng đạo Phật, được nhà vua tôn sùng và ban lộc hiển vinh. Con cháu nên tu nhân tích đức; học đạo giảng kinh; nhất thiết dùng đạo đức, văn chương làm phúc, ngõ hầu được lưu danh ngàn đời”.

Khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Lê Văn Hưu có khuôn mặt đầy đặn, trung hậu; lớn lên mỗi ngày càng thấy khôi ngô tuấn tú. Chính ông ngoại là Đỗ Tất Bình đã đặt tên cho đứa cháu yêu quý của mình với một niềm hy vọng cháu sẽ là điềm lành, điều tốt đẹp, sức mạnh của gia đình và dòng họ Lê. Tương truyền, cậu bé Lê Văn Hưu sớm biết nói, mẹ cậu là người sinh ra trong gia đình Nho học, biết nhiều chữ nghĩa, nên thường dạy truyền miệng cho cậu chữ nghĩa sách Nho để cậu thấm dần, mong con về sau hay chữ. Hễ dạy là cậu Hưu thuộc ngay và nhớ rất dai. Khi độ năm, sáu tuổi, cậu bé Hưu được ông ngoại dạy học từng đoạn văn sách, cậu thuộc nhanh và thường đem khoe với người lớn, được khen ngợi, cậu thích lắm.

Bấy giờ ở đầu làng Thần Hậu, dưới bóng đa to sum suê tỏa bóng mát, có một quán học, là nơi một thầy đồ dạy con em các nhà gia thế học chữ Nho. Đó cũng là nơi các cụ đã học chữ Nho trong làng thỉnh thoảng họp nhau bình thơ, đọc sách. Cậu bé Hưu thường mon men đến quán học xem các anh học chữ với thầy đồ. Mỗi khi thấy trò không thuộc bài, đọc ngắc ngứ, bé Hưu thường cười ngặt nghẽo.

Thầy đồ biết bé Hưu là cháu nhà họ Lê, một lần ông viết mấy câu chữ Nho, giảng cho cậu nghe, sau đó viết lại vào tờ giấy khác, bé Hưu đọc lại không sai một chữ và giảng nghĩa không sai, làm cho mọi người đứng đó phải ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Ai cũng cho bé Hưu là thần đồng.

Được ở nhà học với ông ngoại, đến năm lên chín tuổi thì bé Hưu được đưa đến học với ông đồ ở Cổ Bôn, bên bờ Bắc sông Hương Giang (sông nhà Lê) cách làng Nam chừng vài dặm (khoảng hơn cây số, nay thuộc thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn). Lê Văn Hưu học rất sáng dạ, thầy đồ họ Nguyễn thường khen cậu trước các học trò trong lớp. Tiếng tăm “Thần đồng Hưu” càng ngày càng nổi. Các bạn của Lê Văn Hưu đều nói rằng, chưa bao giờ cậu chịu kém thua ai, bài vở bao giờ cũng thuộc làu làu, thầy ra câu đối thì đối rất nhanh và rất hay.

Bên một cây đa, trên đường từ làng Phủ Lý đến Phúc Triền, Lê Văn Hưu đi học, có một lò rèn. Một lần đi học về, dừng chân xem ông phó rèn đang mài một chiếc dùi đóng vở, Lê Văn Hưu rất thích. Thấy cậu trò nhỏ nhắn ngắm nhìn chiếc dùi, ông phó rèn bèn hỏi: Cậu có thích cái dùi đóng sách không? Lê Văn Hưu đáp: Rất thích. Tôi ra vế đối, nếu cậu đối được, tôi tặng cậu chiếc dùi ấy và thêm ba tiền nữa để cậu mua giấy. Rồi ông phó đọc:

“Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở”.

Bé Hưu không lưỡng lự, đọc ngay:

“Giấy trong túi, bút trong túi, mực trong túi, viết lúi húi mà đậu Khôi nguyên”. Bạn học đi theo ngạc nhiên và reo vang. Bác thợ rèn xong chiếc dùi lại kèm ba tiền thưởng cho cậu Hưu trong niềm thán phục vui vẻ. Tiếng tăm học giỏi và có chí chiếm bảng Khôi nguyên của Lê Văn Hưu nổi tiếng khắp vùng Đông Sơn.

Mẹ Hưu mừng vì con có tiếng Thần đồng trong vùng. Bà đến Kẻ Chè nhờ thợ đúc cho con một cây đèn hình con rồng đang vươn lên cao. Bà dùng bảy viên ngọc nhỏ mà gia đình chồng, trước kia được vua ban thưởng để ông thợ khảm vào mắt rồng, đầu rồng và bốn chân rồng. Đêm đêm, đèn thắp lên ánh ngọc tỏa sáng cho cậu Hưu học bài. Tương truyền, đi đâu Lê Văn Hưu cũng đem đèn đi theo. Cho đến khi đã thi đỗ và làm quan ở Thăng Long, làm môn đệ cho Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải hoặc lúc soạn sách “Đại Việt sử ký” ông vẫn làm việc cần mẫn dưới ánh sáng của cây đèn rồng do mẹ ông làm từ thuở thiếu thời này.

Truyền thuyết vùng Nhuệ Sơn (núi Nhồi) huyện Đông Sơn kể rằng, trước khi ra kinh đô ứng thí (dự kỳ thi Thái học sinh), chàng trai Lê Văn Hưu có đến chùa Báo Ân ở núi An Hoạch (nay thuộc xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa) để đọc sách và ôn luyện cho yên tĩnh. Thấy có chàng trai chăm chỉ sách đèn lại khôi ngô tuấn tú, một ông Tiên trên núi thỉnh thoảng xuống trò chuyện, lâu lâu thành bạn tri kỷ. Một hôm nhìn cây thiên tuế trước chùa, ông Tiên liền đọc vế đối:

- Cây thiên tuế sống ngàn năm

Có lẽ ông Tiên muốn nói rằng cây thiên tuế vì sống lặng lẽ nơi cảnh chùa không bị bụi bặm trần thế nên thọ đến ngàn năm. Chàng trai Lê Văn Hưu chỉ giàn hoa thiên lý gần đó đọc luôn:

- Hoa thiên lý thơm vạn dặm.

Vì Lê Văn Hưu cho rằng hoa thiên lý tỏa mùi thơm có ích cho đời, đem tinh túy của trời đất đến vạn dặm chứ không chỉ sống lặng lẽ như cây thiên tuế. Phải chăng chàng muốn tỏ ý chí của mình.

Không lâu sau đó, chàng trai Lê Văn Hưu khăn gói lên kinh kỳ dự thi Thái học sinh do vua Trần Thái Tông mở vào đầu mùa xuân năm Đinh Mùi (hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16, tức năm 1247). Cả dòng họ Lê, mẹ Lê Văn Hưu và họ Đỗ cùng dân làng Kẻ Rỵ ngày ngày mong ngóng tin vui của người con, cháu từ Thăng Long. Đầu mùa hè năm ấy, cùng với ánh nắng rực rỡ, tin vui Lê Văn Hưu đậu Tam khôi, bậc Bảng nhãn (chỉ xếp sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền và xếp trước Thám hoa Đặng Ma La) tràn ngập khắp Bối Lý, rồi lan khắp cả huyện Đông Sơn và trấn Thanh Hóa.

Trước Lê Văn Hưu ở vùng đất Đông Sơn (bao gồm cả hai huyện Đông Sơn và Thiệu Hóa ngày nay) và trấn Thanh Hóa mà nhà Trần còn gọi là “trại” (miền đất xa kinh kỳ ở Thăng Long) chưa có ai đậu Thái học sinh (sau này gọi là Tiến sĩ) chứ đừng nói đến đậu “Tam khôi” (hạng cao nhất) là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, tức là ba danh hiệu đứng đầu bảng vàng (bảng đề tên những người đỗ Tiến sĩ của triều đình). Kỳ thi Thái học sinh năm Đinh Mùi (1247) này, nhà Trần đã chọn cả bậc Tam khôi. Thật khó có ai nghĩ rằng cả ba danh hiệu Tam khôi khoa này đều là những người vị thành niên (dưới 20 tuổi): Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi (quê thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày nay); Bảng nhãn Lê Văn Hưu, 17 tuổi; Thám hoa Đặng Ma La, 14 tuổi (ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay).

Lê Văn Hưu trở thành vị tiến sĩ đầu tiên của huyện Đông Sơn và xứ Thanh, mở đầu con đường khoa cử (thi Nho học, đáp ứng tài năng tuyển chọn quan chức của triều đình). Dĩ nhiên Lê Văn Hưu là Tiến sĩ đầu tiên của Bối Lý (Kẻ Rỵ) làm rạng rỡ quê hương gia đình. Trong “nhà thờ ông Hưu” còn ghi câu đối:

“Khắc Thiệu Hóa cơ, Nam Bắc Đông Tây Sơn Đẩu vọng. Vĩnh Thanh Hoa địa, y quan chương phú lý dư hương”.

Nghĩa là:

Đặt nền Thiệu Hóa, khắp Nam Bắc Đông Tây trông về Thái Sơn Sao Đẩu. Vững đất Thanh Hoa, văn chương áo mũ thơm làng xóm quê hương.

Sau khi yết bảng đề tên những người đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), vua Trần đã ban thưởng cho các Thái học sinh, đó là lễ “ban áo mũ cân đai” (áo, mù, khăn, đai), hoa bạc và cho “vinh quy bái tổ” (về làng để tạ ơn tổ tiên, làng xóm). Lê Văn Hưu là bậc Tam khôi nên được ban áo chầu bằng vải đoạn huyền (đoạn màu đen xanh), là thứ áo đẹp nhất của các Tiến sĩ, mũ phác đầu (mũ có hai cánh lá đề bằng nhau, gọi là mũ cánh chuồn), đai lụa màu tím bịt chín đồng cân (chỉ) bạc, lại được ban một hoa bạc gồm 8 cành, nặng 8 đồng cân. Sau khi được dự yến tiệc do nhà vua khao, được triều đình cho xe ngựa, lính hầu về quê tạ ơn tổ tiên, họ hàng, làng xóm. Cả Kẻ Rỵ tưng bừng, náo nhiệt, trai, gái chen nhau đi xem quan Tam khôi về làng. Thật bõ công những năm tháng dùi mài sách đèn và công lao của mẹ góa, họ hàng, làng xóm và người vợ họ Nguyễn.

Trở lại kinh đô, Lê Văn Hưu được vua Trần Thái Tông, chọn làm thầy học của các Hoàng tử: Trần Hoảng, con trai thứ hai của vua sinh năm 1240; Trần Quang Khải sinh năm 1241... và Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật. Các Hoàng tử, sau một thời gian được thầy Hưu dạy bảo kinh sách, đều trở thành những người có học vấn sâu sắc, đều trở thành những trụ cột của triều Trần: Trần Hoảng sau kế vị ngôi vua, tức Trần Thánh Tông (1258-1278), là một hoàng đế anh minh; Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trở thành quan Thái sư đứng đầu bách quan, văn võ kiêm toàn, nhân nghĩa; Trần Nhật Duật trở thành nhà ngoại giao kiệt xuất; Trần Ích Tắc mở trường dạy học ở phủ đệ tại Thăng Long để đào tạo nho sĩ bốn phương, về sau có nhiều người thành đạt (như Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên khoa Giáp Thìn - 1304, Bùi Phóng... gồm đến 20 người).

Năm 24 tuổi (1253), Lê Văn Hưu được giữ chức Hàn lâm viện thị độc giữ việc giảng kinh sách cho Vua. Vào năm Tân Mùi niên hiệu Thiệu Long thứ 14 (1271) vua Trần Thánh Tông lấy Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải (em trai) làm Tướng quốc Thái úy nắm giữ việc nước, Lê Văn Hưu được cử làm Phó quan giúp việc Thái úy. Không lâu, Lê Văn Hưu được thăng chức Kiểm pháp quan của Viện Đăng Văn, là chức quan giữ việc tra xét hình ngục. Đến năm 1274 (45 tuổi), Lê Văn Hưu được thăng lên chức Thượng thư bộ Binh (như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày nay). Trước đó, ông giữ chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc Sử giám tu, là chức quan đứng đầu Viện Quốc Sử. Trong thời gian ở cương vị ấy, ông được giao nhiệm vụ soạn Quốc sử. Mùa xuân năm Nhâm Thân, niên hiệu Thiệu Long thứ 15 (1272), ông dâng lên vua Trần Thánh Tông bộ “Đại Việt Sử ký” gồm 30 quyển, ghi chép lịch sử nước ta từ thời Triệu Vũ đế (207 - 136 TCN) đến Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225). Đây là bộ Quốc sử đầu tiên của nước ta. Lê Văn Hưu được các sử quan đời sau đánh giá là “Đại thủ bút đời Trần” (Ngô Sỹ Liên, bài tựa Đại Việt Sử ký toàn thư, 1479) “nghĩa lớn khen chê rành rành như công luận” (Bài tựa sách “Đại Việt sử ký tục biên” của Phạm Công Trứ, 1665). Ông được đề cao như những nhà sử học lớn: Có người lấy tên nhà sử học Hêrôđổt của Hy Lạp nói rằng: “Lê Văn Hưu là Hêrôđốt (485 - 425 TCN) của Việt Nam”; hoặc ví ông như nhà sử học Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN) của Trung Hoa mà nói rằng: “Lê Văn Hưu là Tư Mã Thiên của Việt Nam”... Đánh giá công lao to lớn của Lê Văn Hưu để hoàn thành bộ Quốc sử “Đại Việt Sử ký” (30 quyển).

Năm 1274, Lê Văn Hưu đã từ quan sau một thời gian giữ chức Thượng thư bộ Binh, về nhà, ông mở trường dạy học và đi xem phong thủy bốn phương. Trong sách “Lịch triều đăng khoa bị khảo”, ông Phan Huy Ôn (Tiến sĩ năm 1779) viết: “Ông là người am hiểu địa lý. Cuối đời, thôi làm quan, ông đi xem phong thủy bốn phương. Phàm những lời phê trong các cuốn sách phong thủy của Cao Biền, Hoàng Phúc đều là tự tay ông cả”. Khi nghỉ quan ở triều đình, ông Hưu trở về Kẻ Rỵ quê cũ, dạy học trò và khảo cứu phong thủy, đồng thời sống trọn vẹn với người vợ hiền từ thuở hàn sinh.

Ông Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322) và bà Nguyễn Thị Thanh mất ngày 23 tháng 3 năm Giáp Dần (1314), ông thọ 93 tuổi, bà thọ 82 tuổi, đều yên nghỉ ở xứ Mã Giòm làng Nam xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa ngày nay. Trên mộ ông còn tấm bia mộ. “Bảng nhãn Lê Tiên sinh Thần bi”, ghi sự nghiệp, thân thế Lê Văn Hưu dựng từ năm 1867, niên hiệu Tự Đức thứ 20.

Năm 1990 sau Hội thảo khoa học về nhà sử học Lê Văn Hưu, đền thờ Lê Văn Hưu đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ; đến nay (năm 2019) di tích đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương tu bổ, tôn tạo để tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với nhà sử học Lê Văn Hưu, người đã có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là nhân tài lỗi lạc của kỷ nguyên độc lập và hưng thịnh Lý - Trần, là danh nhân văn hóa dân tộc, là tiến sĩ khai khoa của tỉnh Thanh Hóa và là người con ưu tú của dòng họ Lê ở vùng đất Kẻ Rỵ.

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

ÐẢNG LÀ NƠI NHỊP TIM TÔI ĐẬP

Ðảng là nơi nhịp tim tôi đập
Nơi buồn vui trong công việc mỗi ngày
Trong cây cỏ hồn ông bà thuở trước
Tiếng trống ngày Xô-viết vẫn còn lay…

Ðảng là mẹ, là cha trong hàng quân Cứu quốc
Tay giơ cao thành “đồng chí” dưới cờ
Máu đổ ba mươi năm đánh giặc
Máu càng hồng, càng thắm một giấc mơ

Anh ngã xuống một buổi chiều Quảng Trị
Không kịp về kết nạp Ðảng đêm nay
Ðứa em út bây giờ trong đội ngũ
Ðảng là anh trong thương nhớ vơi đầy…

Tôi không thể sống một ngày không nhớ
Tôi từ đâu và đất nước từ đâu
Ngày nô lệ, máu thành dòng tới bể
Ðến trời xanh cũng không có trên đầu…

Tôi không thể không căm hờn những kẻ
Làm ô danh Ðảng vĩ đại của mình
Tôi không thể không coi khinh những kẻ
Hưởng rất nhiều mà không một ghi ơn.

Ðất nước đã bừng lên vận mới
Nhưng làng quê còn sấp ngửa luống cày
Tôi không thể sống một ngày không nhớ
Mỗi ngày mình theo Ðảng để vì ai.

Nguyễn Sĩ Đại

Bản tin nội bộ Tháng 01 Năm 2022

Đăng lúc: 31/01/2022 (GMT+7)
100%

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

“TRÍCH”NGHỊ QUYẾT SỐ 09-NQ/HU

CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN

Ngày 12/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban Nghị quyết số 09-NQ/HU về “Phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết như sau:

I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

* Chỉ tiêu kinh tế:

1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5% trở lên, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,21%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 22,51%; Các ngành dịch vụ tăng 14,12%.

2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng.

3. Tổng sản lượng lương thực giữ mức 108 nghìn tấn.

4. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 130 ha.

5. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 138 triệu đồng.

6. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 4.000 tỷ đồng trở lên.

7. Tăng thu ngân sách 10% so với dự toán tỉnh giao.

8. Số doanh nghiệp mới được thành lập 50 doanh nghiệp.

9. Phấn đấu có 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 21 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu trở lên; 100% số thôn đạt thôn NTM; có thêm 14 sản phẩm OCCOP.

10. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 15,5% trở lên.

11. Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 100%.

* Chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa - xã hội

12. Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,7%.

13. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động đạt 27,5%.

14. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% trở lên.

15. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm đạt 100%.

16. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 97,6%.

17. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) còn 5,8%.

18. Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế trên tổng dân số đạt 92%.

19. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn 88%.

20. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%/năm (theo tiêu chí mới).

21. Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 35%.

* Chỉ tiêu môi trường

22. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,24%.

23. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó được dùng nước sạch là 67%.

24. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 88%.

* Về an ninh trật tự

25. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 80% trở lên.

* Về xây dựng Đảng

26. Kết nạp 100 đảng viên mới trở lên.

27. Tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần chủ động, tích cực, không chủ quan lơ là, cũng không cực đoan mất bình tĩnh; làm tốt công tác quản lý cách ly tại cộng đồng, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định phòng chống dịch; nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của các cơ sở y tế địa phương; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vacxin theo từng nhóm đối tượng, phấn đấu trong năm 2022 hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

2.Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh phát triển.

Đẩy nhanh tích tụ đất đai, ứng dụng công nghệ cao để hình thành phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang loại có giá trị kinh tế cao, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ người sản xuất đến người tiêu thụ và tiêu dùng theo cơ chế hợp đồng. Chuẩn bị phương tiện vật tư và điều kiện cần thiết khác để ứng phó kịp thời thiên tai bão. Huy động tối đa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; trọng tâm là cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, tường rào... theo hướng hiện đại, văn minh, tiêu chuẩn đô thị. Xây dựng trình HĐND huyện ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổ chức đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2022. Đẩy mạnh hơn nữa chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm (OCCOP); phấu đấu năm 2022 có thêm 14 sản phẩm được công nhận.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàhạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tạo sức hấp dẫn mới cho thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Vạn Hà để sớm bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn Huali đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giày công suất sử dụng 12.000 công nhân, phấn đấu đi vào hoạt động vào cuối năm 2022; tiếp tục kêu gọi đầu tư mở rộng Cụm CN Vạn Hà thêm 25ha. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh thủ tục chấp thuận thành lập các cụm công nghiệp Hậu Hiền, Ngọc Vũ và thủ tục chấp thuận đầu tư Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh.

Tăng cường quản lý các nguồn thu, có kế hoạch nuôi dưỡng, tạo nguồn thu mới, chống thất thu ngân sách, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công ngay từ đầu năm trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ GPMB, công tác chuẩn bị đầu tư. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách và huy động tối đa các nguồn lực để từng bước hoàn chỉnh, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông như: đường Trung tâm mới huyện Thiệu Hóa, đường Quốc lộ 45 cải dịch, các tuyến đường ngoài hàng rào cụm, Khu công nghiệp...; quan tâm phát triển chỉnh trang hạ tầng nông thôn, đô thị, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học và các công trình văn hóa. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường đặc biệt là quản lý khai thác cát và đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Đẩy nhanh giải quyết tồn đọng về đất đai. Tổ chức đấu giá đất các mặt bằng trong năm 2022 theo đúng quy định.

3.Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung đô thị, các quy hoạch chi tiết xây dựng; triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao tỷ lệ đô thị hóa.

Chỉ đạo sớm hoàn thành lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Giang Quang đến năm 2045, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 5/2022; tiến hành thủ tục lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ngọc Vũ đến năm 2045, phấn đấu trình UBND tỉnh phê duyệt tháng 7/2022; triển khai các Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các Khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn, nhất là các khu đô thị tạo điểm nhấn kiến trúc diện mạo đô thị như: Khô đô thị Phú Hưng, Khu đô thị Đông đô, khu đô thị Cổ đô.... Xây dựng trình UBND tỉnh Đề án công nhận Đô thị Hậu Hiền đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5; trên cơ sở đó, rà soát các tiêu chí để xây dựng Đề án thành lập thị trấn Hậu Hiền. Trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở sáp nhập xã Thiệu Phú. Sớm nghiên cứu Phương án di dời, phương án thiết kế Trụ sở khối cơ quan Huyện ủy, UBND, đoàn thể theo quy hoạch đã được duyệt.

4.Nâng cao chất lượng toàn diện các lĩnh vực văn hoá, giáo dục; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp năm học 2021-2022; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn; quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phấn đấu thành tích trong nhóm các huyện dẫn đầu trong tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án Xây dựng Trường THCS thị trấn Vạn Hà trở thành trường trọng điểm về chất lượng. Tăng cường nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp học đạt chuẩn theo quy định. Tăng cường bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Thiệu Hóa đến năm 2030; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tốt Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu. Huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng trên địa bàn như: Đền thờ Trà Đông, Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho, Lăng mộ Vua Lê Ý Tông….

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các chính sách hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tích cực theo dõi, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động kết nối từng bước khôi phục, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan tâm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; kêu gọi các nguồn vốn đầu tư nâng cấp củng cố hệ thống y tế huyện và xã như: Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện, trạm xá các xã, thị trấn…

5.Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch, phương án củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; hoàn thành công tác tuyển quân, huấn luyện kỹ, chiến thuật, nghiệp vụ, giáo dục quốc phòng; tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời triển khai các biện pháp xử lý, giải quyết sớm tình hình vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, điểm nóng phức tạp; đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, phạm pháp hình sự, nhất là các tội phạm có tổ chức, ma tuý, tín dụng đen, can dự vào hoạt động khai thác khoáng sản, đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. Đấu tranh xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ để kích động lôi kéo khiếu kiện đông người, gây mất an ninh trật tự.

Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường đối thoại, xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc, bất bình trong Nhân dân. Kiên trì đối thoại, đề xuất với tỉnh để tìm hướng giải quyết dứt điểm đề nghị của 37 hộ dân xã Thiệu Giang.

6.Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, hiệu quả hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngang tầm nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tiếp tục triển khai chuyên đề toàn khóa về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Triển khai quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng 2025-2030; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, bố trí chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn không phải là người địa phương; thực hiện tinh giản biên chế, kết hợp với sắp xếp bố trí cán bộ, công chức dôi dư, không đủ tuổi tái cử, bổ nhiệm lại và không đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, bổ sung Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ huyện theo Quy chế mẫu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xây dựng ban hành Quy chế mẫu của Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn để thống nhất thực hiện trong toàn Đảng bộ. Tăng cường công tác quản lý, rà soát, sàng lọc đảng viên theo Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí thư. Quan tâm bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình kiểm tra, giám sát, chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tập trung kiểm tra giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết, phong trào trì trệ kéo dài và có nhiều đơn thư khiếu kiện. Chủ động nắm chắc tình hình, tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước. Tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân. Nâng cao chất lượng tổ chức và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội; Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Chỉ đạo thành công Đại hội Hội Cựu chiến binh; Đại hội Đoàn thanh niên và Đại hội Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Nâng cao chất lượng các kỳ họp, các cuộc giám sát, chất lượng thẩm tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của HĐND các cấp cũng như chất lượng tiếp xúc cử tri; năng lực quản lý, điều hành của UBND các cấp, khả năng thể chế hoá các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, HĐND, đề án, quy hoạch, kế hoạch, sớm đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, HĐND vào cuộc sống. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong tất cả các lĩnh vực.

Ban Biên tập

TIN TỨC - SỰ KIỆN NỔI BẬT

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH,

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 01 NĂM 2022

Tình hình kinh tế - xã hội

- Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo thu hoạch cây trồng vụ Đông với tổng diện tích 1.603,9ha, đạt 79% kế hoạch. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân gieo cấy vụ Chiêm xuân 2022 đúng lịch thời vụ, đã cấy 1.500ha; cây rau màu khác đã gieo trồng 273ha. Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, chống rét trên đàn gia súc, gia cầm.

- Công tác xây dựng Nông thôn mới: Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới năm 2022 theo Kế hoạch đã được duyệt. Tiếp tục thực hiện chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường sáng, xanh, sạch đẹp.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại: Giá trị sản xuất ước đạt 156,33 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Trong tháng 01 thành lập mới 05 doanh nghiệp, đạt 9,1% kế hoạch.

Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai, tổ chức kiểm tra, xử lý gian lận trong thương mại; nhìn chung hàng hóa những ngày giáp Tết khá phong phú về chủng loại, đảm bảo chất lượng, giá một số mặt hàng thiết yếu ổn định.

- Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường: Thu ngân sách tháng 01 ước thực hiện 90,2 tỷ đồng, đạt 26% dự toán huyện giao; đạt 40% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Trong tháng cấp 108 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản; công tác tổng vệ sinh môi trường.

- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Tổ chức cho đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp tỉnh, kết quả: toàn huyện đạt 55 giải, xếp thứ 11/27 huyện, thị, thành phố, trong đó: 10 giải Nhì, 28 giải Ba, 17 giải Khuyến khích. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch Covid-19, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; việc tổ chức đón Tết nguyên đán Nhâm Dần; tuyên truyền về phong tục tập quán tốt đẹp trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và gương người tốt, việc tốt.

- Lĩnh vực y tế: Tập trung chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến nay, đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 101.221 người; kêu gọi các công ty, doanh nghiệp các nhà hảo tâm, các cá nhân và Nhân dân tham gia ủng hộ mua vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19, đến nay đã nhận hỗ trợ kit test nhanh kháng nguyên, khẩu trang, quần áo bảo hộ và tiền mặt, số tiền ủng hộ ước 1,1 tỷ đồng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Tết Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022.

- Lĩnh vực Lao động - TBXH: Nắm bắt, kiểm tra tình hình đời sống Nhân dân, chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các hộ chính sách, người có công, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn với 21.067 suất quà trị giá 5,3 tỷ đồng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập 11 đoàn công tác đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà Người và gia đình có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn huyện; dâng hoa, dâng hương Nghĩa trang liệt sỹ, nhà bia liệt sỹ huyện.

Công tác quốc phòng - an ninh

Tổ chức đón 180 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương. Tập trung công tác tuyển quân để chuẩn bị giao quân năm 2022.

Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Trong tháng có 09 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) và mừng xuân Nhâm Dần. Tổ chức phát động Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Nhà sử học Lê Văn Hưu”, (1230 - 1322).

- Công tác tổ chức, cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất chủ trương giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã Thiệu Thịnh, nhiệm kỳ 2021-2026; giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thiệu Hợp, xã Thiệu Duy nhiệm kỳ 2017-2022; kiện toàn chức danh Chủ tịch MTTQ xã Thiệu Tiến. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy; Phó Chánh Văn Phòng HĐND&UBND huyện; Phó Chánh Thanh tra huyện; Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện. Chỉ đạo kiện toàn cấp ủy viên, bí thư chi bộ Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Thiệu Hóa. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên năm 2021 theo đúng quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp đảng cho 22 quần chúng ưu tú; hoàn thiện hồ sơ tặng huy hiệu đảng đợt 03/02/2022.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Chỉ đạo công bố quyết định kỷ luật đối với đảng viên vi phạm theo quy định. Thẩm định nhân sự để giới thiệu bổ nhiệm một số chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Chỉ đạo tập trung giải quyết đơn thư, kiến nghị ngay tại cơ sở đảm bảo quy tắc, quy trình, thời gian theo quy định.

- Hệ thống dân vận tích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Ban chỉ đạo XDCS&THQCDC huyện phê duyệt Kế hoạch xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; kế hoạch quốc phòng - an ninh các xã, thị trấn năm 2022.

- HĐND - UBND huyện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; chỉ đạo quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ đạo thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân đảm bảo đúng lịch thời vụ, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án đang thi công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.

-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cường nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, vận động Nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực chăm lo, thăm hỏi các đối tượng, đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dịp Tết Nhâm Dần. Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Tết sum vầy - Xuân bình an và trao 175 suất quà trị giá 227,7 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lao động về quê do bị mất việc làm. Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai xây dựng Đề án Phụ nữ tham gia phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện. Huyện Cựu chiến binh, Huyện Đoàn chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Điểm, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Trịnh Văn ĐệHUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BỆNH QUAN LIÊU, VÔ CẢM

VỚI NHÂN DÂN CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân:

Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Cán bộ, đảng viên đặc biệt là những người lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”. Bệnh quan liêu không chỉ là sự sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền, là hệ quả của sự suy thoái lập trường tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”.

Bên cạnh đó, là khuynh hướng lãnh đạo cứng nhắc, trì trệ, thụ động; bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, gây phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng. Với những cán bộ, đảng viên mắc bệnh vô cảm, họ thờ ơ với việc chung, “chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí”, “không phê bình, không tự phê bình”, “sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì thôi”.

Với tác hại to lớn như vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải”. Để chữa bệnh, Người đã kê ra một “đơn thuốc” với “cách chữa bệnh ấy gồm có một nguyên tắc là:Theo đúng đường lối nhân dânvà 6 điều là: Đặt lợi íchnhân dânlên trên hết; Liên hệ chặt chẽ vớinhân dân; Việc gì cũng bàn vớinhân dân, giải thích chonhân dânhiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trướcnhân dân, và hoan nghênhnhân dânphê bình mình; Sẵn sàng học hỏinhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, đểnhân dânnoi theo”. Bản thân Hồ Chí Minh là mẫu mực của lãnh tụ thương dân, gần dân, hiểu dân, kính dân, trọng dân, một người trọn đời thực hiện nhất quán nguyên tắc “theo đúng đường lối nhân dân”.

Để chống bệnh quan liêu, xa dân, Người còn căn dặn: phải đồng tâm hiệp lực phải kiên trì, quyết tâm chống đến cùng, phải làm có tổ chức, làm từ trên xuống dưới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, hoạt động theo tinh thần “chú trọng thực tế, nỗ lực làm việc, phụng sự nhân dân”. Bên cạnh giáo dục tư tưởng, rèn luyện đạo đức, khuyến khích cán bộ, đảng viên tận tụy phục vụ nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hành kỷ luật nghiêm minh, xử lý bằng pháp luật đối với những người vi phạm; phải phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu…

Vận dụng trong công tác đấu tranh phòng, chống căn bệnh quan liêu, vô cảm:

Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống bệnh quan liêu, trước yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, Đảng ta xác định đây là một trong những vấn đề mang tính cấp bách, nội dung quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác phòng, chống quan liêu nói riêng, phòng chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức nói riêng như: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2 - khóa VIII); Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Gần đây, ngày 28-10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu từ sự yếu kém, suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, căn bệnh quan liêu, vô cảm đến nay vẫn là căn bệnh mãn tính trong Đảng và bộ máy công quyền. Với tinh thần tự phê thẳng thắn, nghiêm túc, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”.

Trên thực tế, có thể thấy hiện nay căn bệnh này diễn ra xảy ra ở hầu hết các cấp, các ngành, các địa phương, với những mức độ khác nhau. Nhiều chính sách ban hành viễn vông, xa rời thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trì trệ, vô trách nhiệm “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền cấp một số địa phương quan liêu, thiếu sâu sát, vô cảm trước khó khăn, nỗi đau của nhân dân nên đã xảy ra một số sai phạm phải xử lý…

Để đấu tranh chống căn bệnh này, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức để mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thương dân, hiểu dân, gần dân, trọng dân, phụng sự dân; thực sự để "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Mỗi cán bộ, đảng viên tự giác, tự nhận thức về trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, đồng cảm, trăn trở với cuộc sống của dân cũng như biết trọng “liêm sỉ, danh dự” để giữ mình trước cám dỗ của lợi ích không chính đáng, không phản bội lại lợi ích của dân, của Đảng.

- Để trị “bệnh vô cảm”, rất cần tạo dựng môi trường xã hội nhân văn, tiến bộ, lành mạnh để tiếp tục vun đắp và không ngừng nhân lên những giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống nhân ái của dân tộc. Trước hết, cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên để lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong xã hội. Hiện nay, Đảng đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên như Quy định số 101- QÐ/TW của Ban Bí thư, Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quy định số 08-QĐi/TW của Bộ Chính trị, trong đó đặt ra yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu là phải thật sự nêu gương trước Đảng và nhân dân, phải kiên quyết chống lại các biểu hiện “Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân”. Có thể nói, đề cao việc nêu gương, làm cho cái tốt lấn át cái xấu, cái thiện thắng cái ác, cái chân thực lấn át cái giả dối sẽ là liều thuốc đặc trị chữa “tận gốc” căn bệnh quan liêu, vô cảm đang khá phổ biến hiện nay.

- Bên cạnh công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng rất cần có quy định pháp luật cụ thể để phòng chống căn bệnh quan liêu, vô cảm - nhất là khi căn bệnh này đã ăn sâu trong một số bộ phận của bộ máy công quyền và những người có chức, có quyền. Hiện nay, Đảng ban hành quy định về những điều đảng viên không được làm, Nhà nước ban hành bộ quy tắc về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy định pháp lý về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, của cán bộ, công chức. Theo đó, đối với cán bộ đảng viên khi mắc căn bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân, thì đó không chỉ là sự vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, trong thời gian tới, công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ hiện đại, xây dựng nhà nước liêm chính, tinh gọn, có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, phụng sự nhân dân, cần tiếp tục triển khai sâu rộng hơn với những mục tiêu, biện pháp, lộ trình cụ thể, bởi một khi cả hệ thống tổ chức và vận hành một cách chặt chẽ, khoa học sẽ buộc cán bộ, công chức phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nếu không muốn bị đào thải.

- Trong thực hiện nhiệm vụ công, cầnthực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân, xác định rõ, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, từng chức danh trong bộ máy nhà nước, nhất là người đứng đầu, từ đó quy trách nhiệm, khắc phục tình trạng tranh công, đổ tội, khắc phục căn bệnh chây ì, lười biếng, vô trách nhiệm trước nhân dân.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, trên mọi cấp độ, trên mọi lĩnh vực nhằm kịp thời phát hiện sai lầm, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của mỗi cán bộ đảng viên dù bất kỳ chức vụ công tác nào để kịp thời sửa chữa, xử lý. Vấn đề bao trùm hơn là đưa quyền lực vào “lồng kiểm soát”, xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, quy định cụ thể, không để có khoảng trống pháp lý, kẽ hở để cán bộ, công chức vi phạm. Những bản án, những quyết định kỷ luật nghiêm khắc với cán bộ, đảng viên vi phạm trong thời gian qua đã góp phần răn đe, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước.

- Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại và dân chủ hiện nay, việc tăng cường đối thoại với nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/2/2019 về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân.

Thực hiện được những giải pháp trên sẽ là liều thuốc “đặc trị” căn “bệnh mãn tính” quan liêu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, đảng viên; xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Đảng với dân.

Ban Biên tập

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN LÀM THEO LỜI BÁC

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ở Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện tạo động lực để mỗi cán bộ, hội viên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị tư tưởng; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong các cuộc vận động, phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; “CCB giúp nhau làm kinh tế giỏi”; “Nghĩa tình đồng đội”...

Hội đưa việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành các tiêu chuẩn của người cán bộ hội, xây dựng phong cách tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ đảng viên, trong học tập và làm theo, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong thực hiện NQ02/NQ-CCB của BCH hội CCB tỉnh về nâng cao chất lượng tổ chức hội cơ sở. Cụ thể hóa các nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW thành các tiêu chuẩn của phong trào thi đua “CCB gương mẫu” làm cơ sở đánh giá bình xét thi đua khen thưởng, trong sơ kết, tổng kết công tác hội hằng năm. Hội đã gắn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của hội và của địa phương, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” lựa chọn việc làm theo của cán bộ, hội viên là hiến kế, hiến đất, hiến công, ủng hộ tiền, chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, và thực hiện các mô hình thiết thực như “Chỉnh trang nhà văn hóa, xây dựng tủ sách pháp luật” “Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình CCB với công tác phòng chóng tai tệ nạn xã hội, cảm hóa những người lầm lỗi .v.v... góp phần cùng địa phương hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong chỉ đạo thực hiện, Hội CCB huyện đã lựa chọn 3 nội dung đột phá là:

- Một là: Kiên định về chính trị tư tưởng, chống công thần, suy thoái “Tự diễn biến” “tự chuyển hóa trong nộ bộ, bảo vệ Đảng, Chính quyền, chế độ xã Hội chủ nghĩa và bảo vệ nhân dân.

- Hai là: Giúp nhau giảm nghèo bền vững làm kinh tế giõi và làm tốt công tác tình nghĩa trong hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Ba là: Đổi mới nội dung phương thực hoạt động nâng cao chất lượng tổ chức hội TSVM, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hội trong thời kỳ mới. Trên cơ sở 3 đột phá trên để các cấp hội căn cứ thực hiện tại đơn vị, địa phương lựa chọn các nội dung đột phá cho phù hợp, đạt chất lượng hiệu quả.

Với những việc làm trên, qua 5 năm học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đại đa số cán bộ hội viên trong huyện tiếp tục giữ gìn, phát huy tốt bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Hội, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động của địa phương và đã có 264 tập thể cá nhân điển hình tiên tiến được các cấp hội biểu dương khen thưởng. Riêng Hội CCB huyện được tặng 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1cờ thi đua của TW Hội CCB Việt Nam, 1 cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh, 2 bằng khen của TW Hội, 2 bằng khen của Hội CCB tỉnh và nhiều giấy khen của các ngành Công an, Quân sự tỉnh và của Huyện ủy - UBND huyện.

Bằng trách nhiệm và tình cảm của những người lính đã được tôi luyện trong quân đội, đã từng đổ mồ hôi, xương máu trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dan tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay trên trận tuyến mới, được học tập và rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, với tinh thần “Trung thành đoàn kết gương mẫu đổi mới” Hội Cựu chiến binh huyện tiếp tục đem sức lực trí tuệ của mình cùng các đoàn thể và nhân dân trong huyện, góp phần trung tay xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, KT-XH, QP-AN ở địa phương.

Ban Biên tập

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Do đó, Người luôn dành sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân và coi đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, làm thay đổi diện mạo nông thôn nước ta.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với xây dựng đời sống mới, con người mới có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao

Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng trước hết đến xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Ngày 4-3-1946, Người ra Sắc lệnh 44/SL về “Đời sống mới” và phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Thực hiện nhiệm vụ đó, ngày 3-4-1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương ra đời.

Ngày 20-3-1947, Hồ Chí Minh cho xuất bản tác phẩm “Đời sống mới” nhằm huy động tạo nguồn lực về vật chất, tinh thần góp phần cho kháng chiến thắng lợi và xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mục đích của việc xây dựng đời sống mới là: “Làm thế nào cho đời sống của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. “Đời sống mới không phải là cái gì cao xa, khó khăn mà chỉ là sửa lại những việc cần thiết trong đời sống hàng ngày đó là cách ăn, cách ở, cách mặc, cách đi lại, cách làm việc”... Những lời chỉ dạy của Bác trong tác phẩm Đời sống mới là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ngày nay.

Để xây dựng thành công nông thôn mới, theo Hồ Chí Minh, trước hết mỗi người phải tự xây dựng đời sống mới cho riêng mình, từ đó góp phần xây dựng đời sống mới cho cộng đồng. Người cho rằng, xây dựng đời sống mới là sức mạnh tổng hợp của nhiều người: “Do nhiều người nhóm lại mà thành Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người tốt, thì Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường”. Tháng 5-1955, nói chuyện với các đại biểu trước khi Hội nghị đổi công toàn quốc bế mạc, Hồ Chí Minh căn dặn, muốn xây dựng nông thôn mới thành công cần phải đánh thông tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, làm cho ai cũng hiểu thấu rằng: Hiện nay chỉ có tổ đổi công tốt, sản xuất mới có thể tăng gia, kinh tế nông thôn mới có thể phát triển, đời sống nhân dân mới có thể ấm no, mọi việc khác mới có thể thi hành.

Tại Hội nghị giảm tô và cải cách ruộng đất ngày 31-10-1955, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong khi tiến hành cải cách ruộng đất phải chú trọng vận động quần chúng sản xuất, phải thật sự săn sóc đến đời sống của nông dân…” và phát động phong trào Tết trồng cây Mùa xuân Kỷ Hợi năm 1959 với mong muốn làm cho “phong cảnh nước ta ngày càng tươi đẹp” và là sự chuẩn bị cho công cuộc xây dựng nông thôn mới: “Tết trồng cây là một việc quan trọng chuẩn bị cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nay mai”, “Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tiên của nông thôn mới là xây dựng nhà ở cho đàng hoàng. Muốn vậy, thì ngay từ bây giờ phải trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ. Chỉ một việc đó đủ thấy cần phải đẩy mạnh phong trào Tết trồng cây”.

Luôn trăn trở về cuộc sống của nhân dân, nên trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao đời sống nông dân. Người căn dặn: “Trong bao năm kháng chiến chống Pháp, tiếp đến chống Đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và đời sống văn hóa mới cho nhân dân

Một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới là việc chăm lo rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và đời sống văn hóa mới cho nông dân. Đây là vấn đề nòng cốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì người nông dân (vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới), nên phải siêng năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, có tinh thần làm chủ, chủ động, sáng tạo trong lao động, sống có tinh thần, trách nhiệm, có tình, có nghĩa, luôn thương yêu, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”... Trong nông thôn, người nông dân phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái, không tham lam, ích kỷ, không tư lợi dù là cây kim sợi chỉ của chung. Hồ Chí Minh khẳng định: Khi xây dựng “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ, cái gì cũng làm mới mà cái gì cũ mà xấu thì bỏ (tính lười biếng, tham lam...); cái gì cũ, không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý (cưới hỏi quá xa xỉ...); cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm (tương thân, tương ái, tận trung với nước, hiếu với dân...); cái mới mà hay, thì phải làm (ăn ở hợp vệ sinh, làm việc ngăn nắp)”.

Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức cho nông dân, Người chủ trương trong xây dựng đời sống mới ở nông thôn phải coi trọng văn hóa và coi đó là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi xây dựng nông thôn mới về văn hóa là “phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân”, về phong tục “phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình thành một làng “phong thuần tục mỹ”. “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Do đó, khi xây dựng nông thôn mới cần chú ý nâng cao nhận thức cho người dân về văn hóa để các giá trị của văn hóa thấm sâu vào tâm trí, tư duy của mỗi người dân, từ đó người dân không ngừng nâng cao nhận thức về văn hóa.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần phát huy vai trò của tổ chức Đảng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính phủ cần phải chuẩn bị kế hoạch xây dựng nông thôn mới và kiểu mẫu xây dựng nhà cho nông dân làm theo”. Để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng đời sống mới ở nông thôn, theo Hồ Chí Minh cần coi trọng công tác vận động, tuyên truyền, giải thích và làm gương để phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành hành động thiết thực. Người nhấn mạnh: “Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào... Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Làm như vậy, nhân dân càng tín nhiệm Đảng, chính quyền càng nêu cao tinh thần tập thể, tinh thần làm chủ, tinh thần chủ động và càng hăng hái lao động sản xuất. Bên cạnh vai trò của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới là xây dựng con người mới lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần để hình thành người nông dân có phẩm chất đạo đức, nhân cách; kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được nâng cao. Quá trình đó gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới hiện nay

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và coi nông thôn là địa bàn chiến lược quan trọng góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên cả nước. Do đó, ngày 5-8-2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, về “Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, ngày 4-6-2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, 19 tiêu chí. Chính phủ xác định rõ mục tiêu của Chương trình là: “Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Phấn đấu đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới; năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sau hơn 10 năm (2010-2021), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng: Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện... Nông nghiệp trở thành trụ đỡ của để nền kinh tế quốc dân vượt qua suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn mỗi năm một tăng. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới về đích trước gần 2 năm so với kế hoạch. Đến hết năm 2020, cả nước có 62,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 12,4% so với mục tiêu đặt ra của Chương trình đến năm 2020 là 50%); đến tháng 7-2021, tăng lên 64,6% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 04 tỉnh đã được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 3,25 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn năm 2020 còn khoảng 7,1%, giảm 4,7% so với năm 2016… Những thành tựu quan trọng trong xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là những tiền đề quan trọng để hướng tới mục tiêu xây dựng “Nông nghiệp thịnh vượng, Nông dân giàu có, Nông thôn văn minh, hiện đại” và là minh chứng sống động làm thất bại các luận xuyên tạc của các thế lực thù địch về công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tuy còn những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới như: sự phát triển từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ở các vùng miền có khoảng cách chênh lệch khá cao; thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp và bấp bênh; môi trường sống ở nông thôn còn ô nhiễm; văn hóa nông thôn và một số giá trị truyền thống có nguy cơ mai một,… nhưng những thành tựu đạt được trong xây dựng nông thôn mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua là cơ bản, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nông dân, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, đáp ứng ước nguyện của Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nông dân, làm cho người nông dân ấm no, hạnh phúc.

Ban Biên tập

THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG SẢN PHẨM OCOP - HƯỚNG ĐI

CẦN THIẾT CHO SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA HUYỆN

Thiệu Hóa có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhiều làng nghề độc đáo gắn với bản sắc văn hóa của từng cơ sở, đơn vị. Có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ tại thị trường trong huyện, trong tỉnh, ít sản phẩm vươn ra được thị trường lớn trong nước và quốc tế.

Thực hiện Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Thiệu Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu OCOP, như: Xây dựng kế hoạch, tập huấn kiến thức, chu trình xây dựng sản phẩm; ban hành chính sách hỗ trợ sản phẩm khi được xếp hạng cấp tỉnh (sản phẩm 3 sao được hỗ trợ 100 triệu đồng, sản phẩm 4 sao được hỗ trợ 200 triệu đồng)...

Để phát triển sản phẩm, huyện đã lựa chọn các sản phẩm có ưu thế của huyện để định hướng xây dựng sản phẩm OCOP, những sản phẩm này vốn đã nổi tiếng với các làng nghề: Đúc đồng Trà Đông, bánh đa Đắc Châu, tơ nhiễu Hồng Đô, nem giò Cổ Đô vv... và một số sản phẩm của nghề mới được du nhập và phát triển, như: Cơm cháy, bánh đa nem Tân Châu, chế biến nông sản, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao,... nên các sản phẩm được lựa chọn để xây dựng sản phẩm OCOP rất phong phú, với giá trị truyền thống và văn hóa riêng của người Thiệu Hóa.

Xác định sản phẩm xây dựng phải được Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm đạt tiêu chuẩn sao hạng cao, năm 2020 huyện đã lựa chọn các sản phẩm trống đồng để xây dựng sản phẩm OCOP. Với số lượng thành viên làng nghề đúc đồng truyền thống nhiều, các nghệ nhân đúc đồng đã được ghi nhận và đạt nhiều giải thưởng cao trong và ngoài tỉnh, sản phẩm trống đồng đã được tiêu thụ số lượng lớn trên cả nước, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đã họp triển khai và lựa chọn hai doanh nghiệp là: Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông do Nghệ nhân Ưu tú Lê Bá Châu làm Giám đốc và Công ty TNHH phục hồi nghề đúc đồng thủ công truyền thống làng Trà Đông do Nghệ nhân Đặng Ích Hoàn làm Giám đốc tham gia xây dựng sản phẩm OCOP trồng đồng. Với tư duy của các Nghệ nhân đúc đồng, sản phẩm trống đồng là sản phẩm truyền thống nên khi xây dựng sản phẩm OCOP gặp rất nhiều khó khăn từ việc xác định nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, chứng nhận, tự công bố, ... và hoàn thiện câu chuyện sản phẩm… Nhưng với sự giúp đỡ của Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện, xã Thiệu Trung, tháng 6 năm 2021, các sản phẩm trống đồng Quý Châu và Toàn Linh đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh xếp hạng 4 sao.

Về xây dựng sản phẩm OCOP trong nông nghiệp, với lợi thế đất đai, khí hậu thuận lợi, những năm gần đây, vùng rau an toàn thị trấn Thiệu Hóa ngày càng được mở rộng, nhiều hộ là thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đến giữa năm 2021,vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp trong nhà màng được mở rộng lên 4,1 ha, đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất dưa vàng hàng hóa cung ứng cho thị trường. Xác định dưa vàng là sản phẩm thế mạnh có thể xây dựng sản phẩm OCOP, HTX DVNN Thiệu Hưng đã đăng ký xây dựng sản phẩm dưa vàng Vạn Hà là sản phẩm OCOP năm 2021, sau khi được Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện hướng dẫn, hồ sơ dưa vàng Vạn Hà được hoàn tất và đã được Tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá xếp hạng tỉnh chấm đạt 4 sao.

Trong năm tới, xác định hàng hóa OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp. Việc triển khai chương trình OCOP đã tạo thêm động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương mình, từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn nhiều thị trường khác nhau gắn với việc hình thành và phát triển các hình thức sản xuất nông thôn phù hợp. Bên cạnh đó, tham gia Chương trình OCOP, các cơ sở sản xuất còn được hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, đặc biệt là tìm kiếm các kênh phân phối, kết nối, mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm được hỗ trợ đưa lên kệ hàng tiêu thụ tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh.

Qua tổng kết của Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh, các sản phẩm OCOP đã được công nhận có thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều sản phẩm có mặt tại các gian hàng của siêu thị như Coopmart, Big C, ... giá trị và sản lượng đều có sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện vẫn còn chậm, nhiều xã chưa quan tâm đến việc phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, nhiều chủ thể có sản phẩm tiềm năng (Bánh đa, nem, giò, ...) chưa đầu tư cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu, bao bì, mẫu mã sản phẩm,... để tham gia chương trình OCOP.

Để chương trình mỗi xã một sản phẩm đi vào cuộc sống, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực của huyện, Ban thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch về sản xuất nông nhiệp và xây dựng nông thôn mới năm 2022; theo đó, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có trên 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có từ 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quảng bá, truyền thông mạnh mẽ để mọi người dân hiểu về lợi ích của việc xây dựng sản phẩm OCOP, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Hoàng Anh TuấnHUV, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THIỆU THỊNH

Sau 10 năm thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, tháng 10/2020 Xã Thiệu Thịnh được công nhận đạt chuẩn NTM. Không dừng lại ở thành tích đã đạt được, hơn một năm qua, cán bộ và nhân dân trong xã đã phấn đấu hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM. Với mục tiêu xây dựng ngay từ cơ sở, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Thịnh đã và đang chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí ở các thôn, phấn đấu cả 3 thôn trong xã đều đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021.

Để đạt được mục tiêu đề ra, cấp ủy Đảng Thôn Đương Phong đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, chỉ đạo ban phát triển NTM xây dựng phương án trình UBND xã phê duyệt, thường xuyên giao ban, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Bên cạnh đó Thôn còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, lồng ghép qua các buổi sinh hoạt tập thể, hội nghị,các cuộc họp khu dân cư, trên hệ thống loa truyền thanh, bằng khẩu hiệu, băng zôn, pa nô tại các trục đường chính ở khu dân cư. Từ đó đã làm cho người dân trong thôn nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện NTM với phương châm” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. Vì vậy thôn Đương Phong đã nâng cấp được 197m đường làng ngõ xóm, xây mới 880m cống rãnh thoát nước có nắp đậy đảm bảo vệ sinh môi trường. Đầu tư mua sắm các trang thiết bị thông tin, tuyên truyền, xây dựng bãi xử lý rác thải, thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, xây lát 300m kênh mương nội đồng nâng cấp nhà ở, cải tạo công trình chuồng trại gia súc… với tổng kinh phí đầu tư 37 tỷ 340 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong thôn đạt gần 47 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%,Công tác y tế và giáo dục đào tạo được quan tâm đúng mức, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được nhân rộng và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an ninh - quốc phòng luôn giữ vững.

Cùng với Thôn Đương phong. Cán bộ và nhân dân thônThống Nhất cũng đã đoàn kết chung sức, quyết tâm xây dựng nông thôn mới. Kết quả đạt được trong 2 năm qua, thôn Thống Nhất đã bê tông hóa được gần 1km đường làng ngõ xóm, xây mới và đậy nắp 600m cống rãnh thoát nước. Đầu tư mua sắm các thiết chế văn hóa. Xây dựng bãi xử lý rác thải, 70 thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật, xây lát 300m kênh mương nội đồng, nâng cấp 65 nhà ở, cải tạo công trình chuồng trại gia súc các công trình nước sạch , nhà tiêu hợp vệ sinh… với số tiền đầu tư trên 44 tỷ đồng đồng. Thôn Thống Nhất đã quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào trồng như: mía, ngô sinh khối…Mở rộng ngành nghề, tìm kiếm việc làm thường xuyên.Vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người trong thôn năm 2020 đạt trên 46 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%. Kinh tế phát triển thôn Thống nhất luôn quan tâm đến công tác y tế và giáo dục đào tạo được, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, diện mạo nông thôn thêm phần khởi sắc.

Đối với thôn Quyết Thắng, khi đề ra chủ chương sát đúng, xây dựng kế hoạch cụ thể, được bàn bạc kỷ lưỡng thấu đáo. Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn đã thấy rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và hưởng thụ nên việc xây dựng nông thôn mới ở thôn Quyết Thắng đã thành công. Đến năm 2020 thu nhập đầu người trong thôn đạt 46,37 triệu đồng, hộ nghèo còn dưới 5%, Trong hai năm qua thôn đã đầu tư gần 48 tỷ đồng, xây mới nhà văn hóa,khu thể thao, mua sắm các trang thiết bị, thiết chế văn hóa. Nâng cấp 300m đường làng ngõ xóm, trên 500m cống rạnh thoát nước, bê tông hóa 250m đường ra bải rác thải, 300 kênh mương nội đồng, lắp đặt 70 thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Nhân dân trong thôn đã đầu tư xây dựng mới 67 ngôi nhà, nhiều gia đình đầu tư từ 3-5 tỷ đồng đã góp phần tạo cạnh quan môi trường trong thôn khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác y tế và giáo dục đào tạo, an sinh xã hội cũng được đẩy mạnh.Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng đến gia đình và đến từng người dân. An ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững. Chi bộ Đảng luôn đạt trong sạch, vững mạnh. Các đoàn thể, chính trị, xã hội luôn đạt xuất sắc.

Với nhưng kết quả đạt được, cho thấy sự nỗ lực, cố gắng vượt mọi khó khăn của cán bộ, đảng viên và nhân dân ba thôn: Quyết Thắng, Thống Nhất và Đương Phong (xã Thiệu Thịnh) trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trong thời gian tới 3 thôn cần phải tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, quy hoạch vùng sản xuất, duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Quản lý tốt các công trình, trang thiết bị, các nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Đẩy mạnh việc trồng hoa, cây cảnh dọc đường giao thông, hạn chế chăn nuôi trong khu dân cư, không thả trâu bò ra đường làng, ngõ xóm. Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền vận động nhân dân tu bổ nhà ở xuống cấp, không để có đơn thư khiếu kiện, thực hiện tốt công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự, đảm bảo chỉ tiêu giao. Tranh thủ các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động tạo nguồn lực cho các nhà máy và khu công nghiệp… góp phần xây dựng xã Thiệu Thịnh ngày thêm giàu đẹp văn minh.

Phạm Thanh AnTrung tâm VH, TT, TT& DL

LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐÔI NÉT VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP

NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU

Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần (1230) tại giáp Thần Hậu (nay là làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung). Thân phụ là Lê Văn Minh, cháu sáu đời Trấn Quốc Bộc xạ Lê Lương. Thân mẫu là con gái cụ Đỗ Tất Bình, một người từng theo Nho học, tinh tường thuật phong thủy (địa lý) ở thôn Phúc Chữ (nay là làng Phủ Lý Trung). Theo gia phả họ Lê Lương và truyền thuyết làng Kẻ Rỵ, thì thân phụ Lê Văn Hưu bị ốm chết từ khi thân mẫu mới mang thai ông được bốn tháng. Sống trong cảnh góa bụa và son trẻ, bà Đỗ thị ước ao con mình sẽ là con trai nối dõi gia đình họ Lê, làm rạng rỡ tổ tông, đáp ứng lòng mong mỏi của tổ tiên (đời thứ 5); “phật đạo hư vô, nhà ta nhiều đời chuyên coi trọng đạo Phật, được nhà vua tôn sùng và ban lộc hiển vinh. Con cháu nên tu nhân tích đức; học đạo giảng kinh; nhất thiết dùng đạo đức, văn chương làm phúc, ngõ hầu được lưu danh ngàn đời”.

Khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Lê Văn Hưu có khuôn mặt đầy đặn, trung hậu; lớn lên mỗi ngày càng thấy khôi ngô tuấn tú. Chính ông ngoại là Đỗ Tất Bình đã đặt tên cho đứa cháu yêu quý của mình với một niềm hy vọng cháu sẽ là điềm lành, điều tốt đẹp, sức mạnh của gia đình và dòng họ Lê. Tương truyền, cậu bé Lê Văn Hưu sớm biết nói, mẹ cậu là người sinh ra trong gia đình Nho học, biết nhiều chữ nghĩa, nên thường dạy truyền miệng cho cậu chữ nghĩa sách Nho để cậu thấm dần, mong con về sau hay chữ. Hễ dạy là cậu Hưu thuộc ngay và nhớ rất dai. Khi độ năm, sáu tuổi, cậu bé Hưu được ông ngoại dạy học từng đoạn văn sách, cậu thuộc nhanh và thường đem khoe với người lớn, được khen ngợi, cậu thích lắm.

Bấy giờ ở đầu làng Thần Hậu, dưới bóng đa to sum suê tỏa bóng mát, có một quán học, là nơi một thầy đồ dạy con em các nhà gia thế học chữ Nho. Đó cũng là nơi các cụ đã học chữ Nho trong làng thỉnh thoảng họp nhau bình thơ, đọc sách. Cậu bé Hưu thường mon men đến quán học xem các anh học chữ với thầy đồ. Mỗi khi thấy trò không thuộc bài, đọc ngắc ngứ, bé Hưu thường cười ngặt nghẽo.

Thầy đồ biết bé Hưu là cháu nhà họ Lê, một lần ông viết mấy câu chữ Nho, giảng cho cậu nghe, sau đó viết lại vào tờ giấy khác, bé Hưu đọc lại không sai một chữ và giảng nghĩa không sai, làm cho mọi người đứng đó phải ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Ai cũng cho bé Hưu là thần đồng.

Được ở nhà học với ông ngoại, đến năm lên chín tuổi thì bé Hưu được đưa đến học với ông đồ ở Cổ Bôn, bên bờ Bắc sông Hương Giang (sông nhà Lê) cách làng Nam chừng vài dặm (khoảng hơn cây số, nay thuộc thôn Phúc Triền, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn). Lê Văn Hưu học rất sáng dạ, thầy đồ họ Nguyễn thường khen cậu trước các học trò trong lớp. Tiếng tăm “Thần đồng Hưu” càng ngày càng nổi. Các bạn của Lê Văn Hưu đều nói rằng, chưa bao giờ cậu chịu kém thua ai, bài vở bao giờ cũng thuộc làu làu, thầy ra câu đối thì đối rất nhanh và rất hay.

Bên một cây đa, trên đường từ làng Phủ Lý đến Phúc Triền, Lê Văn Hưu đi học, có một lò rèn. Một lần đi học về, dừng chân xem ông phó rèn đang mài một chiếc dùi đóng vở, Lê Văn Hưu rất thích. Thấy cậu trò nhỏ nhắn ngắm nhìn chiếc dùi, ông phó rèn bèn hỏi: Cậu có thích cái dùi đóng sách không? Lê Văn Hưu đáp: Rất thích. Tôi ra vế đối, nếu cậu đối được, tôi tặng cậu chiếc dùi ấy và thêm ba tiền nữa để cậu mua giấy. Rồi ông phó đọc:

“Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở”.

Bé Hưu không lưỡng lự, đọc ngay:

“Giấy trong túi, bút trong túi, mực trong túi, viết lúi húi mà đậu Khôi nguyên”. Bạn học đi theo ngạc nhiên và reo vang. Bác thợ rèn xong chiếc dùi lại kèm ba tiền thưởng cho cậu Hưu trong niềm thán phục vui vẻ. Tiếng tăm học giỏi và có chí chiếm bảng Khôi nguyên của Lê Văn Hưu nổi tiếng khắp vùng Đông Sơn.

Mẹ Hưu mừng vì con có tiếng Thần đồng trong vùng. Bà đến Kẻ Chè nhờ thợ đúc cho con một cây đèn hình con rồng đang vươn lên cao. Bà dùng bảy viên ngọc nhỏ mà gia đình chồng, trước kia được vua ban thưởng để ông thợ khảm vào mắt rồng, đầu rồng và bốn chân rồng. Đêm đêm, đèn thắp lên ánh ngọc tỏa sáng cho cậu Hưu học bài. Tương truyền, đi đâu Lê Văn Hưu cũng đem đèn đi theo. Cho đến khi đã thi đỗ và làm quan ở Thăng Long, làm môn đệ cho Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải hoặc lúc soạn sách “Đại Việt sử ký” ông vẫn làm việc cần mẫn dưới ánh sáng của cây đèn rồng do mẹ ông làm từ thuở thiếu thời này.

Truyền thuyết vùng Nhuệ Sơn (núi Nhồi) huyện Đông Sơn kể rằng, trước khi ra kinh đô ứng thí (dự kỳ thi Thái học sinh), chàng trai Lê Văn Hưu có đến chùa Báo Ân ở núi An Hoạch (nay thuộc xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa) để đọc sách và ôn luyện cho yên tĩnh. Thấy có chàng trai chăm chỉ sách đèn lại khôi ngô tuấn tú, một ông Tiên trên núi thỉnh thoảng xuống trò chuyện, lâu lâu thành bạn tri kỷ. Một hôm nhìn cây thiên tuế trước chùa, ông Tiên liền đọc vế đối:

- Cây thiên tuế sống ngàn năm

Có lẽ ông Tiên muốn nói rằng cây thiên tuế vì sống lặng lẽ nơi cảnh chùa không bị bụi bặm trần thế nên thọ đến ngàn năm. Chàng trai Lê Văn Hưu chỉ giàn hoa thiên lý gần đó đọc luôn:

- Hoa thiên lý thơm vạn dặm.

Vì Lê Văn Hưu cho rằng hoa thiên lý tỏa mùi thơm có ích cho đời, đem tinh túy của trời đất đến vạn dặm chứ không chỉ sống lặng lẽ như cây thiên tuế. Phải chăng chàng muốn tỏ ý chí của mình.

Không lâu sau đó, chàng trai Lê Văn Hưu khăn gói lên kinh kỳ dự thi Thái học sinh do vua Trần Thái Tông mở vào đầu mùa xuân năm Đinh Mùi (hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16, tức năm 1247). Cả dòng họ Lê, mẹ Lê Văn Hưu và họ Đỗ cùng dân làng Kẻ Rỵ ngày ngày mong ngóng tin vui của người con, cháu từ Thăng Long. Đầu mùa hè năm ấy, cùng với ánh nắng rực rỡ, tin vui Lê Văn Hưu đậu Tam khôi, bậc Bảng nhãn (chỉ xếp sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền và xếp trước Thám hoa Đặng Ma La) tràn ngập khắp Bối Lý, rồi lan khắp cả huyện Đông Sơn và trấn Thanh Hóa.

Trước Lê Văn Hưu ở vùng đất Đông Sơn (bao gồm cả hai huyện Đông Sơn và Thiệu Hóa ngày nay) và trấn Thanh Hóa mà nhà Trần còn gọi là “trại” (miền đất xa kinh kỳ ở Thăng Long) chưa có ai đậu Thái học sinh (sau này gọi là Tiến sĩ) chứ đừng nói đến đậu “Tam khôi” (hạng cao nhất) là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, tức là ba danh hiệu đứng đầu bảng vàng (bảng đề tên những người đỗ Tiến sĩ của triều đình). Kỳ thi Thái học sinh năm Đinh Mùi (1247) này, nhà Trần đã chọn cả bậc Tam khôi. Thật khó có ai nghĩ rằng cả ba danh hiệu Tam khôi khoa này đều là những người vị thành niên (dưới 20 tuổi): Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi (quê thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày nay); Bảng nhãn Lê Văn Hưu, 17 tuổi; Thám hoa Đặng Ma La, 14 tuổi (ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay).

Lê Văn Hưu trở thành vị tiến sĩ đầu tiên của huyện Đông Sơn và xứ Thanh, mở đầu con đường khoa cử (thi Nho học, đáp ứng tài năng tuyển chọn quan chức của triều đình). Dĩ nhiên Lê Văn Hưu là Tiến sĩ đầu tiên của Bối Lý (Kẻ Rỵ) làm rạng rỡ quê hương gia đình. Trong “nhà thờ ông Hưu” còn ghi câu đối:

“Khắc Thiệu Hóa cơ, Nam Bắc Đông Tây Sơn Đẩu vọng. Vĩnh Thanh Hoa địa, y quan chương phú lý dư hương”.

Nghĩa là:

Đặt nền Thiệu Hóa, khắp Nam Bắc Đông Tây trông về Thái Sơn Sao Đẩu. Vững đất Thanh Hoa, văn chương áo mũ thơm làng xóm quê hương.

Sau khi yết bảng đề tên những người đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), vua Trần đã ban thưởng cho các Thái học sinh, đó là lễ “ban áo mũ cân đai” (áo, mù, khăn, đai), hoa bạc và cho “vinh quy bái tổ” (về làng để tạ ơn tổ tiên, làng xóm). Lê Văn Hưu là bậc Tam khôi nên được ban áo chầu bằng vải đoạn huyền (đoạn màu đen xanh), là thứ áo đẹp nhất của các Tiến sĩ, mũ phác đầu (mũ có hai cánh lá đề bằng nhau, gọi là mũ cánh chuồn), đai lụa màu tím bịt chín đồng cân (chỉ) bạc, lại được ban một hoa bạc gồm 8 cành, nặng 8 đồng cân. Sau khi được dự yến tiệc do nhà vua khao, được triều đình cho xe ngựa, lính hầu về quê tạ ơn tổ tiên, họ hàng, làng xóm. Cả Kẻ Rỵ tưng bừng, náo nhiệt, trai, gái chen nhau đi xem quan Tam khôi về làng. Thật bõ công những năm tháng dùi mài sách đèn và công lao của mẹ góa, họ hàng, làng xóm và người vợ họ Nguyễn.

Trở lại kinh đô, Lê Văn Hưu được vua Trần Thái Tông, chọn làm thầy học của các Hoàng tử: Trần Hoảng, con trai thứ hai của vua sinh năm 1240; Trần Quang Khải sinh năm 1241... và Trần Ích Tắc, Trần Nhật Duật. Các Hoàng tử, sau một thời gian được thầy Hưu dạy bảo kinh sách, đều trở thành những người có học vấn sâu sắc, đều trở thành những trụ cột của triều Trần: Trần Hoảng sau kế vị ngôi vua, tức Trần Thánh Tông (1258-1278), là một hoàng đế anh minh; Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trở thành quan Thái sư đứng đầu bách quan, văn võ kiêm toàn, nhân nghĩa; Trần Nhật Duật trở thành nhà ngoại giao kiệt xuất; Trần Ích Tắc mở trường dạy học ở phủ đệ tại Thăng Long để đào tạo nho sĩ bốn phương, về sau có nhiều người thành đạt (như Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên khoa Giáp Thìn - 1304, Bùi Phóng... gồm đến 20 người).

Năm 24 tuổi (1253), Lê Văn Hưu được giữ chức Hàn lâm viện thị độc giữ việc giảng kinh sách cho Vua. Vào năm Tân Mùi niên hiệu Thiệu Long thứ 14 (1271) vua Trần Thánh Tông lấy Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải (em trai) làm Tướng quốc Thái úy nắm giữ việc nước, Lê Văn Hưu được cử làm Phó quan giúp việc Thái úy. Không lâu, Lê Văn Hưu được thăng chức Kiểm pháp quan của Viện Đăng Văn, là chức quan giữ việc tra xét hình ngục. Đến năm 1274 (45 tuổi), Lê Văn Hưu được thăng lên chức Thượng thư bộ Binh (như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày nay). Trước đó, ông giữ chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm quốc Sử giám tu, là chức quan đứng đầu Viện Quốc Sử. Trong thời gian ở cương vị ấy, ông được giao nhiệm vụ soạn Quốc sử. Mùa xuân năm Nhâm Thân, niên hiệu Thiệu Long thứ 15 (1272), ông dâng lên vua Trần Thánh Tông bộ “Đại Việt Sử ký” gồm 30 quyển, ghi chép lịch sử nước ta từ thời Triệu Vũ đế (207 - 136 TCN) đến Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225). Đây là bộ Quốc sử đầu tiên của nước ta. Lê Văn Hưu được các sử quan đời sau đánh giá là “Đại thủ bút đời Trần” (Ngô Sỹ Liên, bài tựa Đại Việt Sử ký toàn thư, 1479) “nghĩa lớn khen chê rành rành như công luận” (Bài tựa sách “Đại Việt sử ký tục biên” của Phạm Công Trứ, 1665). Ông được đề cao như những nhà sử học lớn: Có người lấy tên nhà sử học Hêrôđổt của Hy Lạp nói rằng: “Lê Văn Hưu là Hêrôđốt (485 - 425 TCN) của Việt Nam”; hoặc ví ông như nhà sử học Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN) của Trung Hoa mà nói rằng: “Lê Văn Hưu là Tư Mã Thiên của Việt Nam”... Đánh giá công lao to lớn của Lê Văn Hưu để hoàn thành bộ Quốc sử “Đại Việt Sử ký” (30 quyển).

Năm 1274, Lê Văn Hưu đã từ quan sau một thời gian giữ chức Thượng thư bộ Binh, về nhà, ông mở trường dạy học và đi xem phong thủy bốn phương. Trong sách “Lịch triều đăng khoa bị khảo”, ông Phan Huy Ôn (Tiến sĩ năm 1779) viết: “Ông là người am hiểu địa lý. Cuối đời, thôi làm quan, ông đi xem phong thủy bốn phương. Phàm những lời phê trong các cuốn sách phong thủy của Cao Biền, Hoàng Phúc đều là tự tay ông cả”. Khi nghỉ quan ở triều đình, ông Hưu trở về Kẻ Rỵ quê cũ, dạy học trò và khảo cứu phong thủy, đồng thời sống trọn vẹn với người vợ hiền từ thuở hàn sinh.

Ông Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1322) và bà Nguyễn Thị Thanh mất ngày 23 tháng 3 năm Giáp Dần (1314), ông thọ 93 tuổi, bà thọ 82 tuổi, đều yên nghỉ ở xứ Mã Giòm làng Nam xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa ngày nay. Trên mộ ông còn tấm bia mộ. “Bảng nhãn Lê Tiên sinh Thần bi”, ghi sự nghiệp, thân thế Lê Văn Hưu dựng từ năm 1867, niên hiệu Tự Đức thứ 20.

Năm 1990 sau Hội thảo khoa học về nhà sử học Lê Văn Hưu, đền thờ Lê Văn Hưu đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ; đến nay (năm 2019) di tích đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương tu bổ, tôn tạo để tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với nhà sử học Lê Văn Hưu, người đã có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Là nhân tài lỗi lạc của kỷ nguyên độc lập và hưng thịnh Lý - Trần, là danh nhân văn hóa dân tộc, là tiến sĩ khai khoa của tỉnh Thanh Hóa và là người con ưu tú của dòng họ Lê ở vùng đất Kẻ Rỵ.

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

ÐẢNG LÀ NƠI NHỊP TIM TÔI ĐẬP

Ðảng là nơi nhịp tim tôi đập
Nơi buồn vui trong công việc mỗi ngày
Trong cây cỏ hồn ông bà thuở trước
Tiếng trống ngày Xô-viết vẫn còn lay…

Ðảng là mẹ, là cha trong hàng quân Cứu quốc
Tay giơ cao thành “đồng chí” dưới cờ
Máu đổ ba mươi năm đánh giặc
Máu càng hồng, càng thắm một giấc mơ

Anh ngã xuống một buổi chiều Quảng Trị
Không kịp về kết nạp Ðảng đêm nay
Ðứa em út bây giờ trong đội ngũ
Ðảng là anh trong thương nhớ vơi đầy…

Tôi không thể sống một ngày không nhớ
Tôi từ đâu và đất nước từ đâu
Ngày nô lệ, máu thành dòng tới bể
Ðến trời xanh cũng không có trên đầu…

Tôi không thể không căm hờn những kẻ
Làm ô danh Ðảng vĩ đại của mình
Tôi không thể không coi khinh những kẻ
Hưởng rất nhiều mà không một ghi ơn.

Ðất nước đã bừng lên vận mới
Nhưng làng quê còn sấp ngửa luống cày
Tôi không thể sống một ngày không nhớ
Mỗi ngày mình theo Ðảng để vì ai.

Nguyễn Sĩ Đại

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan