Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra khảo sát cụm di tích lịch sử cách mạng tại xã Thiệu Toán

Đăng lúc: 26/08/2022 (GMT+7)
100%

Sáng ngày 24/8/2022, đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đã kiểm tra khảo sát cụm di tích lịch sử cách mạng tại xã Thiệu Toán. Cùng tham gia có các đồng chí Đỗ Thế Bằng, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Đỗ Ngọc Luân Đỗ Ngọc Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Kinh tế- Xã hội HĐND huyện; Hoàng Văn Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo Văn phòng Huyện uỷ, một số phòng liên quan.

b-01.jpg
Đồng chí Bí thư huyện uỷ Nguyễn Văn Biện cùng các thành viên trong đoàn thắp hương các bậc tiền bối tại nhà truyền thống xã Thiệu Toán

Đồng chí Bí thư huyện uỷ Nguyễn Văn Biện cùng các thành viên trong đoàn đã viếng mộ đồng chí Lê Công Thanh, nguyên ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932; kiểm tra thực tế tại cụm Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia (cụm cơ sở cách mạng của xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ Thanh Hóa thời kỳ 1930 - 1945) gồm 3 ngôi nhà và khuôn viên của các ông: Lê Công Thanh, nguyên ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932; Lê Huy Toán, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa 1941 - 1942; Tô Đình Bảng, nơi hội nghị Tỉnh ủy Thanh Hóa họp ngày 15 - 17/8/1945 triển khai lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa và nhà truyền thống của xã Thiệu Toán.
b-02.jpg

Ngôi nhà của đồng chí Lê Huy Toán đang được trùng tu, tôn tạo

Căn nhà của đồng chí Lê Huy Toán, suốt từ năm 1930-1945 là nơi hội họp, đi lại, hoạt động của nhiều cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ và hầu hết các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Thanh Hóa và các huyện hoạt động. Sau khi đồng chí Lê Huy Toán mất, tỉnh và huyện đã thống nhất lấy tên đồng chí để đặt cho xã và các thôn đều lấy chữ Toán làm đầu như: Toán Tỵ, Toán Thành, Toán Phúc, Toán Thọ, và Toán Thắng. Tại đây còn được lưu giữ các quyết định của Đảng và Nhà nước công nhận cán bộ lão thành cách mạng, truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sĩ Lê Huy Toán và nhiều tư liệu, hiện vật gắn liền với cuộc đời và những năm tháng hoạt động cách mạng của ông Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942).

b-03.jpg
Nhà của đồng chí Lê Công Thanh

Căn nhà của đồng chí Tô Đình Bảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Tố Hữu, Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ đã diễn ra cuộc họp với nội dung nhận định tình hình và bàn cách phát huy thắng lợi của cuộc khởi nghĩa sớm ở Hoằng Hóa (24/7/1945) để đề ra phương hướng lãnh đạo nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh tiến lên một bước mới.

Theo báo cáo của xã Thiệu Toán:Cụm di tích "cơ sở cách mạng của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ Thanh Hoá thời kỳ 1930-1945 gồm nhà ông Lê Huy Toán, ông Lê Công Thanh, nhà Ông Tô Đình Bảng" đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch công nhận cụm di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994. Hiện nay cả ba ngôi nhà đều đã đổi chủ. Nhà ông Lê Huy Toán làm từ cuối thế kỷ XIX. Năm 2011, được UBND huyện đầu tư 1,059 tỷ đồng để tu bổ tôn tạo nhưng đã xuống cấp, hiện nay đang được tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 1 tỷ đồng do UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư. Nhà ông Lê Công Thanh đã được chủ mới sửa sang một số chi tiết. Nhà ông Tô Đình Bảng chủ mới đã phá và làm nhà khác.

b-04.jpg

Nhà đồng chí Tô Đình Bảng

Tại buổi làm việc, xã Thiệu Toán cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đối với các di tích,lịch sử văn hoá, cách mạng của xã Thiệu Toán. Có giải pháp hỗ trợ 2 gia đình đang ở tại nhà của ông Tô Đình Bảng và Lê Công Thanh đến nơi ở mới, bàn giao di tích để tiếp tục thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo và quản lý. Đề nghị huyện sớm đầu tư xây dựng cầu vào khu di tích lịch sử vì đã xuống cấp, chật hẹp ảnh hưởng đến việc đi lại, thăm quan di tích.

b-05.jpg

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Biện làm việc tại xã Thiệu Toán

b-06.jpg

Đồng chí Đỗ Ngọc Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ phát biểu tại buổi làm việc

b-07.jpg

Đại diện lãnh đạo xã Thiệu Toán tại buổi làm việc

Đại diện gia đình đồng chí Lê Công Thanh đề nghị tỉnh hỗ trợ tôn tạo lại phần mộ của đồng chí Lê Công Thanh; đề nghị Nhà nước dựng bia di tích lịch sử cách mạng nhà ông Lê Công Thanh.

b-08.jpg

Đại diện người thân gia đình đồng chí Lê Công Thanh

Sau khi nghe lãnh đạo xã Thiệu Toán đề xuất, kiến nghị và ý kiến gia đình ông Lê Công Thanh, đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện bày tỏ: Thiệu Toán nói riêng và Thiệu Hoá nói chung tự hào là quê hương có truyền thống cách mạng, nơi có những người chiến sĩ cộng sản kiên trung, những nếp nhà ghi dấu tích lịch sử của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

b-09.jpg

đồng chí Bí thư Huyện uỷ cùng đoàn kiểm tra thực tế tại Cụm di tích lịch sử cách mạng tại Thiệu Toán

Cán bộ và nhân dân Thiệu Hoá luôn biết ơn công lao, những đóng góp của đồng chí Lê Công Thanh và các đồng chí đối với lịch sử của đất nước, quê hương. Do đó, việc quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền nhằm giứ gìn và phát huy giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng, giáo dục lòng yêu nước của các thể hệ cha ông đi trước cho lớp lớp con cháu. Đối với những đề xuất, ý kiến của gia đình là chính đáng tuy nhiên phải phù hợp, đúng với quy định của luật di sản nhằm giữ gìn giá trị gốc của di tích. Đồng chí giao UBND huyện cần nghiên cứu, đề xuất với tỉnh để trùng tu, tôn tạo khôi phục,tái hiện lịch sử để xứng tầm với công lao đống góp của các đồng chí đối với quê hương, đất nước. Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế- Hạ tầng sớm triển khai các dự án thuộc khu di tích. Đối với xã Thiệu Toán, cùng với xây dựng NTM nâng cao cần ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình tại làng Mao Xá, xây dựng thôn đạt tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu.

Đồng chí Nguyễn Văn Biện - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện kiểm tra khảo sát cụm di tích lịch sử cách mạng tại xã Thiệu Toán

Đăng lúc: 26/08/2022 (GMT+7)
100%

Sáng ngày 24/8/2022, đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đã kiểm tra khảo sát cụm di tích lịch sử cách mạng tại xã Thiệu Toán. Cùng tham gia có các đồng chí Đỗ Thế Bằng, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Đỗ Ngọc Luân Đỗ Ngọc Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Kinh tế- Xã hội HĐND huyện; Hoàng Văn Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo Văn phòng Huyện uỷ, một số phòng liên quan.

b-01.jpg
Đồng chí Bí thư huyện uỷ Nguyễn Văn Biện cùng các thành viên trong đoàn thắp hương các bậc tiền bối tại nhà truyền thống xã Thiệu Toán

Đồng chí Bí thư huyện uỷ Nguyễn Văn Biện cùng các thành viên trong đoàn đã viếng mộ đồng chí Lê Công Thanh, nguyên ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932; kiểm tra thực tế tại cụm Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia (cụm cơ sở cách mạng của xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ Thanh Hóa thời kỳ 1930 - 1945) gồm 3 ngôi nhà và khuôn viên của các ông: Lê Công Thanh, nguyên ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932; Lê Huy Toán, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa 1941 - 1942; Tô Đình Bảng, nơi hội nghị Tỉnh ủy Thanh Hóa họp ngày 15 - 17/8/1945 triển khai lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa và nhà truyền thống của xã Thiệu Toán.
b-02.jpg

Ngôi nhà của đồng chí Lê Huy Toán đang được trùng tu, tôn tạo

Căn nhà của đồng chí Lê Huy Toán, suốt từ năm 1930-1945 là nơi hội họp, đi lại, hoạt động của nhiều cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ và hầu hết các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Thanh Hóa và các huyện hoạt động. Sau khi đồng chí Lê Huy Toán mất, tỉnh và huyện đã thống nhất lấy tên đồng chí để đặt cho xã và các thôn đều lấy chữ Toán làm đầu như: Toán Tỵ, Toán Thành, Toán Phúc, Toán Thọ, và Toán Thắng. Tại đây còn được lưu giữ các quyết định của Đảng và Nhà nước công nhận cán bộ lão thành cách mạng, truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sĩ Lê Huy Toán và nhiều tư liệu, hiện vật gắn liền với cuộc đời và những năm tháng hoạt động cách mạng của ông Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942).

b-03.jpg
Nhà của đồng chí Lê Công Thanh

Căn nhà của đồng chí Tô Đình Bảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Tố Hữu, Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ đã diễn ra cuộc họp với nội dung nhận định tình hình và bàn cách phát huy thắng lợi của cuộc khởi nghĩa sớm ở Hoằng Hóa (24/7/1945) để đề ra phương hướng lãnh đạo nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh tiến lên một bước mới.

Theo báo cáo của xã Thiệu Toán:Cụm di tích "cơ sở cách mạng của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ Thanh Hoá thời kỳ 1930-1945 gồm nhà ông Lê Huy Toán, ông Lê Công Thanh, nhà Ông Tô Đình Bảng" đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch công nhận cụm di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994. Hiện nay cả ba ngôi nhà đều đã đổi chủ. Nhà ông Lê Huy Toán làm từ cuối thế kỷ XIX. Năm 2011, được UBND huyện đầu tư 1,059 tỷ đồng để tu bổ tôn tạo nhưng đã xuống cấp, hiện nay đang được tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 1 tỷ đồng do UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư. Nhà ông Lê Công Thanh đã được chủ mới sửa sang một số chi tiết. Nhà ông Tô Đình Bảng chủ mới đã phá và làm nhà khác.

b-04.jpg

Nhà đồng chí Tô Đình Bảng

Tại buổi làm việc, xã Thiệu Toán cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đối với các di tích,lịch sử văn hoá, cách mạng của xã Thiệu Toán. Có giải pháp hỗ trợ 2 gia đình đang ở tại nhà của ông Tô Đình Bảng và Lê Công Thanh đến nơi ở mới, bàn giao di tích để tiếp tục thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo và quản lý. Đề nghị huyện sớm đầu tư xây dựng cầu vào khu di tích lịch sử vì đã xuống cấp, chật hẹp ảnh hưởng đến việc đi lại, thăm quan di tích.

b-05.jpg

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Biện làm việc tại xã Thiệu Toán

b-06.jpg

Đồng chí Đỗ Ngọc Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ phát biểu tại buổi làm việc

b-07.jpg

Đại diện lãnh đạo xã Thiệu Toán tại buổi làm việc

Đại diện gia đình đồng chí Lê Công Thanh đề nghị tỉnh hỗ trợ tôn tạo lại phần mộ của đồng chí Lê Công Thanh; đề nghị Nhà nước dựng bia di tích lịch sử cách mạng nhà ông Lê Công Thanh.

b-08.jpg

Đại diện người thân gia đình đồng chí Lê Công Thanh

Sau khi nghe lãnh đạo xã Thiệu Toán đề xuất, kiến nghị và ý kiến gia đình ông Lê Công Thanh, đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện bày tỏ: Thiệu Toán nói riêng và Thiệu Hoá nói chung tự hào là quê hương có truyền thống cách mạng, nơi có những người chiến sĩ cộng sản kiên trung, những nếp nhà ghi dấu tích lịch sử của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

b-09.jpg

đồng chí Bí thư Huyện uỷ cùng đoàn kiểm tra thực tế tại Cụm di tích lịch sử cách mạng tại Thiệu Toán

Cán bộ và nhân dân Thiệu Hoá luôn biết ơn công lao, những đóng góp của đồng chí Lê Công Thanh và các đồng chí đối với lịch sử của đất nước, quê hương. Do đó, việc quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền nhằm giứ gìn và phát huy giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng, giáo dục lòng yêu nước của các thể hệ cha ông đi trước cho lớp lớp con cháu. Đối với những đề xuất, ý kiến của gia đình là chính đáng tuy nhiên phải phù hợp, đúng với quy định của luật di sản nhằm giữ gìn giá trị gốc của di tích. Đồng chí giao UBND huyện cần nghiên cứu, đề xuất với tỉnh để trùng tu, tôn tạo khôi phục,tái hiện lịch sử để xứng tầm với công lao đống góp của các đồng chí đối với quê hương, đất nước. Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế- Hạ tầng sớm triển khai các dự án thuộc khu di tích. Đối với xã Thiệu Toán, cùng với xây dựng NTM nâng cao cần ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình tại làng Mao Xá, xây dựng thôn đạt tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan