Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
388426

Các bậc Tiền bối cách mạng tiêu biểu của xã Thiệu Toán.

Đăng lúc: 26/10/2022 (GMT+7)
100%

Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp một số bậc “Tiền bối cách mạng tiêu biểu” đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước

I. Đồng chí Lê Công Thanh
800px-LeCongThanh_1900-1975.jpg

Lê Công Thanh sinh ngày 15/01/1900 tại làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân bậc trung, là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em.

Năm 1925-1926: Lê Công Thanh tham gia các phong trào thanh niên học sinh yêu nước đòi ân xá cụ Phân Bội Châu, để tang và làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh.

Năm 1926, ông gặpLê Hữu Lậpvà bắt đầu đi theo phong trào thanh niên cách mạng do Lê Hữu Lập truyền bá tư tưởng.

Tháng 4/1927, Tỉnh bộViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hộiđược thành lập tại Thanh Hóa với Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời có 3 ủy viên, Lê Công Thanh là ủy viên được phân công phụ trách các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân.

1. Hoạt động cách mạng giai đoạn 1929-1945

Tháng 8/1929, Lê Công Thanh thoát ly khỏi tỉnh Thanh Hóa do Tỉnh bộ bị lộ, nhiều đồng chí bị bắt giam, một số đồng chí bị truy nã. Ông sang Nam Định, gặp Khuất Duy Tiến (lúc này là Ủy viên Đảng bộĐông Dương Cộng sản Đảngtại Nam Định). Ông được kết nạp vào Đảng và phụ trách công tác tuyên huấn của Đảng bộ Nam Định với bí danh là Mai.

Tháng 10/1929, Lê Công Thanh được cử về Hà Nam để xây dựng Đảng bộ tỉnh.

Tháng 3/1930, Ông triệu tập đại biểu của các huyện về Lũng Xuyên tổ chức hội nghị để thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Nam và được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Hà Nam.

Tháng 10 /1930, Lê Công Thanh đi dự cuộc họp Xứ ủy Bắc Kỳ và được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách Hà Nam và Thái Bình, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Thời kỳ này, Ông đã trở thành cầu nối giữa Thanh Hóa với Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Lê Thế Long và Nguyễn Doãn Chấp hình thành các Chi bộ tại các huyện của Thanh Hóa. Kết quả, ngày 29/7/1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định của Xứ ủy Bắc Kỳ, Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo hội nghị và Lê Thế Long được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đến tháng 02/1932, Ông bị bắt tại Nam Định, bị kết án 15 năm tù, giam tại Hỏa Lò (Hà Nội) và Lao Bảo (Quảng Trị)

Tháng 7/1936 Lê Công Thanh được trả về và bị quản thúc tại quê nhà (làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tháng 01/1944, thầy giáo Lê Công Thanh bị bắt và giam tại nhà lao Thanh Hóa.

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, tất cả tù chính trị được trả tự do, Ông cũng được trả tự do trong dịp này.

2. Hoạt động sau Cách mạng Tháng tám năm 1945

Tháng 7/1946 đến tháng 12/1950: Ông làm Ủy viên và Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Thiệu Hóa, Bí thư chi bộ cơ quan văn phòng Ủy ban huyện.

Năm 1951: Ông làm Hội thẩm và Thẩm phán Tòa án huyện Thiệu Hóa.

Tháng 01/1952 đến tháng 12/1963: Ông làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Thiệu Hóa và Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Từ tháng 01/1964: Ông nghỉ hưu và tham gia các phong trào ở địa phương.

Ông mất ngày 01/6/1975 tại quê nhà, làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu hóa), tỉnh Thanh Hóa.


II. Đồng chí Lê Huy Toán

Đồng chí Lê Huy Toán quê xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa đồng chí còn có tên bí danh là Bản Bằng), sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, đồng chí Lê Huy Toán đã sớm giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.

Cuối tháng 3/1934, đưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Chủ - Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa, đồng chí được làm Bí thư Chi bộ Mao Xá - Cựu thôn. Ngày 20/4/1939, đồng chí Lê Huy Toán được tham gia hội nghị thành lập BCH Đảng bộ Phủ Thiệu Hóa.

Năm 1939 đồng chí đã hoạt động rất tích cực và cũng cố nhiều cơ sở Đảng ở Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành.

Trong thời kỳ phản đế cứu quốc (1940-1941), với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời, đồng chí Lê Huy Toán là một trong những cán bộ chủ chốt có nhiều đóng góp quan trọng đến việc xây dựng cũng cố tổ chức, cũng cố phong trào ở huyện và trong tỉnh.

Cuối tháng 9/1941, sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị vỡ, đồng chí Lê Huy Toán đã bị bắt và hy sinh tại nhà lao Thanh Hóa, cuộc đời cách mạng của đồng chí làm tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

(Lê Công Cường - tổng hợp, sưu tầm,đưa tin)

Các bậc Tiền bối cách mạng tiêu biểu của xã Thiệu Toán.

Đăng lúc: 26/10/2022 (GMT+7)
100%

Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp một số bậc “Tiền bối cách mạng tiêu biểu” đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước

I. Đồng chí Lê Công Thanh
800px-LeCongThanh_1900-1975.jpg

Lê Công Thanh sinh ngày 15/01/1900 tại làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân bậc trung, là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em.

Năm 1925-1926: Lê Công Thanh tham gia các phong trào thanh niên học sinh yêu nước đòi ân xá cụ Phân Bội Châu, để tang và làm lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh.

Năm 1926, ông gặpLê Hữu Lậpvà bắt đầu đi theo phong trào thanh niên cách mạng do Lê Hữu Lập truyền bá tư tưởng.

Tháng 4/1927, Tỉnh bộViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hộiđược thành lập tại Thanh Hóa với Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời có 3 ủy viên, Lê Công Thanh là ủy viên được phân công phụ trách các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân.

1. Hoạt động cách mạng giai đoạn 1929-1945

Tháng 8/1929, Lê Công Thanh thoát ly khỏi tỉnh Thanh Hóa do Tỉnh bộ bị lộ, nhiều đồng chí bị bắt giam, một số đồng chí bị truy nã. Ông sang Nam Định, gặp Khuất Duy Tiến (lúc này là Ủy viên Đảng bộĐông Dương Cộng sản Đảngtại Nam Định). Ông được kết nạp vào Đảng và phụ trách công tác tuyên huấn của Đảng bộ Nam Định với bí danh là Mai.

Tháng 10/1929, Lê Công Thanh được cử về Hà Nam để xây dựng Đảng bộ tỉnh.

Tháng 3/1930, Ông triệu tập đại biểu của các huyện về Lũng Xuyên tổ chức hội nghị để thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Nam và được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Hà Nam.

Tháng 10 /1930, Lê Công Thanh đi dự cuộc họp Xứ ủy Bắc Kỳ và được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách Hà Nam và Thái Bình, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Thời kỳ này, Ông đã trở thành cầu nối giữa Thanh Hóa với Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Lê Thế Long và Nguyễn Doãn Chấp hình thành các Chi bộ tại các huyện của Thanh Hóa. Kết quả, ngày 29/7/1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định của Xứ ủy Bắc Kỳ, Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo hội nghị và Lê Thế Long được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đến tháng 02/1932, Ông bị bắt tại Nam Định, bị kết án 15 năm tù, giam tại Hỏa Lò (Hà Nội) và Lao Bảo (Quảng Trị)

Tháng 7/1936 Lê Công Thanh được trả về và bị quản thúc tại quê nhà (làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tháng 01/1944, thầy giáo Lê Công Thanh bị bắt và giam tại nhà lao Thanh Hóa.

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, tất cả tù chính trị được trả tự do, Ông cũng được trả tự do trong dịp này.

2. Hoạt động sau Cách mạng Tháng tám năm 1945

Tháng 7/1946 đến tháng 12/1950: Ông làm Ủy viên và Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Thiệu Hóa, Bí thư chi bộ cơ quan văn phòng Ủy ban huyện.

Năm 1951: Ông làm Hội thẩm và Thẩm phán Tòa án huyện Thiệu Hóa.

Tháng 01/1952 đến tháng 12/1963: Ông làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Thiệu Hóa và Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Từ tháng 01/1964: Ông nghỉ hưu và tham gia các phong trào ở địa phương.

Ông mất ngày 01/6/1975 tại quê nhà, làng Mao Xá, tổng Xuân Lai, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Thiệu Toán, huyện Thiệu hóa), tỉnh Thanh Hóa.


II. Đồng chí Lê Huy Toán

Đồng chí Lê Huy Toán quê xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa đồng chí còn có tên bí danh là Bản Bằng), sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, đồng chí Lê Huy Toán đã sớm giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.

Cuối tháng 3/1934, đưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Chủ - Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa, đồng chí được làm Bí thư Chi bộ Mao Xá - Cựu thôn. Ngày 20/4/1939, đồng chí Lê Huy Toán được tham gia hội nghị thành lập BCH Đảng bộ Phủ Thiệu Hóa.

Năm 1939 đồng chí đã hoạt động rất tích cực và cũng cố nhiều cơ sở Đảng ở Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành.

Trong thời kỳ phản đế cứu quốc (1940-1941), với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời, đồng chí Lê Huy Toán là một trong những cán bộ chủ chốt có nhiều đóng góp quan trọng đến việc xây dựng cũng cố tổ chức, cũng cố phong trào ở huyện và trong tỉnh.

Cuối tháng 9/1941, sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị vỡ, đồng chí Lê Huy Toán đã bị bắt và hy sinh tại nhà lao Thanh Hóa, cuộc đời cách mạng của đồng chí làm tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

(Lê Công Cường - tổng hợp, sưu tầm,đưa tin)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT

Truyền Hình Thiệu Tóan